Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây
Tóm tắt tài liệu
Tuyển tập đề thi học kì II môn Toán lớp 7
Trường THCS An Hòa
Môn: Toán 7
( Đề thi gồm 2 trang)
( Thời gian làm bài 90 phút)
A. Trắc nghiệm (3 điểm)
Hãy khoanh trong chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1: Theo dõi thời gian làm một bài toán ( tính bằng phút ) của 40 HS, thầy giáo lập được bảng sau :
Thời gian(x) |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
|
Tần số (n) |
6 |
3 |
4 |
2 |
8 |
5 |
5 |
6 |
1 |
N=40 |
a. Số các giá trị của dấu hiệu là :
A. 12
B. 40
C. 9
D. 8
b. Tần số 3 là của giá trị:
A. 9
B. 10
C. 5
D. 3
Câu 2.Biểu thức biểu thị tổng của a và b bình phương là:
A. a +b2
B. a2+b2
C. a2+b
D. (a+b)2
Câu 3. Giá trị của biểu thức 2x3y – 4y2+1 tại x = – 2 ; y= – 1 là:
A. -13
B. 13
C. 19
D. -19
Câu 4. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức ?
A. \(\frac{{{x^2}}}{y}\)
B. \(\frac{1}{3}x{y^3}\)
C. x + y
D. 1 – x
Câu 5. Đơn thức đồng dạng với đơn thức 5x2y là:
A. 5xy2
B. \(\frac{{ – 2}}{{3x}} + x – 1\)
C. x2y2
D.5(xy)2
Câu 6. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đa thức?
A. 3x2 – 5xy + 2
B. \[\frac{{ – 2}}{{3x}} + x – 1\]
C. \(x{y^2} – 1 + \frac{3}{{{y^2}}}\)
D. \({x^2}y + \frac{a}{x}\)
Câu 7. Đa thức A(x) = 5x3 – 3x4 +4x – 5x3 +3x4 +1 có bậc thu gọn là:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 0
Câu 8. Kết quả đúng của phép tính (x2+3x – 4)+(2x2+x+4) là:
A. 3x2+4x – 8
B. 2x2+3x
C. 3x2+3x
D.3x2+4x
Câu 9. Số nào sau đây là nghiệm của đa thức: P(x) = 2x + \(\frac{1}{2}\)?
A. \(x = \frac{1}{4}\)
B. \(x = – \frac{1}{4}\)
C. \(x = \frac{1}{2}\)
D. \(x = – \frac{1}{2}\)
Câu 10. Cho \(\Delta ABC\)cân tại A có AB = 5cm thì độ dài cạnh AC bằng :
A. 3cm
B. 4cm
C. 5cm
D.6cm
Câu 11. Trong các bộ ba sau, bộ ba nào là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông :
A. 1cm,2cm,3cm
B. 2cm,2cm,4cm
C. 6cm,8cm,10cm
Câu 12. Cho tam giác ABC, AB > AC > BC . Ta có
A. \(\widehat C > \widehat B > \widehat A\)
B. \(\widehat B > \widehat C > \widehat A\)
C. \(\widehat A > \widehat B > \widehat C\)
D. \(\widehat A > \widehat C > \widehat B\)
Câu 13. Cho hình 1. Biết MN < MP. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. NH > HP
B. NH = HP
C. NH < HP
D. NH > MN
Câu 14. Bộ ba đoạn thẳng nào sau đây có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác:
A.1cm, 2cm, 1cm
B. 1cm, 2cm, 2cm
C. 5cm, 6cm, 11cm
D. 3cm, 4cm, 7cm
B.Tự luận ( 7 điểm).
Bài 1 (1,0 điểm): Số cân nặng (kg) của 20 học sinh trong một lớp được ghi trong bảng sau:
32 |
36 |
30 |
32 |
32 |
36 |
28 |
30 |
31 |
32 |
32 |
30 |
32 |
31 |
31 |
33 |
28 |
31 |
31 |
28 |
a. Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì? Hãy lập bảng tần số .
b. Tính số trung bình cộng của dấu hiệu và tìm mốt của dấu hiệu.
Bài 2 (1,0 điểm)
Cho \(A = (\frac{3}{4}{x^2}yz).(\frac{{ – 8}}{9}{x^2}{y^3}x)\)
a. Thu gọn A
b. Tìm phần biến và bậc của A .Tính giá trị của A tại x=1 ; y = -1 ; z = 3
Bài 3 (1,0 điểm)
Cho hai đa thức :
P(x) =5x3 – 3x +7 và Q(x) = – 5x3 +2x – 3 +2x – x2 – 2
a. Thu gọn hai đa thức P(x) và Q(x).Tìm đa thức M(x) = P(x) + Q(x)
b. Tìm nghiệm của đa thức M(x).
