Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1
I. Đọc
Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/đọc diễn cảm?
Trả lời:
– Ngôn ngữ thơ có đặc điểm: hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối…
– Khi đọc thơ, việc đọc thành tiếng giúp chúng ta hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về nghệ thuật và ý nghĩa của bài thơ. Thông qua âm điệu, ngôn từ và hình ảnh, việc đọc thành tiếng giúp chúng ta tận hưởng và truyền đạt đúng cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nội dung dưới đây đề cập đến cách trình bày thông tin nào trong văn bản thông tin?
Thông tin trong văn bản được tổ chức theo cấu trúc: 1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; 2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.
A. cách trình bày thông tin theo trình tự không gian
B. cách trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin
C. cách trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả
D. cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại
Trả lời:
Đáp án đúng là: D. Cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại
Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống trong nhận định dưới đây:
Nhân vật trong …. có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ. Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét kì dị khác thường; nếu nhân vật là thần linh, ma, quý, họ thường được nhân hóá, mang hình ảnh, tính cách của con người.
A. truyện thơ Nôm
B. truyện lịch sử
C. truyện truyền kì
D. truyện cười
Trả lời
Đáp án đúng là: C. Truyện truyền kì
Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ bảng sau vào vở và sắp xếp tên của các văn bản đã học ở học kì I vào bảng (nếu có):
Các bộ phận của văn học Việt Nam |
Tên văn bản đã học ở học kì 1 |
|
Văn học dân gian |
|
|
Văn học viết |
Văn học chữ Hán |
|
Văn học chữ Nôm |
|
|
Văn học chữ Quốc ngữ |
|
Trả lời:
Các bộ phận của văn học Việt Nam |
Tên văn bản đã học ở học kì 1 |
|
Văn học dân gian |
|
|
Văn học viết |
Văn học chữ Hán |
– Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông) – Dế chọi (Bồ Tùng Linh) |
Văn học chữ Nôm |
– Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) – Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Nguyễn Đình Chiểu) – Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du) |
|
Văn học chữ Quốc ngữ |
– Quê hương (Tế Hanh) – Bếp lửa (Bằng Việt) – Vẻ đẹp của Sông Đà (Nguyễn Tuân) – Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) – Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” (Chu Văn Sơn) – Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) – Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quý) – Vườn Quốc gia Cúc Phương – Ngọ Môn – Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận – Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn – Sơn Tinh, Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp) – Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát) |
Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điền vào cột A tên của thể loại/ kiểu văn bản có đặc điểm tương ứng được miêu tả ở cột B (làm vào vở):
A (thể loại/ kiểu văn bản) |
B (đặc điểm) |
…………… |
a. Là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả |
…………… |
b. Là thể lọa văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường. |
…………… |
c. Là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. |
…………… |
d. Là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản. |
…………… |
đ. Là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt, có vần, nhịp thanh điệu, đối… |
…………… |
e. Là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời. |
Trả lời:
A (thể loại/ kiểu văn bản) |
B (đặc điểm) |
Truyện thơ Nôm |
a. Là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả |
Truyện truyền kì |
b. Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường. |
Văn bản thông tin |
c. Là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử. |
Văn bản nghị luận |
d. Là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản. |
Thơ |
đ. Là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt, có vần, nhịp thanh điệu, đối… |
Văn bản thông tin |
e. Là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời. |
Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đểm giống nhau và khác nhau giữa thể loại truyện truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở):
Nội dung so sánh |
Truyện truyền kì |
Truyện thơ Nôm |
Điểm giống nhau |
|
|
Điểm khác nhau |
|
|
Trả lời:
Nội dung so sánh |
Truyện truyền kì |
Truyện thơ Nôm |
Điểm giống nhau |
Đều phản ánh đời sống xã hội và con người, thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả. Đều miêu tả cuộc đời nhân vật, tính cách nhân vật thông qua cốt truyện với chuỗi các biến cô, sự kiện nổi bật. |
|
Điểm khác nhau |
Truyện truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Ớ Việt Nam, truyện truyền kì được viết bằng chữ Hán, phát triển mạnh ở thế kỉ XVI – XVII. – Cốt truyện trong truyện truyền kì: Truyện truyền kì thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóá những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện. – Nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,… Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét đặc biệt nào đó; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường mang hình ảnh, tính cách của con người. |
Truyện thơ Nôm là thể loại tự sự bằng văn vần và viết bằng chữ Nôm, ra đời từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh vào cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX.
