Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
– Tìm được các đỉnh, các góc, các cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau. Tìm được hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau của hai tam giác bằng nhau
– Năng lực chuyên biệt: Định nghĩa và viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau. Tìm được các đỉnh, các góc, các cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau. Tìm được hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau của hai tam giác bằng nhau
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Bài soạn, SGK, thước chia khoảng, thước đo góc, bảng phụ hình 61, 62, 63, 64 sgk
2. Học sinh: SGK, thước chia khoảng, thước đo góc
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động 1: Khởi động
– Mục tiêu: Từ cách so sánh hai đoạn thẳng, hai góc dự đoán cách so sánh hai tam giác bằng nhau
– Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu
Sản phẩm: Định nghĩa hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau, dự đoán hai tam giác bằng nhau.
Nội dung |
Sản phẩm |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau ? – Thế nào là hai góc bằng nhau ? – Hãy dự đoán xem thế nào là hai tam giác bằng nhau. GV Để biết kết quả dự đoán của các em có đúng không, ta tìm hiểu bài hôm nay. |
Hai đoạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng có cùng độ dài. Hai góc bằng nhau là hai góc có cùng số đo góc. – Dự đoán câu trả lời. |
Mục tiêu: Từ cách đo kiểm tra phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu
Sản phẩm: Định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
Nội dung |
Sản phẩm |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: – Thực hiện ?1 sgk Cá nhân HS đo các cạnh, các góc trong hình 60 sgk theo ?1 – GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện – HS báo cáo kết quả thực hiện GV nhận xét, đánh giá, kết luận câu trả lời – GV giới thiệu DABC và DA’B’C’ bằng nhau. Vậy hai tam giác bằng nhau khi nào? HS phát biểu định nghĩa GV nhận xét, đánh giá, kết luận định nghĩa hai tam giác bằng nhau, vẽ hai tam giác bằng nhau và nêu các yếu tố tương ứng. – GV nhấn mạnh: yếu tố bằng nhau ó yếu tố tương ứng. Cạnh bằng nhau -> đỉnh tương ứng-> góc tương ứng |
1. Định nghĩa ?1 AB = A’B’ (= 2 cm); = (= 790) AC = A’C’ (= 3 cm); = (= 620) BA = B’C’ (= 3,2 cm); = (= 390)
Hai tam giác ABC và A’B’C’ như trên là hai tam giác bằng nhau Hai đỉnh A và A’ (B và B’, C và C’) là hai đỉnh tương ứng. Hai góc A và A’ (B và B’, C và C’) là hai góc tương ứng. Hai cạnh AB và A’B’ (BC và B’C’, AC và A’C’) là hai cạnh tương ứng. Định nghĩa (SGK) |
Mục tiêu: Từ cách định nghĩa , viết được kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu
Sản phẩm: Viết đúng kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
NLHT: Viết và đọc kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
Nội dung |
Sản phẩm |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: H: DABC = DA’B’C’ khi nào? – GV ghi kí hiệu và lưu ý HS tính hai chiều của ĐN. H: Khi viết hai tam giác bằng nhau ta chú ý điều gì? HS suy luận trả lời GV đánh giá, nhận xét, kết luận về cách viết hai tam giác bằng nhau theo đúng thứ tự của các góc và các đỉnh tương ứng. |
2. Kí hiệu:
DABC = DA’B’C’ =; = ; = ó AB = A’B’; AC = A’C’; BA = B’C’ |
Mục tiêu: Tìm các đỉnh, góc, cạnh tương ứng, viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau.
Phương pháp/kĩ thuật dạy học: đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, thuyết trình
Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân
Phương tiện dạy học: sgk, thước, phấn màu, bảng phụ/máy chiếu
Sản phẩm: Làm ?2, ?3, bài 10, 11 sgk
NLHT: Tìm hai tam giác bằng nhau, viết kí hiệu và nêu các yếu tố tương ứng.
Nội dung |
Sản phẩm |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Thảo luận nhóm Làm ?2 – GV treo bảng phụ vẽ hình 61 lên bảng – HS đọc đề; quan sát hình vẽ, thảo luận trả lời GV nhận xét, đánh giá * GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 62 Yêu cầu Làm ?3 Cho DABC = DDEF thì suy ra các góc, các cạnh nào bằng nhau ? Hãy tính , rồi suy ra Cá nhân HS quan sát hình vẽ, dựa vào đầu bài, cách tính số đo góc để tính, trả lời GV nhận xét, đánh giá * Làm bài tập 10, 11 sgk + Bài 10 sgk GV treo bảng phụ vẽ hình 63 sgk Yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tìm các tam giác bằng nhau HS thảo luận nhóm thực hiện, trả lời. GV nhận xét, đánh giá + Bài 11 sgk – Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu a – 2 HS lên bảng viết các góc bằng nhau và các cạnh bằng nhau. GV nhận xét, đánh giá |
?2 a) DABC = DMNP b) Đỉnh tương ứng với A là đỉnh M. c) DABC = DMNP AC = MP ;
?3 DABC có + + = 180o =>=1800– =>1800 – (500+700) =600 =>600 (hai góc tương ứng) BC = EF = 3cm (hai cạnh tương ứng)
Bài 10/111 sgk DABC = DIMN ; DPQR = DHRQ
Bài 11/112 sgk: DABC = DHIK a) Cạnh tương ứng với BC là cạnh IK Góc tương ứng với góc H là góc A. b) AB = HI, AC = HK, BC = IK |
Mục tiêu: Biết vận dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai tam giác bẳng nhau, từ đó chỉ ra đỉnh tương ứng, góc tương ứng; biết viết đúng kí hiệu hai tam giác bẳng nhau.Khuyến khích hs tìm tòi phát hiện một số tình huống, bài toán có thể đưa về vận dụng các kiến thức về hai tam giác băng nhau để giải bài tập và giải quyết một sô bài toán thực tế.
Hình thức hoạt động: hoạt động cá nhân, cặp đôi khá, giỏi
Sản phẩm: HS đưa ra được đề bài hoặc tình huống nào đó liên quan kiến thức bài học và phương pháp giải quyết.
Nội dung |
Sản phẩm |
– Học kĩ lí thuyết. – Làm các bài tập: 11, 12, 13, 14/112 sgk. * Hướng dẫn bài 13/112 sgk Hai tam giác bằng nhau thì chu vi của chúng bằng nhau. Chỉ cần tìm chu vi của 1 tam giác nếu tìm được đủ độ dài ba cạnh của nó. |
Bài làm có sự kiểm tra của các tổ trưởng |
Xem thêm