Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
BÀI 1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I. MỤC TIÊU
– Biết các khái niệm: số liệu thống kê, tần số. Biết các kí hiệu về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của giá trị.
– Biết cách thu thập các số liệu thống kê. Biết lập bảng đơn giản. Xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra.
a) Các năng lực chung:
– Giao tiếp, tự học , hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giải quyết vấn đề,..
b) Các năng lực chuyên biệt:
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, thực hành giải toán, suy luận.
– Chấp hành các nội quy, nề nếp giờ học, tự tin, có trách nhiệm với bản thân, có ý thức tập trung, tích cực.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu, SGK
2. Học sinh : Thước kẻ, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
– Mục tiêu: Kích thích sự tìm hiểu về các vấn đề thống kê trong cuộc sống – Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, … – Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân. – Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. – Sản phẩm: Một só ví dụ thống kê được trong cuộc sống |
|
GV yêu cầu hs: – Đọc phần mở đầu chương III – Chương này ta học về nội dung gì ? – Hãy lấy ví dụ về thống kê mà em biết GV: Để có được các số liệu thống kê người ta phải điều tra và ghi lại kết quả thế nào hôm nay ta sẽ tìm hiểu |
HS nêu nội dung chương III và nêu ví dụ về thống kê. |
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
– Mục tiêu: + HS biết cách lập bảng số liệu thống kê ban đầu. + HS biết cách tìm dấu hiệu, tổng số giá trị và đơn vị điều tra. + HS biết tìm tần số của mỗi giá trị – Phương pháp và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại, gợi mở, … – Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm – Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK, thước – Sản phẩm: + Lập bảng thống kê ban đầu về số con trong gia đình của các bạn trong tổ. + Tìm dấu hiệu và đơn vị điều tra của bảng 1. + Tìm tần số của mỗi giá trị trong bảng 1. |
|
GV yêu cầu học sinh: Quan sát bảng 1 sgk, trả lời các câu hỏi: + Qua bảng 1 các em biết được gì ? + HS Lập bảng thống kê ban đầu về số con trong gia đình của các bạn trong tổ + Cho đại diện 1 tổ trình bày + GV kiểm tra kết quả của vài nhóm + GV chốt lại: tuỳ theo y/c điều tra mà cấu tạo bảng gồm 6 (2, 3, 1) cột |
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu Ví dụ: Bảng 1 sgk/4 – Việc mà người điều tra tìm hiểu ghi lại là thu thập số liệu – Bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu
?1. Lập bảng thống kê ban đầu về số con trong gia đình của các bạn trong tổ |
GVyêu cầu học sinh: Tiếp tục quan sát bảng 1 + Trả lời ?2 GV: giới thiệu đó là dấu hiệu H: Dấu hiệu là gì ? GV giới thiệu đơn vị điều tra + HS trả lời ?3 + GV thông báo: 35 là 1 giá trị của dấu hiệu H: Giá trị của dấu hiệu là gì ? H: Bảng 1 có bao nhiêu giá trị ? HS trình bày, GV chốt kiến thức |
2. Dấu hiệu a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra: sgk ?2 Nội dung điều tra trong bảng 1 là: Số cây trồng được của mỗi lớp – Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. Kí hiệu là X Ví dụ: Dấu hiệu X ở bảng 1 là Số cây trồng được của mỗi lớp Mỗi lớp là một đơn vị điều tra ?3 Bảng 1 có 20 đơn vị điều tra b. Giá trị của dấu hiệu: Số liệu của mỗi đơn vị là 1 giá trị của dấu hiệu N là số các giá trị của dấu hiệu Ví dụ: Trong bảng 1: N = 20 |
GV yêu cầu học sinh: GV thông báo kí hiệu giá trị của dấu hiệu H: Trong dãy giá trị của dấu hiệu có mấy giá trị khác nhau ? là những giá trị nào? Nêu theo thứ tự từ bé đến lớn. H: Mỗi giá trị 28 , 30, 35, 50 xuất hiện mấy lần ? GV: Ta nói giá trị 28 có tần số là 2 H: Các giá trị 30, 35, 50 có tần số là mấy ? + Làm ? 7. HS lần lượt trình bày, GV chốt kiến thức
|
3. Tần số của mỗi giá trị ?5 có 4 số khác nhau là: 28, 30, 35, 50 ? 6 có 8 lớp trồng được 30 cây Có 2 lớp trồng được 28 cây; Có 7 lớp trồng được 35 cây Có 3 lớp trồng được 50 cây * Tần số: Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu – Giá trị kí hiệu là x, tần số kí hiệu là n ?7 x1 = 28, n1 = 2 ; x2 = 30 ; n2 = 8 x3 = 35 , n3 = 7, x4 = 50 , n4 = 3 * KL : SGK / 6 * Chú ý: SGK/ 7. |
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
– Mục tiêu: Củng cố cách tìm dấu hiệu, tần số – Phương pháp và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại, gợi mở, … – Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm – Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. – Sản phẩm: Tìm dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị trong bảng lập ở ?1 |
|
GV yêu cầu học sinh: Tìm dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị trong bảng lập ở ?1 GV nhận xét, đánh giá |
HS tìm được dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị trong bảng lập ở ?1
|
IV. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong bài. Áp dụng thu thập số liệu thống kê, tần số vào bài toán sử dụng kiến thức.
