Trắc nghiệm Toán 7 Chương 5: Một số yếu tố thống kê
I. Nhận biết
Câu 1. Bảng thống kê nào dưới đây là đúng?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng, không có huy chương lần lượt là: 10%, 20%, 20%, 50%.
Do đó ta có bảng sau:
Câu 2. Tỉ lệ phần trăm của các đối tượng nào tương đương nhau?
A. Huy chương vàng, huy chương bạc;
B. Huy chương bạc, huy chương đồng;
C. Huy chương vàng, huy chương đồng;
D. Huy chương bạc, không có huy chương.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương vàng, huy chương bạc, huy chương đồng, không có huy chương lần lượt là: 10%, 20%, 20%, 50%.
Do đó hai loại huy chương bạc, huy chương đồng có tỉ lệ phần trăm tương đương nhau đều là 20%.
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng:
Biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn sự thay đổi của một đối tượng theo thời gian thì:
A. Trục thẳng đứng biểu diễn thời gian;
B. Trục ngang biểu diễn đại lượng quan tâm;
C. Trục thẳng đứng biểu diễn tên của biểu đồ;
D. Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Biểu đồ đoạn thẳng có trục nằm ngang biểu diễn thời gian, trục thẳng đứng biểu diễn độ lớn của dữ liệu. Do đó A, B, C là sai.
Các đoạn thẳng nối nhau tạo thành một đường gấp khúc cho ta thấy được sự thay đổi của dữ liệu theo các mốc thời gian. Do đó D đúng.
Sử dụng biểu đồ đoạn thẳng dưới đây để trả lời Câu 9 và Câu 10.
Câu 4. Tháng nào có lượng mưa cao nhất?
A. Tháng 1;
B. Tháng 2;
C. Tháng 5;
D. Tháng 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Quan sát biểu đồ ta thấy:
Lượng mưa của tháng 1 là: 15 mm;
Lượng mưa của tháng 2 là: 10 mm;
Lượng mưa của tháng 3 là: 8 mm;
Lượng mưa của tháng 4 là: 60 mm;
Lượng mưa của tháng 5 là: 225 mm;
Lượng mưa của tháng 6 là: 206 mm;
Vậy tháng 5 có lượng mưa cao nhất: 225 mm.
Câu 5. Lượng mưa tăng trong những khoảng thời gian nào?
A. 1 – 2;
B. 3 – 4;
C. 4 – 5;
D. Cả B và C.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Từ tháng 1 đến tháng 2, lượng mưa giảm từ 15 mm xuống 10 mm. Do đó A sai.
Từ tháng 3 đến tháng 4, lượng mưa tăng từ 8 mm lên 60 mm;
Từ tháng 4 đến tháng 5, lượng mưa tăng từ 60 mm lên 225 mm.
Do đó B và C đều đúng.
Câu 6. Các món ăn yêu thích của học sinh lớp 7C ghi lại trong bảng sau:
Dữ liệu định lượng trong bảng là:
A. Món ăn ưa thích: xúc xích, gà rán, pizza;
B. Số bạn yêu thích: 7, 3, 16, 5;
C. Xúc xích, gà rán, pizza, 7, 3, 16, 5;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Dữ liệu định lượng được biểu diễn bằng số thực.
Vậy dữ liệu định lượng trong bảng là số bạn yêu thích: 7, 3, 16, 5.
Các món ăn ưa thích: xúc xích, gà rán, pizza là dữ liệu định tính.
Câu 7. Một số con vật sống trên cạn: cá voi, chó, mèo, ngựa. Trong các dữ liệu trên, dữ liệu chưa hợp lí là:
A. Cá voi;
B. Chó;
C. Mèo;
D. Ngựa.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Dữ liệu chưa hợp lí là: cá voi vì cá voi không phải loài sống trên cạn.
Câu 8. Thân nhiệt (°C) của bạn An trong cùng khung giờ 7h sáng các ngày trong tuần được ghi lại trong bảng sau:
Bạn An đã thu được dữ liệu trên bằng cách nào?