– Cốt truyện của truyện thơ Nôm thường theo một trong hai mô hình: gặp gõ (hội ngộ) – tai biến (lưu lạc) – đoàn tụ (đoàn viên), hoặc mô hình nhân – quả
– Nhân vật của truyện thơ Nôm thường chia thành hại tuyến: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, bảo thủ). |
Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dựa trên những gì học được từ văn bản Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Bài học |
Tên văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Một số nét đặc sắc |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
1 |
Mùa xuân nho nhỏ |
|
|
|
|
2 |
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
|
|
|
|
3 |
Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn. |
|
|
|
|
4 |
Dế chọi |
|
|
|
|
5 |
Tiếng đàn giải oan |
|
|
|
|
Trả lời:
Bài học |
Tên văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Một số nét đặc sắc |
|
Nội dung |
Hình thức |
||||
1 |
Mùa xuân nho nhỏ |
Thanh Hải |
Thơ |
Bài thơ là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
|
Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng |
2 |
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
Vũ Dương Quý |
Văn nghị luận |
Đánh giá đặc sắc của bài Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương). Mượn hình ảnh bánh trôi để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ họ bị coi thường về giá trị, không được đi học, đối xử bất công, luôn luôn chịu thiệt thòi. |
– Sử dụng luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí, thuyết phục. – Có sự kết hợp thông tin khách quan và ý kiến chủ quan. |
3 |
Cột cờ Thủ Ngữ – di tích cổ bên sông Sài Gòn. |
Ngô Nam |
Văn bản thông tin |
Cung cấp thông tin chi tiết về cột cờ Thủ Ngữ để mọi người hiểu rõ hơn về việc tại sao lại có cột cờ, ý nghĩa lịch sử của di tích mang lại.
|
Sử dụng nhan đề, đề mục, sa-pô, hình ảnh minh hoạ, các kĩ thuật in ấn (in ngiêng, in đậm,…) để giúp thông tin đến với người đọc rõ ràng, cụ thể hơn. |
4 |
Dế chọi |
Bồ Tùng Linh |
Truyện truyền kì |
Truyện chỉ viết về một gia đình cụ thể là gia đình Thành nhưng với những tình huống may rủi xen kẽ cùng với chi tiết kì ảo đã để lại những ấn tượng khó quên vì những diễn biến bất ngờ và thú vị. Tạo nên tính chất li kì đầy chất quái dị nhưng không kém phần hấp dẫn. Từ đó làm nổi bật lên giá trị hiện thực về một xã hội tàn bạo, đè nén gây ra bao đau thương cho người dân hiền lành lương thiện. Đồng thời thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận người dân không quyền không thế. |
Sử dụng các yếu tố kì ảo. Không gia, thời gian, bối cảnh đan xen linh hoạt, độc đáo. Cốt truyện hấp dẫn. |
5 |
Tiếng đàn giải oan |
Khuyết danh |
Truyện thơ Nôm |
Đoạn trích trên, mượn hình ảnh cây đàn thần, vạch tội kẻ xấu, kẻ bất nhân. Qua đó thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân ta về đạo đức, công lí xã hội, lí tưởng nhân đạo, lòng yêu chuộng hoà bình, ước mơ và chân lí về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
|
cốt truyện Thạch Sanh thuộc mô hình nhân quả, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Sự kiện được kể sắp xếp theo trình tự khoa học, hợp lí, hấp dẫn. Sử dụng hình ảnh thần kì. |
Câu 8 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở):
Loại văn bản |
Bài học kinh nghiệm |
Văn bản nghị luận |
|
Văn bản thông tin |
|
Trả lời:
Loại văn bản |
Bài học kinh nghiệm |
Văn bản nghị luận |
– Lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận: + Nắm được luận đề (vấn đề chủ yếu đưa ra để bàn luận). + Tiếp đó, nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và luận chứng. + Bố cục của bài văn nghị luận luôn chặt chẽ, mạch lạc, các phần nối kết với nhau theo một trình tự lô-gíc không thể tách rời hay đảo ngược vị trí. + Các lí lẽ luôn đi kèm bằng chứng cụ thể nên có sức thuyết phục cao, không thể bác bỏ. + Quan điểm, thái độ của người viết. |
Văn bản thông tin |
Những lưu ý khi đọc văn bản thông tin: + Hiểu rõ mục đích của văn bản. + Xác định được cấu trúc của văn bản. + Hiểu những từ ngữ, cách triển khai phù hợp. + Hiểu được ý nghĩa văn bản muốn truyền tải đến bạn độc. + Xác định yếu tố phi ngôn ngữ và tác dụng của chúng trong văn bản. |
II. Tiếng Việt
Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì 1 và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Bài |