Bài 4 (3,0 điểm)
Cho góc nhọn xOy.Trên tia Ox lấy điểm A (\(A \ne O\)); trên tia Oy lấy điểm B
(\(B \ne O\)) sao cho OA = OB. Kẻ \(AC \bot Oy(C \in Oy);BD \bot {\rm{Ox(D}} \in {\rm{Ox)}}\).Gọi I là giao điểm của AC và BD.
a. Chứng minh \(\Delta AOC = \Delta BOD\)
b. Chứng minh \(\Delta AIB\)cân
c. So sánh IC và IA
Bài 5. ( 1,0 điểm)
Cho đa thức P(x) = ax2+bx+x
a) Tính P(-1), P(-2)
b) Cho 5a – 3b + 2c = 0.Chứng tỏ rằng \(P( – 1)P( – 2) \le 0\)
-Hết-
Đáp án đề KSCL học kì II
Trường THCS An Hòa
Môn: Toán 7
A. Trắc Nghiệm: (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,2 điểm
Câu |
1a |
1b |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
B |
C |
A |
B |
B |
B |
A |
C |
D |
B |
C |
C |
A |
C |
B |
B. Tự luận: (7 điểm)
Bài |
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||||||
1 (1,0 điểm) |
a)0,5 điểm |
|
|||||||||||||||
Dấu hiệu: Số cân nặng (kg) của mỗi HS trong 20 HS của một lớp |
0,25 |
||||||||||||||||
Lập bảng tần số:
|
0,25 |
||||||||||||||||
b) 0,5 điểm |
|
||||||||||||||||
\(\overline X \)= (28.3+30.3+31.5+32.6+33.1+36.2) : 20
|
0,25 |
||||||||||||||||
Mốt của dấu hiệu là \({M_0} = 32\) |
0.25 |
||||||||||||||||
2 (1,0 điểm) |
a) Thu gọn \(A = – \frac{2}{3}{x^5}{y^4}z\) |
0,5 |
|||||||||||||||
b) Phần biến của đơn thức A là: x5y4z Bậc của đơn thức A là: 10 Thay x=1; y= – 1 ; z=3 vào đơn thức A Ta có: \(A = – \frac{2}{3}{.1^5}.{( – 1)^4}.3 = – 2\) Vậy giá trị của A tại x= – 1; z=3 là -2 |
0,25
0,25 |
||||||||||||||||
3(1,0 điểm) |
a) P(x)=5x3 – 3x+7 – x = 5x3 – 4x +7 Q(x) = – 5x3 +2x – 3 +2x – x2 – 2 =- 5x3 – x2+4x – 5 M(x) = P(x) +Q(x) = 5x3 – 4x +7 +(- 5x3 – x2+4x – 5) = …=-x2+2 b) Cho M(x) =0 <=> -x2+2=0 \( \Leftrightarrow {x^2} = 2 \Leftrightarrow x = \pm \sqrt 2 \) Đa thức M(x) có hai nghiệm \(x = \pm \sqrt 2 \) |
0,25
0,25
0,25 0,25 |
|||||||||||||||
4 (3,0 điểm) |
Vẽ hình đúng
|
0,5 |
|||||||||||||||
a) Xét \(\Delta AOC\)và \(\Delta BOD\)có: \(\widehat {ACO} = \widehat {BDO} = {90^0}(……)\) OB=OC(gt) \(\widehat {AOB}\)chung |
0,25×3 |
||||||||||||||||
\( \Rightarrow \Delta AOC = \Delta BOD\)(cạnh huyền – góc nhọn) |
0,25 |
||||||||||||||||
b.\(\Delta AOC = \Delta BOD \Rightarrow \widehat {OAC} = \widehat {OBD}\)( hai góc đối tương ứng) (1) mặt khác: \(\Delta OAB\)có OA=OB(gt)\( \Rightarrow \Delta OAB\)cân tại A =>\(\widehat {OAB} = \widehat {OBA}(2)\) |
0,25×2 |
||||||||||||||||
Từ (1) và (2) \( \Rightarrow \widehat {OAB} – \widehat {OAC} = \widehat {OBA} – \widehat {OBD} \Rightarrow \widehat {IAB} = \widehat {IBA}\) \( \Rightarrow \Delta AIB\)là tam giác cân tại I |
0,25 |
||||||||||||||||
|
c) \(\Delta ICB\)vuông tại C nên IC<IB mà IB=IA (\(\Delta AIB\)cân tại I) |
0,25×2 |
|||||||||||||||
\( \Rightarrow IC < IA\) |
0,25 |
||||||||||||||||
5(1,0 điểm) |
A) P(-1) = (a – b+c); P(-2) =(4a – 2b+c) |
0,25×2 |
|||||||||||||||
b) P(-1)+P(-2)=(a – b+c)+(4 – 2b+c)=5a – 3b+2c=0 |
0,25 |
||||||||||||||||
\( \Rightarrow \)P(-1)=-P(-2) Do đó \(P( – 1).P( – 2) = – {{\rm{[P( – 2)]}}^2} \le 0\) |
0,25 |
Chú ý: Nếu bài làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa
Xem thêm