Câu hỏi:
Biểu thức F = 5x + 2y đạt GTLN bằng bao nhiêu trên miền đa giác không gạch chéo trong Hình 3?
A. 30;
B. 12;
C. 25;
D. 26.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Miền đa giác không gạch chéo trong Hình 3 có tọa độ các đỉnh là (0; 0), (0; 6), (4; 3), (5; 0).
Người ta chứng minh được rằng biểu thức F = 5x + 2y đạt GTLN tại các đỉnh của đa giác.
Ta có: F(0; 0) = 5 . 0 + 2 . 0 = 0
F(0; 6) = 5. 0 + 2 . 6 = 12
F(4; 3) = 5 . 4 + 2 . 3 = 26
F(5; 0) = 5 . 5 + 2. 0 = 25
Vì 0 < 12 < 25 < 26.
Vậy F đạt GTLN bằng 26 tại đỉnh có tọa độ (4; 3).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Câu hỏi:
Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. 2x2 + 3y > 4.
B. xy + x < 5.
C. 32x + 43y ≥ 6.
Đáp án chính xác
D. x + y3 ≤ 3.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Phương án A có x2 là hạng tử bậc 2.
Phương án B có xy là hạng tử bậc 2.
Phương án D có y3 là hạng tử bậc 3.
Phương án C có các hạng tử đều có bậc bằng 1.
Vậy ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các hệ bất phương trình sau, hệ bất phương trình nào là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
Câu hỏi:
Trong các hệ bất phương trình sau, hệ bất phương trình nào là hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn?
A. .
B. .
Đáp án chính xác
C. .
D. .
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Phương án A có y2 là hạng tử bậc 2.
Phương án C có y2 là hạng tử bậc 2.
Phương án D có xy là hạng tử bậc 2.
Phương án B có các hạng tử đều có bậc bằng 1.
Vậy ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm nào dưới đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x + 5y ≤ 10?
Câu hỏi:
Điểm nào dưới đây thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x + 5y ≤ 10?
A. (5; 2).
B. (-1; 4).
C. (2; 1).
Đáp án chính xác
D. (-5; 6).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Thay x = 4; y = 2 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . 4 + 5. 2 = 18 > 10 nên phương án A không thỏa mãn.
Thay x = -1; y = 4 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . (-1) + 5 . 4 = 18 > 10 nên phương án B không thỏa mãn.
Thay x = -5; y = 6 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . (-5) + 5 . 6 = 20 > 10 nên phương án D không thỏa mãn.
Thay x = 2; y = 1 vào biểu thức 2x + 5y ta được 2 . 2 + 5 . 1 = 9 < 10 nên phương án C đúng.
Vậy ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm nào dưới đây không thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x – 3y > 13?
Câu hỏi:
Điểm nào dưới đây không thuộc miền nghiệm của bất phương trình 2x 3y > 13?
A. (1; -5).
B. (2; -4).
C. (3; -3).
D. (8; 1).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Thay x = 1; y = -5 vào biểu thức 2x 3y ta được 2 . 1 3 . (-5) = 17 > 13 nên phương án A không thỏa mãn.
Thay x = 2; y = -4 vào biểu thức 2x 3y ta được 2 . 2 3 . (-4) = 16 > 13 nên phương án B không thỏa mãn.
Thay x = 3; y = -3 vào biểu thức 2x 3y ta được 2 . 3 3 . (-3) = 15 > 13 nên phương án C không thỏa mãn.
Thay x = 8; y = 1 vào thức 2x 3y ta được 2 . 8 3 . 1 = 13 nên phương án D đúng.
Vậy ta chọn phương án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho bất phương trình x + 2y ≤ 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Câu hỏi:
Cho bất phương trình x + 2y ≤ 3. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3 chứa gốc tọa độ.
Đáp án chính xác
B. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3 không chứa gốc tọa độ.
C. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = -3 chứa gốc tọa độ.
D. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = -3 không chứa gốc tọa độ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bất phương trình x + 2y ≤ 3 nên miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3.
Do đó đáp án C và D không thỏa mãn.
Thay x = 0; y = 0 vào biểu thức x + 2y ta được 0 + 2 . 0 = 0 < 3.
Suy ra miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ d: x + 2y = 3 chứa gốc tọa độ.
Vậy ta chọn phương án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====