Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
$4. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TỈ LỆ NGHỊCH
I. MỤC TIÊU:
– Năng lực chung: tự học, sáng tạo, tính toán, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp
– Năng lực chuyên biệt: Giải bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch |
Các đại lượng tỉ lệ nghịch trong bài toán |
Các bước giải bài toán |
Trình bày lời giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch. |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (KTBC)
– Mục tiêu: Củng cố cho Hs kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học và tính chất của nó
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Lấy được ví dụ về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
-Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch. (5đ) -Nêu tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch (5đ) |
-Nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch như sgk/57 -Nêu tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch như sgk/58 |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài toán 1
– Mục tiêu: Biết cách giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch dạng toán chuyển động
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Giải được bài toán thực tế.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Bài cho biết gì? y/c tìm gì? Nếu gọi vận tốc cũ, mới là v1, v2 tương ứng với thời gian t1, t2 Hãy tóm tắt đề: ( t1= 6; v2 = 1,2 v1) H: vận tốc và thời gian trong bài là hai đại lượng quan hệ như thế nào? – Yêu cầu HS lập tỉ lệ thức bằng cách áp dụng tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch GV hướng dẫn HS trình bày lời giải |
1. Bài toán1: SGK. Ô tô đi từ A tới B với vận tốc v1 thời gian t1, với vận tốc v2 thời gian t2. Vì vận tốc và thời gian đi là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên: Mà t1 = 6 , v2 = 1,2v1
Trả lời : Vậy với vận tốc mới thì ô tô đi từ A tới B hết 5 giờ. |
Hoạt động 2: Bài toán 2
– Mục tiêu: Biết cách giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch dạng toán năng suất
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Hs giải được bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch dạng toán năng suất
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Bài cho biết gì ? y/cầu tìm gì? H: Số máy và số ngày hoàn thành cùng công việc là hai đại lượng quan hệ gì ? -Nếu gọi số máy của 4 đội là x, y, z, t. – Áp dụng t/c 1 của đại lượng tỉ lệ nghịch biểu diễn thế nào ? GV hướng dẫn biến đổi các tích bằng nhau thành dãy tỉ số bằng nhau GV : Có thể nói chia số 36 thành 4 phần tỉ lệ nghịch với GV hướng dẫn HS trình bày lời giải.
Vậy qua bài 2 ta thấy bài toán về tỉ lệ nghịch quan hệ với bài toán tỉ lệ thuận ntn? – Hướng dẫn HS trả lời ?
|
2. Bài toán 2: SGK. Gọi số máy của 4 đội lần lượt là x, y, z, t Ta có: x + y + z + t =36 Vì số ngày hoàn thành công việc tỉ lệ nghịch với số máy nên ta có: 4x = 6y = 10z = 12t Hay Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có: Số máy của bốn độ lần lượt là: 15,10,6,5 ? Ta có : x TLN y (1) y TLN z (2) Từ (1) và (2) suy ra: Vậy x TLT với z theo hệ số |
C. LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
– Mục tiêu: Biết cách kiểm tra để nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ nghịch với nhau hay không .
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Bài tập 16/60SGK
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: * Làm Bài tập : 16/60 SGK HS AD tính chất hai đại lượng TLN làm bài 6. Hai HS lên bảng trình bày GV nhận xét, đánh giá |
Bài 16/60 SGK: a) Ta có: 1. 120 = 2 . 60 = 4 . 30 = 5 . 24 = 8 . 15 => x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch b) 2 . 30 = 3 . 20 = 4 . 15 = 6. 10 ≠ 5 . 12,5 => x và y là hai đại lượng không tỉ lệ nghịch với nhau. |
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
-Xem lại các bài toán đã giải
– BTVN 17, 18, 19, 21 SGK, 25-27 SBT.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Bài 16/60 SGK (M1)
Câu 2: Nêu các bước giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã giải (M2)
Câu 3: Bài 18/61 SGK (M3)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
– Được hiểu biết mở rộng vốn sống thông qua các bài tập mang tính thực tế.