A. Xem tivi;
B. Lập bảng hỏi;
C. Ghi chép số liệu thống kê hằng ngày;
D. Thu thập từ các nguồn có sẵn như: sách, báo, web.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Bạn An đo thân nhiệt cơ thể mình lúc 7h sáng bằng nhiệt kế, sau đó ghi chép số liệu thống kê theo từng ngày.
Câu 9. Cho bảng thống kê tỉ lệ phần trăm về các loại vật nuôi trong một trang trại:
Giá trị chưa hợp lí trong bảng dữ liệu là
A. Dữ liệu về tên các con vật;
B. Dữ liệu về tỉ lệ phần trăm;
C. Cả A và B đều đúng;
D. Cả A và B đều sai.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Trong trang trại gồm các vật nuôi: bò, thỏ, lợn, gà, vịt là hợp lí.
Do đó phương án A và C là sai.
Dữ liệu tổng tỉ số phần trăm của các loại con vật lớn hơn 100% là chưa hợp lí.
Do đó dữ liệu chưa hợp lí trong bảng thống kê trên là dữ liệu về tỉ lệ phần trăm.
Sử dụng biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm của các loại huy chương được trao trong một cuộc thi dưới đây để trả lời Câu 5, Câu 6 và Câu 7.
Câu 10. Biểu đồ biểu diễn thông tin về vấn đề gì?
A. Tỉ lệ phần trăm huy chương vàng;
B. Tỉ lệ phần trăm huy chương bạc;
C. Tỉ lệ phần trăm huy chương đồng;
D. Tỉ lệ phần trăm các loại huy chương được trao trong một cuộc thi.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Biểu đồ biểu diễn các thông tin về tỉ lệ phần trăm các loại huy chương được trao trong một cuộc thi.
II. Thông hiểu
Câu 1. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Diện tích đất trồng hoa huệ nhiều hơn diện tích đất trồng hoa loa kèn;
B. Diện tích đất trồng hoa huệ ít hơn diện tích đất trồng hoa hồng;
C. Diện tích đất trồng hoa hồng lớn nhất;
D. Diện tích đất trồng hoa huệ gấp 2 lần diện tích đất trồng hoa hồng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa loa kèn là: 24%.
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa huệ là: 36%.
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa hồng là: 40%.
Mà 24% < 36% < 40%.
Vậy diện tích đất trồng hoa huệ ít hơn diện tích đất trồng hoa hồng và nhiều hơn diện tích trồng hoa loa kèn.
Và diện tích trồng hoa hồng là lớn nhất.
Do đó phương án D là sai.
Câu 2. Tỉ lệ phần trăm các loại sách trong tủ sách của lớp 7C được thống kê trong bảng sau:
Trong các biểu đồ dưới đây, biểu đồ nào biểu diễn các thành phần của các loại sách trong tủ sách của lớp 7C?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Vì tủ sách của lớp 7C gồm 4 loại sách nên loại phương án B, D vì biểu đồ được biểu diễn bởi ba hình quạt tròn.
Tỉ lệ phần trăm của các loại sách khác nhau nên chỉ có đáp án A là thích hợp để biểu diễn các số liệu trên.
Vậy biểu đồ biểu đồ biểu diễn các loại sách trong tủ đồ của lớp 7C như sau:
Câu 3. Lượng bánh ngọt bán ra của một cửa hàng được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:
Cho các khẳng định sau:
(I) Cửa hàng bán được lượng bánh mì Donut tương đương với tổng lượng bánh mì bơ tỏi và bánh kem chuối.
(II) Cửa hàng bán được ít bánh lưỡi mèo nhất.
(III) Cửa hàng bán được lượng bánh Gato gấp 5 lần lượng bánh lưỡi mèo.
Có bao nhiêu khẳng định đúng?
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
+ Quan sát biểu đồ quạt tròn ta thấy:
• Lượng bánh mì bơ tỏi cửa hàng bán được chiếm 12%;
• Lượng bánh mì Donut cửa hàng bán được chiếm 25%;
• Lượng bánh Gato cửa hàng bán được chiếm 43%;
• Lượng bánh kem chuối cửa hàng bán được chiếm 13%;
• Lượng bánh lưỡi mèo cửa hàng bán được chiếm 7%.
+ Ta có: tổng lượng bánh mì bơ tỏi và bánh kem chuối chiếm 12% + 13% = 25%.
