Câu hỏi:
Cho đồ thị hàm số y = f(x) như Hình 8.
a) Trong các điểm có tọa độ (1; – 2), (0; 0), (2; – 1), điểm nào thuộc đồ thị hàm số? Điểm nào không thuộc đồ thị hàm số?
b) Xác định f(0); f(3).
c) Tìm điểm thuộc đồ thị hàm số có tung độ bằng 0.
Trả lời:
a) Xác định các điểm A(1; – 2), O(0; 0) và B(2; – 1) lên mặt phẳng tọa độ ở Hình 8:
Quan sát Hình ta thấy:
+ Đồ thị hàm số không đi qua điểm O(0; 0) nên điểm O(0; 0) không thuộc đồ thị hàm số y = f(x).
+ Đồ thị hàm số đi qua hai điểm A, B nên hai điểm A(1; – 2) và B(2; – 1) thuộc đồ thị hàm số y = f(x).
b) Ta có f(0) là giá trị của hàm số tại x = 0, mà theo đồ thị ta thấy x = 0 thì y = – 1 (do điểm có tọa độ (0; – 1) thuộc đồ thị hàm số) nên f(0) = – 1.
Lại có f(3) là giá trị của hàm số tại x = 3, quan sát đồ thị ta thấy x = 3 thì y = 0 (do điểm có tọa độ (3; 0) thuộc đồ thị hàm số) nên f(3) = 0.
Vậy f(0) = – 1; f(3) = 0.
c) Điểm thuộc đồ thị có tung độ bằng 0 hay y = 0 chính là điểm có tọa độ (3; 0).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Làm thế nào để mô tả được mối liên hệ giữa thời gian t và quãng đường đi được S của vật rơi tự do? Làm thế nào để có được hình ảnh hình học minh họa mối liên hệ giữa hai đại lượng đó?
Câu hỏi:
Làm thế nào để mô tả được mối liên hệ giữa thời gian t và quãng đường đi được S của vật rơi tự do? Làm thế nào để có được hình ảnh hình học minh họa mối liên hệ giữa hai đại lượng đó?
Trả lời:
Công thức tính quãng đường S (m) của vật rơi tự do theo thời gian t (s) là: S = gt2, trong đó g là gia tốc rơi tự do, g ≈ 9,8 m/s2.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong bài toán ở phần mở đầu, ta đã biết công thức tính quãng đường đi được S (m) của vật rơi tự do theo thời gian t(s) là:
S = 12gt2, trong đó g là gia tốc rơi tự do, g ≈ 9,8 m/s2.
a) Với mỗi giá trị t = 1, t = 2, tính giá trị tương ứng của S.
b) Với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị tương ứng của S?
Câu hỏi:
Trong bài toán ở phần mở đầu, ta đã biết công thức tính quãng đường đi được S (m) của vật rơi tự do theo thời gian t(s) là:
S = gt2, trong đó g là gia tốc rơi tự do, g ≈ 9,8 m/s2.
a) Với mỗi giá trị t = 1, t = 2, tính giá trị tương ứng của S.
b) Với mỗi giá trị của t có bao nhiêu giá trị tương ứng của S?Trả lời:
Ta có g ≈ 9,8 m/s2 nên S = gt2 =
a) Với t = 1, thay vào (1) ta có: S = 4,9 . 12 = 4,9 (m).
Với t = 2, thay vào (1) ta có: S = 4,9 . 22 = 19,6 (m).
Vậy t = 1 s thì S = 4,9 m, t = 2 s thì S = 19,6 m.
b) Với mỗi giá trị của t, có một giá trị tương ứng của S.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Để xây dựng phương án kinh doanh cho một loại sản phẩm, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận y (đồng) theo công thức sau: y = – 200×2 + 92 000x – 8 400 000, trong đó x là số sản phẩm loại đó được bán ra.
a) Với mỗi giá trị x = 100, x = 200, tính giá trị tương ứng của y.
b) Với mỗi giá trị của x có bao nhiêu giá trị tương ứng của y?
Câu hỏi:
Để xây dựng phương án kinh doanh cho một loại sản phẩm, doanh nghiệp tính toán lợi nhuận y (đồng) theo công thức sau: y = – 200×2 + 92 000x – 8 400 000, trong đó x là số sản phẩm loại đó được bán ra.
a) Với mỗi giá trị x = 100, x = 200, tính giá trị tương ứng của y.
b) Với mỗi giá trị của x có bao nhiêu giá trị tương ứng của y?Trả lời:
a) Ta có: y = – 200×2 + 92 000x – 8 400 000 (1)
Thay x = 100 vào (1) ta được: y = – 200 . 1002 + 92 000 . 100 – 8 400 000 = – 1 200 000
Thay x = 200 vào (1) ta được: y = – 200 . 2002 + 92 000 . 200 – 8 400 000 = 2 000 000.
Vậy x = 100 thì y = – 1 200 000 và x = 200 thì y = 2 000 000.
b) Với mỗi giá trị của x, có một giá trị tương ứng của y.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong y học một người cân nặng 60kg chạy với tốc độ 6,5 km /h thì lượng ca-lo tiêu thụ được tính theo công thức: c = 4,7t (Nguồn: https://icarre.vn), trong đó thời gian t được tính theo phút. Hỏi c có phải là hàm số của t không? Vì sao?
Câu hỏi:
Trong y học một người cân nặng 60kg chạy với tốc độ 6,5 km /h thì lượng ca-lo tiêu thụ được tính theo công thức: c = 4,7t (Nguồn: https://icarre.vn), trong đó thời gian t được tính theo phút. Hỏi c có phải là hàm số của t không? Vì sao?
Trả lời:
Ta có c là hàm số của t vì mỗi giá trị của t chỉ cho đúng một giá trị của c.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hai hàm số y = 2x + 1 (1) và y=x−2 (2).
a) Nêu biểu thức xác định mỗi hàm số trên.
b) Tìm x sao cho mỗi biểu thức trên có nghĩa.
Câu hỏi:
Cho hai hàm số y = 2x + 1 (1) và (2).
a) Nêu biểu thức xác định mỗi hàm số trên.
b) Tìm x sao cho mỗi biểu thức trên có nghĩa.Trả lời:
a) Biểu thức xác định hàm số (1) là 2x + 1.
Biểu thức xác định hàm số (2) là .
b) Biểu thức 2x + 1 có nghĩa với mọi .
Biểu thức có nghĩa khi x – 2 ≥ 0 ⇔ x ≥ 2.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====