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 |
Ví dụ |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
… |
|
|
Trả lời:
Bài |
Kiến thức tiếng Việt trong học kì 1 |
Ví dụ |
1 |
– Biện pháp chơi chữ: biện pháp tu từ sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản. – Điệp thanh: là biện pháp tu từ lặp lại thanh điệu(thường là thanh bằng hay thanh trắc) nhằm mục đích tạo nên nhạc tính, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho văn bản. – Điệp vần: là biện pháp tu từ lặp lại những âm tiết có vần giống nhau nhằm mục đích làm tắng sức biểu cảm và nhạc tính cho văn bản. |
– Ruồi đậu mâm xôi đậu. – Khí trời quanh tôi làm bằng lơ Khí trời quanh tôi làm bằng thơ. (Xuân Diệu, Nhị hồ) Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời. (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) |
2 |
Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm,…), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản. |
Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. |
3 |
Phương tiện phi ngôn ngữ Trong văn bản thông tin, người viết thường sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu, bản đồ,…) để trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật những thông tin quan trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, phương tiện phi ngôn ngữ có thể cung cấp thêm thông tin về đối tượng chưa được thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. |
Ví dụ, sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa trong hình sau đã cung cấp thông tin chi tiết về kiến trúc của thành Cổ Loa một cách trực quan, ngắn gọn; làm nổi bật thông tin quan trọng “thành Cổ Loa là một phòng tuyến bảo vệ kiên cố, không thể đánh từ ngoài vào”; cung cấp thêm thông tin chưa được trình bày bằng phương tiện ngôn ngữ (vị trí của những đình, chùa, đền, xóm làng và cầu trong thành Cổ Loa). Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa |
4 |
* Lời đối thoại và độc thoại – Lời đối thoại trong văn bản truyện là lời thoại giữa các nhân vật, thể hiện nội dung giao tiếp của họ trong sự luân phiên (người nói và người nghe) đổi vai cho nhau. – Lời độc thoại trong văn bản truyện là lời nhân vật tự nói với mình, thường dưới dạng lời nói thầm trong đầu (độc thoại nội tâm).
* Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu Trong giao tiếp, tuỳ vào tình huống cụ thể, ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của một người nào đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp. Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của một người/ một nhân vật. Phần dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. |
– Ví dụ đối thoại: Mẹ tôi nói: – Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường. – Vâng. – Ví dụ độc thoại: Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: – Hà nắng gớm, về nào…. (Làng – Kim Lân) – Ví dụ độc thoại nội tâm: Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… (Làng – Kim Lân) – Ví dụ về lời dẫn trực tiếp: Người nói: “Tôi rất thích phim mới của đạo diễn nổi tiếng này, nó thật tuyệt vời và đầy cảm xúc.” Lời dẫn gián tiếp: Người nói cho biết rằng ông ta rất thích phim mới của đạo diễn nổi tiếng và cho rằng nó đầy cảm xúc. |
5 |
Điển tích, điển cố được hiểu là sự việc, câu chữ trong sách xưa, được dẫn lại một cách cô đúc trong tác phẩm văn học. |
“Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” “Bể dâu” là biến thể của điển cố nguyên gốc “thương hải tang điền”, chỉ sự thay đổi của cuộc đời. |
Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:
Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
– Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rấy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc My Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, la chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)
Trả lời:
– Các điển tích, điển cố: ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ
– Tác dụng của các điển tích trên: Ca ngợi tấm lòng chung thủy, son sắt của Vũ Nương. Sống thì nuôi con chờ chồng, chết vẫn giữ lòng trong sáng, thủy chung, trước sau như một.
Câu 3 (trang 151, 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:
a.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b.
Hồng quân với khách hồng quần,
Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Trả lời:
a.