Vậy lượng bánh mì Donut bán được tương đương với tổng lượng bánh mì bơ tỏi và bánh kem chuối. Do đó (I) đúng.
+ Vì 7% < 12% < 13% < 25% < 43%
Nên cửa hàng bán được ít bánh lưỡi mèo nhất. Do đó (II) đúng.
+ Cửa hàng bán được lượng bánh Gato gấp lượng bánh lưỡi mèo là:
43% : 7% ≈ 6,14 (lần).
Do đó (III) sai.
Vậy có 2 khẳng định đúng.
Câu 4. Biểu đồ sau cho biết tỉ số phần trăm các mặt hàng bán chạy trong một cửa hàng đồ chơi.
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Số lượng búp bê bán ra bằng lần số lượng bộ lắp ghép;
B. Số lượng bộ tô màu bán ra gấp 2 lần số lượng búp bê;
C. Số lượng bộ lắp ghép bằng lần số lượng bộ tô màu;
D. Tổng số lượng búp bê, bộ lắp ghép và các mặt hàng khác bằng số lượng bộ tô màu.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
• Số lượng bộ tô màu bán ra là 50%, số lượng búp bê là 25% nên số lượng bộ tô màu bán ra gấp 2 lần số lượng búp bê. Do đó phương án B đúng.
• Số lượng bộ lắp ghép là 5%, số lượng bộ tô màu là 50% nên số lượng bộ lắp ghép bằng lần số lượng bộ tô màu. Do đó phương án C đúng.
• Tổng số lượng búp bê, bộ lắp ghép, các mặt hàng khác là: 25% + 5% + 20% = 50% bằng với số lượng bộ tô màu (50%) nên phương án D đúng.
Số lượng búp bê là 25%, số lượng bộ lắp ghép là 5% nên số lượng búp bê bán ra gấp 5 lần số lượng bộ lắp ghép. Do đó phương án A sai.
Câu 5. Số học sinh đăng kí học các Câu lạc bộ (CLB) Toán , CLB Ngữ văn, CLB Tiếng anh của lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn được biểu diễn qua biểu đồ hình quạt tròn sau:
Chọn khẳng định đúng:
A. Số học sinh đăng kí CLB Tiếng Anh nhiều nhất;
B. Số học sinh đăng kí CLB Toán ít hơn CLB Ngữ văn;
C. Tỉ lệ số học sinh đăng kí CLB Tiếng Anh nhiều hơn CLB Toán 7%.
D. Số học sinh đăng kí CLB Ngữ văn ít nhất.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm học sinh đăng kí CLB Ngữ văn là: 30%.
Tỉ lệ phần trăm học sinh đăng kí CLB Tiếng Anh là: 33%.
Số phần trăm học sinh đăng kí CLB Toán là:
100% – 30% – 33% = 37%.
Ta có: 30% < 33% < 37%.
Do đó:
• Số học sinh đăng kí CLB Ngữ văn ít nhất. Phương án D là khẳng định đúng.
• Số học sinh đăng kí CLB Toán nhiều nhất. Phương án A là khẳng định sai.
Khi đó phương án B là khẳng định sai.
• Tỉ lệ số học sinh đăng kí CLB Toán nhiều hơn CLB Tiếng Anh là:
37% – 33% = 4%. Do đó phương án C là khẳng định sai.
Câu 6. Sơn liệt kê ngày tháng năm sinh của các thành viên trong gia đình được ghi lại trong bảng sau:
Giá trị chưa hợp lí về dữ liệu các thành viên trong gia đình Sơn là:
A. Nguyễn Văn An;
B. Trần Thị Lan;
C. 27/6/2008;
D. 31/2/2012.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Giá trị chưa hợp lí về dữ liệu các thành viên trong gia đình Sơn là: ngày sinh 31/2/2012. Vì tháng 2 không có ngày 31.
