Soạn bài Bức thư tưởng tượng
Nội dung chính: Câu chuyện kể về nhân vật tôi viết một bức thư nhưng bức thư ấy được giấu kín. Qua đó thể hiện niềm tự hào, mong muốn khao khát, yêu thương, được sống trong một gia đình hạnh phúc.
* Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Một trong những yếu tố quyết định đường đời của nhân vật “tôi” là gì?
Trả lời:
Một trong những yếu tố quyết định đường đời của tôi là một quyển sách. Quyển sách ấy là phần thưởng tôi nhận được hồi học lớp Nhì trường Tiểu học Chợ Quán. Quyển sách tựa là Lê Grăng Cơ (Les Grands Coeurs), tác giả là Ét-mông-đô Đơ A-mi-xi (Edmondo De Amicis), được Hà Mai Anh dịch là Tâm hồn cao thượng.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhân vật “tôi” đã bộc lộ nỗi niềm gì đối với người cha trong bức thư tưởng tượng?
Trả lời:
Nhân vật “tôi” đã bộc lộ nỗi niềm:
+ niềm tự hào, mong muốn được quan tâm, thấu hiểu.
+ khao khát được yêu thương, được sống trong một gia đình hạnh phúc.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, vì sao tác giả lại “viết nó và giấu kín, để chỉ một mình tôi đọc”?
Trả lời:
Theo em, tác giả lại viết nó và giấu kín, để chỉ một mình tôi đọc vì:
+ đó là nỗi niềm riêng tư.
+ cũng có thể là nỗi sợ hãi và tự ti, mong muốn được thấu hiểu, giữ gìn hình ảnh người cha hoàn hảo.
Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em có thường xuyên chia sẻ suy nghĩ, tình cảm với người thân hay không? Nếu có, em chia sẻ bằng cách nào?
Trả lời:
– Em thường suy nghĩ và tình cảm với người thân.
– Em thường chia sẻ bằng cách trò chuyện trực tiếp, gửi tin nhắn, hoặc chia sẻ qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, hoặc Instagram. Chia sẻ suy nghĩ và tình cảm giúp em gắn kết và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với người thân yêu.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Hai chữ nước nhà
Bức thư tưởng tượng
Thực hành tiếng Việt trang 74
Tì bà hành
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống