Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
$3. BIỂU ĐỒ
I. Mục tiêu:
– Năng lực chung: tư duy, tính toán, tự học, sử dụng công cụ; hợp tác, giao tiếp
– Năng lực chuyên biệt: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
II. Chuẩn bị
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Biểu đồ |
Các số liệu trên biểu đồ |
Cách dựng biểu đồ |
Dựng biểu đồ đoạn thẳng |
III. Tiến trình dạy học
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
– Mục tiêu: Kích thích HS tìm hiểu về cách dựng biểu đồ
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, vấn đáp
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK
– Sản phẩm: Cách dựng biểu đồ
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
– Em hãy nêu tác dụng của bảng tần số Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu và tần số. ? Làm thế nào để vẽ được biểu đồ |
– Bảng tần số giúp người điều tra dễ dàng rút ra nhận xét ban đầu
– Tìm hiểu cách vẽ biểu đồ |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2: Biểu đồ đoạn thẳng
– Mục tiêu: Giúp HS biết cách dựng biểu đồ cột
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Dựng biểu đồ đoạn thẳng
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
||||||||||||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Thực hiện theo các bước như sgk. HS đọc và làm theo.từng bước GV: lưu ý. a) Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau. Trục hoành biểu diễn các giá trị x Trục tung biểu diễn tần số n. b) Giá trị viết trước, tần số viết sau. – Hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng? HS thảo luận theo cặp, trả lời GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: B1: Dựng hệ trục toạ độ B2: Vẽ các điểm có các toạ độ đã cho trong bảng. B3: Vẽ các đoạn thẳng. |
1. Biểu đồ đoạn thẳng:
|
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 3: Bài tập
– Mục tiêu: Củng cố cách vẽ biểu đồ
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Bài 10 sgk
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Làm bài tập (10 – SGK) – HS thảo luận theo cặp làm bài 1 HS lên bảng thực hiện GV nhận xét, đánh giá |
Bài 10/14sgk a) Dấu hiệu là: “Điểm kiểm tra toán của học sinh”. N = 50. b) Vẽ biểu đồ: |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
– Mục tiêu: Giúp HS biết biểu đồ hình chữ nhật
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Biểu đồ hình chữ nhật
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV: Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng trong các tài liệu còn gặp các biểu đồ như ở hình 2. ? Hình 2 là biểu đồ dạng nào ? HS: biểu đồ hình chữ nhật. ? Nêu đặc điểm của biểu đồ hình chữ nhật HS: Biểu đồ HCN là hình gồm các HCN có chiều cao tỉ lệ thuận với các tần số.
|
2. Chú ý:
Diện tích rừng nước ta bị phá từ 1995 đến 1998 |
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Xem lại cách vẽ biểu đồ
– Làm bài tập 11; 12 (14 – sgk)
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng (M2)
Câu 2: Bài 10 sgk (M3)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
– HS có kĩ năng đọc biểu đồ một cách thành thạo.
– Năng lực chung: tư duy, tính toán, tự học, sử dụng công cụ; hợp tác, giao tiếp
– Năng lực chuyên biệt: Vẽ biểu đồ đoạn thẳng
II. Chuẩn bị:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Vận dụng cao (M4) |
Luyện tập vẽ Biểu đồ |
Các số liệu trên biểu đồ |
Cách dựng biểu đồ |
Lập bảng tần số, Dựng biểu đồ đoạn thẳng |
Từ biểu đồ lập bảng tần số. |
III. Tiến trình dạy học
A. KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách dựng biểu đồ
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm: Hs dựng được biểu đồ đoạn thẳng
Câu hỏi |
Đáp án |
– Hãy nêu các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng? (4đ) – Chữa bài tập 11(14 – SGK)? (6đ)
|
– Các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng B1: Dựng hệ trục toạ độ B2: Vẽ các điểm có các toạ độ đã cho trong bảng. B3: Vẽ các đoạn thẳng. Bài 11/14 sgk |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Bài tập vẽ biểu đồ
– Mục tiêu: Lập được bảng tần số và vẽ biểu đồ đoạn thẳng
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm Bảng tần số và biểu đồ đoạn thẳng
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
||||||||||||||||||||
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm bài 12 SGK – GV: Gọi HS đọc đầu bài – GV: Căn cứ vào bảng 16, em hãy thực hiện các yêu cầu đầu bài. – Gọi 1 HS lên bảng làm câu a. – Sau đó, gọi 1 HS lên bảng làm câu b. – GV gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn. – GV nhận xét kĩ năng vẽ biểu đồ của HS.
– Yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và hoạt động nhóm. GV: So sánh với bài tập 12(SGK) và bài tập vừa làm, em có nhận xét gì? HS: Đó là hai bài toán ngược nhau. * Làm bài 10 SBT – GV: Gọi HS đọc bài toán. – HS đọc kĩ đầu bài. – GV: Cho HS tự làm vào vở. – 1 HS lên bảng trình bày. – GV nhận xét, cho điểm. |
Bài tập 12(14 / sgk):
b) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng: Bài tập 10: a) Mỗi đội phá 18 trận. b) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng: c) Số trận bóng đó không ghi được bàn thắng là: 18-16= 2 (trận) Không thể nói đội này đã thắng 16 trận vì còn phải so sánh với số bàn thắng của mỗi trận của đội bạn. Bài tập 13: a) Năm 1921 có 16 triệu người. b) Sau 78 năm (1999-1921=78) tăng 60 triệu người. c) Từ 1980 đến 1999 tăng thêm 22 triệu người. |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
– Mục tiêu: Lập được bảng tần số từ biểu đồ đoạn thẳng
– Phương pháp/kỹ thuật tổ chức: Đàm thoại. gợi mở, thảo luận
– Hình thức tổ chức: Cá nhân
– Phương tiện: SGK, thước thẳng
– Sản phẩm Bảng tần số
Hoạt động của GV và HS |
Ghi bảng |
||||||||||||||||||||||||
* Cho HS làm bài tập được ghi trên bảng phụ: Biểu đồ sau biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các em HS lớp 7B.
Từ biểu đồ trên hãy: a) Nêu nhận xét. b) Lập lại bảng tần số |
Bài tập: a) Nhận xét: Có 7 HS mắc 5 lỗi. 6 HS mắc 2 lỗi. 5 HS mắc 8 lỗi. 5 HS mắc 3 lỗi. Đa số HS mắc từ 2 đến 8 lỗi. b) Bảng tần số:
N = 40
|
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Xem lại các bài.đã làm
– Làm bài tập sau: Điểm thi HKI môn toán của lớp 7A như sau:
7,5 5 5 8 7 4,5 6,5 8 8 7 8,5 6 5 6,5 8
9 5,5 6 4,5 6 7 8 6 5 7,5 7 6 8 7 6,5
– Đọc bài đọc thêm/15 sgk
* CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
Câu 1: Bài 13 sgk (M1)
Câu 2: Bài 12 sgk (M3)
Câu 3: Lập bảng tần số từ biểu đồ (M4)
Xem thêm