Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tiết 06 |
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được thế nào là hai đường thẳng song song
Công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
2. Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
Biết sử dụng eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng eke để vẽ 2 đường thẳng song song.
3. Thái độ: – Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẽ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: SGK-thước thẳng-eke-máy chiếu
HS: SGK-thước thẳng-eke
III. Tiến trình dạy học:
HS1: Cho hình vẽ:
a) Điền tiếp số đo các góc còn lại vào hình vẽ
b) Phát biểu tính chất các góc tạo bởi 1 đường thẳng cắt 2đường thẳng
HS2: Hãy nêu vị trí tương đối của 2 đường thẳng
Thế nào là 2 đường thẳng song song ?
GV (ĐVĐ) -> vào bài
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
A.Hoạt động khởi động (4 phút) * Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức hai đường thẳng song song. |
||
GV cho HS nhắc lại kiến thức lớp 6 (SGK) GV: Cho đường thẳng a và đường thẳng b. Muốn biết đt a có song song với đường thẳng b không ta làm như thế nào?
GV chuyển mục. |
Học sinh đọc và nhắc lại kiến thức lớp 6 (SGK-90)
HS: Ước lượng bằng mắt -dùng thước kéo dài mãi, nếu 2 đường thẳng không cắt nhau thì 2 đường thẳng song song |
1. Nhắc lại kiến thức lớp 6 (SGK – 90) |
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (14 phút)
a, Mục tiêu
– HS biết được điều kiện để hai đường thẳng song song
– Biết sử dụng dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song để vẽ hai đường thẳng song song.
b, Nội dung, phương thức tổ chức:
- Hoạt động nhóm, cá nhân, tự kiểm tra, đánh giá.
Nhiệm vụ 1: GV cho HS HĐ cá nhân làm ?1-sgk Đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau ? H: Em có nhận xét gì về vị trí và số đo của các góc cho trước ở các hình17a, b, c? GV giới thiệu dh nhận biết 2 đường thẳng song song, cách ký hiệu và các cách diễn đạt khác nhau Nhiệm vụ 2: HS HĐ nhóm thực hiện yêu cầu sau GV: Dựa trên dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song hãy kiểm tra bằng dụng cụ xem a có song song với b ko? Gv mời đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trả lời, mời các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét và chính xác hóa. Vậy muốn vẽ 2 đường thẳng song song ta làm như thế nào? Để thực hiện yêu cầu này chúng ta sẽ trở lại trong hoạt động vận dụng |
Nhiệm vụ 1: HS HĐ cá nhân thực hiện ?1 Học sinh ước lượng bằng mắt nhận biết 2 đường thẳng song song HS nhận xét về vị trí và số đo các góc cho trước ở từng hình Học sinh đọc và phát biểu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song Nhiệm vụ 2: Học sinh suy nghĩ, thảo luận tìm cách kiểm tra xem 2 đường thẳng có song song với nhau hay không Đại diện từng nhóm trả lời các nhóm khác nghe và nhận xét. HS nghe và tiếp thu HS tỏ ra hứng thú |
2.Dấu hiệu nhận biết ?1: a song song với b d không song song với e m song song với n *Tính chất: SGK Ký hiệu: a // b |
C.Hoạt động luyện tập (5 phút) a, Mục tiêu – HS nắm được tính chất và cách viết kỳ hiệu của hai đường thẳng song song b, Nội dung, phương thức tổ chức: – Hoạt động cá nhân, tự kiểm tra, đánh giá. c. Sản phẩm: Hoàn thành các yêu cầu giáo viên đặt ra |
||
yêu cầu học sinh HĐ cá nhân thực hiện bài tập 24 (sgk-91) GV yêu cầu cá nhân trình bày kết quả các HS khác nhận xét GV nhận xét, chính xác hóa. |
HĐ cá nhân thực hiện bài tập 24 Cá nhân trưng bày kết quả các HS khác nhận xét, phản biện. |
|
D.Hoạt động vận dụng (10 phút). a. Mục tiêu: – HS biết sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ hai đường thẳng song song. – Có kỹ năng sử dụng thành thạo eke để vẽ hai đường thẳng song song. b, Nội dung, phương thức tổ chức: – Hoạt động cá nhân, tự kiểm tra, đánh giá. c. Sản phẩm: – Hình vẽ của học sinh – Học sinh nắm được cơ sở kiến thức của việc vẽ hai đường thẳng song song là dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. |
||
HS quan sát hình 18, hình 19 (SGK trang 91), làm việc cá nhân để làm ?2/SGK trang 90 – GV theo dõi, uốn nắn các HS còn lúng túng. – Gv yêu cầu 2 HS ngồi cạnh kiểm tra chéo bài làm của bạn và rút kinh nghiệm cho bạn. + GV nhận xét kỹ năng vẽ hình, sử dụng dụng cụ học tập. + Tổng hợp: GV chốt cách vẽ, căn cứ của cách vẽ là dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song, đồng thời chỉ ra ngoài h.18 và h.19, HS có thể sử dụng các dụng cụ khác để vẽ hai đường thẳng song song. |
– HS làm việc cá nhân để vẽ đường thẳng b đi qua điểm A và song song với đường thẳng a cho trước (A nằm ngoài đường thẳng a) – 2 HS ngồi cạnh kiểm tra chéo bài làm của bạn và rút kinh nghiệm cho bạn.
|
3.Vẽ hai đường thẳng song song: |
E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2p
Gv trình chiều nội dung và hình ảnh của đường ray.
Giới thiệu về “Đường ray” – là thành phần cơ bản trong giao thông đường sắt.