Nội dung: Làm bài tập. Xem trước bài bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
Sản phẩm: Bài làm của hs trình bày trên vở.
Phương thức tổ chức:Học sinh hoạt động cá nhân. Tự học, tìm tòi sáng tạo.
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
– Bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/… – Xem trước bài. |
Bài làm có sự kiểm tra của các tổ trưởng |
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
– Củng cố các khái niệm về số liệu thống kê, tần số. Ghi nhớ các kí hiệu về dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của giá trị.
a) Các năng lực chung:
– Giao tiếp, tự học , hợp tác, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, tự học, giải quyết vấn đề.
b) Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán, thực hành giải toán, suy luận.
– Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung.
– Có ý thức tập trung, tự giác, tích cực.
– Chấp hành các nội quy, nề nếp giờ học, tự tin, có trách nhiệm với bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Làm bài 1/7 sgk: Điều tra về số con trong 10 gia đình sống gần nhà em
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
– Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về khái niệm Dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số và các kí hiệu – Phương pháp và kĩ thuật dạy học: đàm thoại, gợi mở, … – Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân. – Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. – Sản phẩm: Hs nêu được khái niệm Dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số và các kí hiệu |
|
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: – Số liệu thống kê là gì? Dấu hiệu là gì? Hãy nêu khái niệm tần số? Viết các kí hiệu và giải thích tên của các kí hiệu? |
Hs nêu được khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, tần số và các kí hiệu |
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
– Mục tiêu: Củng cố cách tìm dấu hiệu, tần số – Phương pháp và kĩ thuật dạy học: thảo luận, đàm thoại, gợi mở, … – Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm – Phương tiện, thiết bị dạy học: SGK. – Sản phẩm: Lời giải các bài 2, 3,4 sgk/8 |
|
+ GV treo bảng 4, HS đọc đề bài 2 + Thảo luận trả lời các câu hỏi của bài 2 + HS trình bày * GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS * GV chốt kiến thức: cách kiểm tra xem các tần số tìm được đúng hay sai là: Cộng tất cả các tần số đúng bằng tổng các giá trị của dấu hiệu. |
Bài tập 2/8 SGK a) Dấu hiệu X: Thời gian đi từ nhà đến trường. N = 10 b) Có 5 giá trị khác nhau c) các giá trị khác nhau là: x1 = 17 ; x 2 = 18 ; x 3 = 19 ; x 4 = 20 ; x 5 = 21 Tần số tương ứng: n1 = 1; n2 = 3 ; n3 = 3 ; n4 = 2 ; n5 = 1 |
+ GV treo bảng 5, 6 + HS đọc đề bài 3, thảo luận theo nhóm + Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện ở một bảng + HS trình bày. * GV đánh giá bài làm của HS * GV chốt kiến thức |
Bài tập 3/8 SGK a) Dấu hiệu X: Thời gian chạy 50m của hs lớp 7 Bảng 5: b) Có tất cả 20 giá trị . N = 20 c) Có 5 giá trị khác nhau: x1 = 8,3 ; x2 = 8,4 ; x3 = 8,5 ; x4 = 8,7 ; x5 = 8,8 Tần số tương ứng: n1 = 2; n2 = 3; n3 = 8; n4 = 5; n5 = 2 Bảng 6: b) Có tất cả 20 giá trị . N = 20 c) Có 4 giá trị khác nhau: x 1 = 8,7 ; x 2 = 9,0; x3 = 9,2; x4 = 9,3; Tần số tương ứng : n1 = 3; n2 = 5; n3 = 7; n4 = 5. |
+ GV treo bảng 7, HS đọc đề bài 4 GV phân tích nội dung của bài toán. + HS thảo luận trả lời bài toán + HS trình bày. * GV đánh giá bài làm của HS * GV chốt kiến thức |
Bài tập 4/9 SGK a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong hộp Tổng số các giá trị là 30. N = 30 b) Số giá trị khác nhau là: x1 = 98; x2 = 99; x3 = 100; x4 = 101; x5 = 102. Tần số tương ứng là: n1 = 3; n2 = 4; n3 = 16; n4 = 4; n5 = 3. |
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM |
Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học trong bài. Áp dụng thu thập số liệu thống kê, tần số vào bài toán sử dụng kiến thức. Nội dung: Làm bài tập. Xem trước bài bảng tần số các giá trị của dấu hiệu. Sản phẩm: Bài làm của hs trình bày trên vở. Phương thức tổ chức: Học sinh hoạt động cá nhân. Tự học, tìm tòi sáng tạo. |
|
-Làm bài tập: số lượng hs nam trong một trường được ghi lại như sau: 18 24 20 27 25 16 19 20 16 18 14 14 a) Dấu hiệu là gì ? Số giá trị của dấu hiệu ? b) Tìm các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
|
Bài làm có sự kiểm tra của các tổ trưởng
|
Xem thêm