Câu 7. Kết quả tìm hiểu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C cho bởi bảng thống kê sau:
Kết quả tìm hiểu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ của lớp 7C được cho bởi bảng thống kê sau:
Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C đại diện cho khả năng chơi cầu lông học sinh cả lớp 7C;
B. Dữ liệu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ lớp 7C đại diện cho khả năng chơi cầu lông học sinh cả lớp 7C;
C. Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông và bóng đá được thống kê chưa đủ đại diện cho khả năng chơi thể thao của các bạn lớp 7C;
D. Lớp 7C có 35 học sinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông của các bạn học sinh nam lớp 7C chưa đủ đại diện cho học sinh cả lớp 7C vì chưa thống kê khả năng chơi cầu lông của các bạn nữ. Do đó A sai.
Dữ liệu về khả năng chơi bóng đá của các bạn học sinh nữ lớp 7C chưa đủ đại diện cho học sinh cả lớp 7C vì chưa thống kê khả năng chơi bóng đá của các bạn nam. Do đó B sai.
Dữ liệu về khả năng chơi cầu lông và bóng đá được thống kê chưa đủ đại diện cho khả năng chơi cầu lông và bóng đá nên cũng không thể đại diện cho khả năng chơi thể thao của các bạn lớp 7C. Do đó C đúng.
Tổng số học sinh lớp 7C là: 2 + 15 + 3 + 15 + 3 = 38 (bạn). Do đó phương án D sai.
Câu 8. Cho bảng thống kê về tỉ số phần trăm các loại sách trong tủ sách của lớp 7A như sau:
Cho các phát biểu sau:
(I) Dữ liệu định lượng là các loại sách: sách lịch sử, truyện tranh, sách tham khảo, sách dạy kĩ năng sống và các loại sách khác;
(II) Dữ liệu định tính là tỉ số phần trăm: 15%, 20%, 30%, 25%, 15%.
(III) Dữ liệu chưa hợp lí là tỉ số phần trăm.
Số phát biểu sai là:
A. 0;
B. 1;
C. 2;
D. 3.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Dữ liệu định lượng là tỉ số phần trăm: 15%, 20%, 30%, 25%, 15%.
Dữ liệu định tính là các loại sách: sách lịch sử, truyện tranh, sách tham khảo, sách dạy kĩ năng sống và các loại sách khác.
Do đó (I) và (II) sai.
Ta có tổng tỉ số phần trăm là:
15% + 20% + 30% + 25% + 15% = 105% > 100%.
Do đó dữ liệu tỉ số phần trăm chưa hợp lí. Nên (III) đúng.
Vậy có 2 phát biểu sai.
Câu 9. Số học sinh vắng trong ngày hôm qua của các lớp khối 7 trường THCS Hoàng Văn Thụ được thống kê trong bảng sau:
Có bao nhiêu lớp có số học sinh vắng ít nhất?
A. 1;
B. 2;
C. 3;
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Quan sát bảng số liệu ta thấy:
Số học sinh vắng ít nhất trong một lớp là 1.
Lớp có số học sinh vắng ít nhất là lớp 7A4, 7A8.
Vậy có 2 lớp có số học sinh vắng ít nhất.
Sử dụng biểu đồ biểu diễn tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng các loại hoa trong một khu vườn để trả lời Câu 5 và Câu 6.
Câu 10. Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa hồng là:
A. 24%;
B. 36%;
C. 40%;
D. 60%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa loa kèn là: 24%
Tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa huệ là: 36%
Vậy tỉ lệ phần trăm diện tích đất trồng hoa hồng là:
100% – 24% – 36% = 40%.
Câu 11. Cho biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong 10 năm như dưới đây:
Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012 – 2015 tăng (hay giảm) bao nhiêu phần trăm?
A. Tăng 0,17%;
B. Tăng 1,43%;
C. Giảm 0,17%;
D. Giảm 1, 43%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012, 2013, 2014, 2015 lần lượt là: 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68%.
Ta có so sánh: 5,25% < 5,42% < 5,98% < 6,68%.
Do đó tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2012 – 2015 tăng:
6,68% – 5,25% = 1,43%.
Câu 12. Cho bảng số liệu biểu diễn số máy tính bán được mỗi ngày trong một tuần tại một cửa hàng như sau:
Biểu đồ nào biểu diễn đúng số liệu bảng thống kê trên?
A.
B.
C.