– Chơi chữ: tài – tai
– Tác dụng: nhằm đưa ra một triết lí, một quy luật của cuộc sống: người tài hoa thường bạc mệnh, thuyết tài mệnh tương đố.
b.
– Chơi chữ: quân – quần.
– Tác dụng: diễn tả số phận cay chua, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ.
III. Viết
Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì 1 bằng cách hoàn thành vào bảng sau:
Kiểu bài |
Yêu cầu |
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ |
|
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó |
|
Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. |
|
Trả lời:
Kiểu bài |
Yêu cầu |
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ |
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ: • Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ. • Cấu trúc gồm ba phần: – Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề). – Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. – Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. |
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó |
Yêu cầu đối với kiểu văn bản: • Về nội dung: phân tích được nội dung chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung. • Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản. • Bố cục bài viết cần đảm bảo: – Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tac giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. – Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm. – Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của bản thân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm. |
Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
– Mở đầu: nêu tên và giới thiệu khái về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. – Nội dung chính: trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (vị trí toạ lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị lịch sử, văn hoa; cách thức tham quan;…). – Kết thúc: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, đưa ra lời mời tham quan (nếu cần). – Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim,…) để tăng sự hấp dẫn cho bài nói. |
Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. |
Yêu cầu đối với kiểu văn bản: • Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục. • Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi sâu, nắn lại chủ để, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ:…) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật, cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm;…). ‘• Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. • Bố cục truyện kể gồm các phần: – Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể. – Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí, thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện. – Kết thúc truyện: phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tuỳ trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể). |
Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau về kiểu bài sau: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 2 và bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 5.
Trả lời:
|
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật |
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật |
Giống nhau |
– Đều thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó, người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm. – Về nội dung: phân tích được chủ đề, tác dụng của hững nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung. – Về hình thức: lập luận chặt chữ, bằng chứng đáng tin cậy từ tác phảm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản. – Bố cục đảm bảo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. |
|
Khác nhau |
Đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở: cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết, nghệ thuật,… |
Đặc sắc nghệ thuật của truyện thơ được thể hiện ở: cốt truyện, nhân vật, lời thoại, điển tích, điển cố,… Ngoài ra, người viết cần lưu ý về bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội mà tác phẩm được viết. |
IV. Nói và nghe
Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý những gì?
Trả lời:
Để thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống, chúng ta cần lưu ý:
– Xác định rõ vấn đề cần thảo luận.
– Bao quát được diễn biến của cuộc thảo luận (những ý kiến đã nêu, những điều đã được làm rõ, những điều cần được trao đổi thêm…).
– Thể hiện được thái độ tán thành hay phản đối trước những ý kiến đã phát biểu.
– Nêu được quan điểm, nhận định của bản thân về vấn đề (góc nhìn riêng và những phân tích, đánh giá cụ thể).
– Tôn trọng người đối thoại để cùng tìm tiếng nói chung về vấn đề.
Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói khi thực hiện các yêu cầu thực hành về nói và nghe ở Bài 3 và Bài 4.
Trả lời:
Để chuyển nội dung bài viết thành bài nói, em có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây:
– Đọc và hiểu rõ nội dung bài viết: Trước khi chuyển thành bài nói, em cần đọc và hiểu rõ nội dung bài viết. Điều này giúp em có cái nhìn tổng quan về chủ đề và các ý chính trong bài.
– Tóm tắt và lược bỏ thông tin không cần thiết: Sau khi hiểu rõ nội dung, em có thể tóm tắt và lược bỏ những thông tin không cần thiết để tạo nên một bài nói ngắn gọn và súc tích.
– Xác định cấu trúc bài nói: Trước khi bắt đầu nói, em nên xác định cấu trúc bài nói, bao gồm phần giới thiệu, phần chính và phần kết luận. Điều này giúp em tổ chức ý tưởng một cách logic và dễ hiểu.
– Sử dụng ngôn ngữ phù hợp: Khi chuyển nội dung thành bài nói, em cần sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng nghe. Tránh sử dụng các thuật ngữ phức tạp và cố gắng diễn đạt một cách rõ ràng và dễ hiểu.
– Luyện tập và tự tin: Cuối cùng, em cần luyện tập và tự tin khi thực hiện bài nói. Luyện tập giúp em cải thiện khả năng diễn đạt và tự tin giúp em truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả.
Câu 3 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chia sẻ một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.