Tuyến đường ray gồm 2 hoặc 3 thanh ray, đặt trên các thanh tà vẹt, mỗi thanh tà vẹt được được vuôn góc với thanh ray, liên kết giữa thanh ray và tà vẹt là đinh ray (hay đinh ốc) và bản đệm. Khi đó các thanh tà vẹt sẽ giữ cố định các thanh ray, khoảng cách này gọi là khổ đường sắt, hay khổ đường ray. Ray tà vẹt được đặt trên lớp đá ba lát, các thanh tà vẹt có chức năng phân bố áp lực xuống lớp đá ba lát, rồi qua đó mà truyền xuống nền đất.
Ở những đoạn đường thẳng, các thanh ray được xem là hình ảnh của những đường thẳng song song.
4. Củng cố (2 phút)
Nhắc lại nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
– Học thuộc dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
– BTVN: 25, 26 (SGK) và 21, 23, 24 (SBT)
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tiết 07 |
LUYỆN TẬP |
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
2. Kỹ năng: Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài 1 đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó
Sử dụng thành thạo êke và thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ 2 đường thẳng song song.
3. Thái độ: – Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, chia sẽ.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: SGK-thước thẳng-êke- máy chiếu
HS: SGK-thước thẳng-êke
III. Tiến trình dạy học:
A.Hoạt động khởi động ( 2 phút)
a. Mục tiêu:
– HS nhớ lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
b. Hình thức tổ chức:
– Hoạt động cá nhân, kiểm tra, đánh giá
c. Sản phẩm:
– Thực hiện đúng yêu cầu của gv
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
Gv nêu câu hỏi : Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song |
HS trả lời |
|
B. C Hoạt động luyện tập+ vận dụng ( 38 phút)
a, Mục tiêu:
– HS sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ hai đường thẳng song song.
– Có kỹ năng sử dụng thành thạo eke để vẽ hai đường thẳng song song.
b, Nội dung, phương thức tổ chức:
– Hoạt động cá nhân, tự kiểm tra, đánh giá.
c, Sản phẩm:
– Thực hiện đúng yêu cầu của gv
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
Ghi bảng |
Bài tập 26: HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập 26 GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT 26 (SGK-91) Gọi một học sinh lên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt của đề bài H: Muốn vẽ một góc 1200 ta có những cách nào ? Mời 1 số hs khác nhận xét Gv nhận xét và chính xác hóa. Bài tập 27: HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập 27 GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT 27 (SGK-91) Bài tập cho biết điều gì? Yêu cầu điều gì? Muốn vẽ AD // BC ta làm như thế nào ? Muốn có AD = BC ta làm như thế nào ? GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình như đã hướng dẫn H: Ta có thể vẽ được mấy đoạn AD như vậy ? GV gọi một học sinh lên bảng xác định điểm D’ trên hình vẽ Bài tập 28: HS hoạt động nhóm đôi thực hiện bài tập 28
Sau đó kiểm tra vòng tròn rồi báo cáo nhóm trưởng GV yêu cầu 3 nhóm làm xong nhanh nhât đính bài làm trên bảng, các nhóm khác nhận xét, phản biện. Gv nhận xét tổng hợp Bài tập 29: HS hoạt động cá nhân thực hiện bài tập 289 GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm BT 29 (SGK-92) H: Đề bài cho biết điều gì? Yêu cầu làm gì ? GV yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ góc xOy và điểm O’ H: Có mấy vị trí điểm O’ đối với góc xOy ? Gọi một học sinh khác lên bảng vẽ góc x’O’y’ sao cho và Hãy dùng thước đo góc kiểm tra xem và có bằng nhau không? GV kết luận. |
HĐ cá nhân thực hiện bt 26 Một học sinh đứng tại chỗ đọc đề bài BT 26 (SGK) Một học sinh lên bảng vẽ hình và trả lời câu hỏi SGK HS: +Thước đo góc + êke (có góc 600)
Hs nhận xét HĐ cá nhân thực hiện bt 27 Học sinh đọc đề bài BT 27 HS: Cho Yêu cầu: Qua A vẽ đoạn thẳng AD // BC và AD = BC Học sinh nêu cách vẽ đoạn thẳng AD Một học sinh lên bảng vẽ hình HS còn lại vẽ hình vào vở HS: Ta có thể vẽ được 2 đoạn thẳng AD như vậy Một học sinh lên bảng xác định điểm D’ HĐ nhóm đôi thực hiện bt 28 Nhóm trưởng phân công đổi bài kiểm tra theo vòng tròn. Báo cáo nhóm trưởng kết quả Giải thích được cách làm bài của mình
HĐ cá nhân thực hiện bt 29 Học sinh đọc đề bài BT 29 HS: Cho góc nhọn xOy và điểm O’ Y/cầu: Vẽ góc nhọn x’O’y’ có ; + So sánh và Lần lượt hai học sinh lên bảng vẽ hình theo yêu cầu của GV Một học sinh khác lên bảng dùng thước đo góc kiểm tra xem và có bằng nhau không? |
Bài 26 (SGK) Ax // By (cặp góc so le trong bằng nhau) Bài 27 (SGK) Cách vẽ: – Qua A vẽ đường thẳng song song với BC – Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = BC
Bài 28 (SGK) Cách vẽ: – Vẽ đường thẳng xx’ – Lấy . Qua B vẽ đường thẳng – Lấy điểm . Qua A vẽ đường thẳng Ta có: Bài 29 (SGK) Cho và có: ; Ta có: |
– GV yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
– Xem lại các bài tập đã chữa
– BTVN: 30 (SGK) và 24, 25, 26 (SBT-78)
– Làm BT 29: Bằng suy luận khẳng định và cùng nhọn có và thì =
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Xem thêm