– Năng lực chung: tự học, sáng tạo, tính toán, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực chuyên biệt: Giải bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Nội dung |
Nhận biết (M1) |
Thông hiểu (M2) |
Vận dụng (M3) |
Luyện tập |
Chỉ ra các đại lượng tỉ lệ nghịch trong bài toán |
Lập mối liên quan giữa các đại lượng trong bài toán. |
Trình bày lời giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch. |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát (KTBC)
– Mục tiêu: Củng cố cho Hs kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học và tính chất dãy tỉ số bằng nhau
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Hs nêu được đ.n hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học và tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
-Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch (5đ) -Nêu tính chất của dãy tỉ số bằng nhau (5đ) |
– Tính chất hai đại lượng tỉ lệ nghịch như sgk/58 – Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau như sgk/28 |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
C. LUYỆN TẬP
– Mục tiêu: Củng cố cách giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Hs giải được các bài toán liên quan đến hai đại lượng tỉ lệ nghịch
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Làm bài 18sgk HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt ? Bài toán này có dạng bài nào đã giải ? HS: Tương tự bài toán 1 trong §4 Áp dụng bài toán 1 giải tương tự, 1 HS lên bảng giải GV nhận xét, đánh giá Làm bài 19 sgk HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Số m vải và giá tiền 1 m vải là hai đại lượng có quan hệ gì ? H: ta có tỉ lệ thức nào? GV hướng dẫn HS trình bày bài giải
Làm bài 21 sgk HS đọc bài toán, GV hướng dẫn tóm tắt H: Bài cho biết gì? H: Số máy và số ngày là quan hệ TLT hay TLN? – Hãy lập dãy tỉ số bằng nhau. Tìm số máy? HS làm tương tự bài toán 2, 1 HS lên bảng giải GV nhận xét, đánh giá.
|
Bài 18/61sgk: Gọi x (giờ) là thời gian 12 người làm. Vì số người làm tỉ lệ nghịch với thời gian làm nên ta có: Vậy 12 người làm cỏ cánh đồng đó hết 1,5 giờ.
Bài 19/61sgk: Cùng số tiền mua được 51 m vải loại I giá a (đ/m) x (m) vải loại 2 giá 85% a đ /m Số m vải và giá tiền 1 m vải là hai đại lượng TLN nên : Vậy số tiền đó có thể mua được 60 m vải loại 2. Bài 21/61 SGK. Gọi số máy của các đội lần lượt là : x1, x2, x3 Vì số máy của đội 1 hơn đội 2 là 2 máy nên: x1 – x2 = 2 -Số ngày và số máy là hai đại lượng TLN nên ta có: 4x1 = 6x2 = 8x3 Hay Áp dụng t/c dãy tỉ số bằng nhau ta có: Vậy số máy của 3 đội theo thứ tự là: 6, 4, 3 máy. |
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
– Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải bài toán về hai đại lượng tỉ lệ nghịch
– Phương pháp và kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, thuyết trình,..,
– Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, cặp đôi
– Phương tiện và thiết bị dạy học: sgk
– Sản phẩm: Tìm các giá trị tương ứng của đại lượng tỉ lệ nghịch
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Làm bài 1: Ba người xây xong bức tường trong 24 phút. Hỏi 4 người thì xây mất mấy phút ? Làm bài 2: Cho x và y là 2 đại lượng TLT. Hãy điền vào bảng sau:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài: 2 nhóm làm bài 1; 2 nhóm làm bài 2 Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. – Các nhóm khác nhận xét GV nhận xét, đánh giá. |
Bài 1: Gọi x phút là thời gian để 4 người xây xong bức tường Vì số người và thời gian xây là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có: => x = 18 Vậy 4 người sẽ xây xong bức tường trong 18 phút Bài 2:
|
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
– Xem lại các bài đã giải
– Làm bài 20, 22, 23/61, 26 SGK.
– Xem trước bài hàm số.
* CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS:
Câu 1: Bài 22/62 SGK (M2)
Câu 2: Bài 23/62 SGK (M3)
Câu 3: Bài 20/61 SGK (M3)
Xem thêm