Trả lời:
Để có kỹ năng nghe tốt và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, bạn có thể áp dụng những kinh nghiệm sau:
– Lắng nghe chân thành: Hãy lắng nghe một cách chân thành và tập trung vào người nói. Đặt sự chú ý vào nội dung của ý kiến và cố gắng hiểu rõ ý đồ của người đó.
– Phân tích logic: Hãy phân tích logic của ý kiến bằng cách xem xét các lập luận và bằng chứng mà người đó đưa ra. Kiểm tra tính hợp lý và mạch lạc của lập luận để đánh giá tính thuyết phục của ý kiến.
– Đặt câu hỏi phụ: Sau khi người nói hoàn thành ý kiến của mình, bạn có thể đặt câu hỏi phụ để yêu cầu giải thích hoặc mở rộng ý kiến của họ. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về quan điểm của người đó và đánh giá tính thuyết phục của ý kiến.
– Tìm hiểu thêm thông tin: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đánh giá tính thuyết phục của một ý kiến, hãy tìm hiểu thêm thông tin về chủ đề đó. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn và đưa ra nhận xét chính xác hơn.
– Tôn trọng ý kiến của người khác: Dù bạn đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của người khác, hãy luôn tôn trọng quan điểm của họ. Tránh tranh luận và thể hiện sự tôn trọng và sự lắng nghe.
Câu 4 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm thế nào để kể lại một câu chuyện tưởng tượng cho hấp dẫn, thu hút người nghe?
Trả lời:
Để kể lại một câu chuyện tưởng tượng hấp dẫn, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc sau đây:
– Xây dựng một thế giới tưởng tượng độc đáo: Tạo ra một thế giới mới với các yếu tố đặc biệt, như những sinh vật kỳ lạ, năng lực siêu phàm, hoặc vùng đất huyền bí. Điều này sẽ thu hút sự tò mò của người nghe.
– Tạo nhân vật độc đáo và đa chiều: Tạo ra những nhân vật có tính cách, mục tiêu và mâu thuẫn riêng. Hãy đảm bảo rằng người nghe có thể đồng cảm và quan tâm đến hành trình của nhân vật chính.
– Xây dựng một câu chuyện có cấu trúc rõ ràng: Bắt đầu từ một tình huống khó khăn hoặc một sự kiện quan trọng, sau đó phát triển câu chuyện thông qua các mốc quan trọng và đạt đến một đỉnh cao hấp dẫn. Cuối cùng, đưa ra một kết thúc thỏa đáng và gây ấn tượng.
– Sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và mô tả sống động: Sử dụng từ ngữ và câu văn sáng tạo để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ và sống động trong tâm trí người nghe. Điều này giúp họ hòa mình vào câu chuyện và tưởng tượng được những cảnh vật và cảm xúc.
– Tạo bất ngờ và kích thích trí tưởng tượng: Đặt nhân vật chính vào những tình huống đầy thách thức và đối mặt với những khó khăn không ngờ. Điều này giúp tạo ra sự kích thích và tò mò cho người nghe.
Câu 5 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ghi lại một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn.
Trả lời:
Để đặt câu hỏi phỏng vấn hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau:
– Chuẩn bị trước: Nghiên cứu về người được phỏng vấn và chủ đề của cuộc phỏng vấn để có kiến thức cơ bản.
– Đặt câu hỏi mở: Sử dụng câu hỏi mở để khám phá ý kiến và suy nghĩ của người được phỏng vấn. Ví dụ: “Bạn có thể chia sẻ về kinh nghiệm làm việc của mình không?”
– Tránh câu hỏi đơn giản: Đặt câu hỏi mà người được phỏng vấn không thể trả lời bằng “có” hoặc “không”. Thay vào đó, hãy tạo ra những câu hỏi mở để khám phá sâu hơn về ý kiến và suy nghĩ của họ.
– Lắng nghe chân thành: Hãy lắng nghe kỹ và tạo không gian cho người được phỏng vấn để chia sẻ ý kiến của mình một cách tự do.
– Đặt câu hỏi phụ: Sau khi người được phỏng vấn trả lời một câu hỏi, bạn có thể đặt câu hỏi phụ để yêu cầu giải thích hoặc mở rộng ý kiến của họ.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 138
Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh)
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học .
Thực hiện cuộc phỏng vấn
Ôn tập trang 148
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1