Câu hỏi:
Lớp 10A có 27 học sinh tham gia ít nhất một trong hai câu lạc bộ bóng đá và cờ vua, trong đó có 19 học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá, 15 học sinh tham gia câu lạc bộ cờ vua.
a) Có bao nhiêu học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá mà không tham gia câu lạc bộ cờ vua?
Trả lời:
Ta có sơ đồ Venn sau:
a) Gọi A là tập hợp học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá, B là tập hợp học sinh tham gia câu lạc bộ cờ vua.
Khi đó n(A) = 19, n(B) = 15.
Tập hợp học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá mà không tham gia câu lạc bộ cờ vua là tập A\B hay chính là tập hợp (A∪B)\B.
⇒ n((A∪B)\B) = n(A∪B) – n(B) = 27 – 15 = 12.
Vậy số học sinh tham gia câu lạc bộ bóng đá mà không tham gia câu lạc bộ cờ vua là 12 học sinh.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tập hợp A = {x ∈ ℕ| x ≤ 4}. A là tập hợp nào sau đây?
Câu hỏi:
Cho tập hợp A = {x ∈ ℕ| x ≤ 4}. A là tập hợp nào sau đây?
A. {0; 1; 2; 3; 4};
Đáp án chính xác
B. (0; 4];
C. {0; 4};
D. {1; 2; 3; 4}.
Trả lời:
Đáp án đúng là A
Các phần tử thuộc tập hợp A là các số tự nhiên thỏa mãn bé hơn hoặc bằng 4. Do đó A = {0; 1; 2; 3; 4}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4}, B = {3; 4; 5; 6}. Tập hợp A∪B bằng:
Câu hỏi:
Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4}, B = {3; 4; 5; 6}. Tập hợp A∪B bằng:
A. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6};
Đáp án chính xác
B. {3; 4};
C. {0; 1; 2};
D. {5; 6}.
Trả lời:
Đáp án đúng là A
Tập hợp A∪B gồm các phần tử thuộc tập hợp A hoặc thuộc tập hợp B nên A∪B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4}, B = {3; 4; 5; 6}. Tập hợp A \ B bằng:
Câu hỏi:
Cho tập hợp A = {0; 1; 2; 3; 4}, B = {3; 4; 5; 6}. Tập hợp A \ B bằng:
A. {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6};
B. {3; 4};
C. {0; 1; 2};
Đáp án chính xác
D. {5; 6}.
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Tập hợp A\B gồm các phần tử thuộc tập hợp A không thuộc tập hợp B nên A\B = {0; 1; 2}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hai tập hợp A = (– 3; 3], B = ( – 2; +∞). Tập hợp A∩B bằng:
Câu hỏi:
Cho hai tập hợp A = (– 3; 3], B = ( – 2; +∞). Tập hợp A∩B bằng:
A. {– 1; 0; 1; 2; 3};
B. [– 2; 3];
C. ( – 2; 3];
Đáp án chính xác
D. (– 3; +∞).
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Ta có sơ đồ sau:
Tập hợp A∩B gồm các phần tử vừa thuộc tập hợp A vừa thuộc tập hợp B nên A∩B = ( – 2; 3].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tập hợp A = {x ∈ ℝ| x ≥ 2, x ≠ 5}. A là tập hợp nào sau đây?
Câu hỏi:
Cho tập hợp A = {x ∈ ℝ| x ≥ 2, x ≠ 5}. A là tập hợp nào sau đây?
A. (2; +∞)\{5};
B. [2; 5);
C. (2; 5);
D. [2; +∞)\{5}.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là D
Tập hợp A bao gồm các số thực thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng 2 và khác 5 nên A = [2; +∞)\{5}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====