D.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Dựa vào bảng số liệu:
Ngày thứ 2 bán được 3 máy tính;
Ngày thứ 3 bán được 7 máy tính;
Ngày thứ 4 bán được 2 máy tính;
Ngày thứ 5 bán được 6 máy tính;
Ngày thứ 6 bán được 8 máy tính;
Ngày thứ 7 bán được 5 máy tính;
Ngày chủ nhật bán được 9 máy tính.
Ta có biểu đồ sau:
Vậy biểu đồ B là đúng với dữ liệu bảng thống kê.
Câu 13. Nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội vào một ngày hè được cho bởi biểu đồ dưới đây.
Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ là:
A. 38,5 °C;
B. 38 °C;
C. 37,5 °C;
D. 37 °C.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Nhiệt độ trung bình trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 14 giờ
(37 + 38 + 37,5) : 3 = 37,5 (°C).
Sử dụng biểu đồ dưới đây biểu diễn sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 –2018 để trả lời Câu 14 và Câu 15:
Câu 14. Trong giai đoạn này, tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2018 là bao nhiêu nghìn tấn?
A. 4 563 nghìn tấn;
B. 6 445 nghìn tấn;
C. 3 222 nghìn tấn;
D. 5 104 nghìn tấn.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2018 là:
1 341 + 1 780 + 1 442 + 1 882 = 6 445 (nghìn tấn).
Câu 15. Nếu quy ước rằng, sản lượng xuất khẩu cà phê trên 1 700 nghìn tấn là xuất siêu thì những năm nào Việt Nam đạt sản lượng xuất khẩu xuất siêu?
A. 2012;
B. 2016;
C. 2018;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Sản lượng xuất khẩu cà phê đạt trên 1 700 nghìn tấn là các năm 2012 (1 734 nghìn tấn), 2016 (1780 nghìn tấn), 2018 (1882 nghìn tấn).
III. Vận dụng
Câu 1. Cân nặng của các bạn học sinh lớp 7D (đơn vị: kg) được ghi lại trong bảng sau:
Số bạn có cân nặng trên 30 kg chiếm bao nhiêu phần trăm so với số lượng các bạn được khảo sát?
A. 95%;
B. 65%;
C. 30%;
D. 25%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Số học sinh có cân nặng trên 30 kg là:
15 + 8 + 3 = 26 (bạn)
Tổng số bạn lớp 7D là:
2 + 12 + 15 + 8 + 3 = 40 (bạn)
Tỷ lệ phần trăm của số bạn có cân nặng trên 30kg so với số lượng các bạn được khảo sát là:
.100% = 65%.
Câu 2. Cho bảng thống kê về mức độ ảnh hưởng (đơn vị %) của các yếu tố đến chiều cao của trẻ:
Bạn Nam muốn chiều cao phát triển tốt nên quan tâm đến chế độ nào nhất?
A. Chế độ thể dục thể thao;
B. Chế độ ngủ nghỉ;
C. Gen di truyền từ bố mẹ;
D. Chế độ ăn uống.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Theo bảng thống kê ta thấy mức độ ảnh hưởng của dinh dưỡng là lớn nhất, chiếm 32%.
Do đó để phát triển chiều cao thì bạn Nam nên quan tâm đến chế độ ăn uống.
Câu 3. Biểu đồ hình quạt tròn sau biểu diễn lượng bánh bán ra của một cửa hàng:
Biết rằng số lượng bánh Socola và số lượng bánh quẩy bán ra của cửa hàng là bằng nhau. Số phần trăm lượng bánh quẩy bán ra là:
A. 34%;
B. 12%;
C. 17%;
D. 54%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi tỉ số phần trăm lượng bánh quẩy bán ra là x% .
Ta có: x% + x% + 12% + 54% = 100%
Suy ra 2x% + 66% = 100%
Hay 2x% = 34%
Do đó x = 17%
Vậy lượng bánh quẩy bán ra chiếm 17%.
Câu 4. Cho biểu đồ biểu diễn tỉ lệ các loại rau bán được trong một ngày của một cửa hàng như dưới đây.
Biết rằng cửa hàng đó một ngày bán được tất cả 200 bó rau. Số lượng rau ngót một ngày bán được là
A. 20 bó;
B. 60 bó;
C. 21 bó;
D. 30 bó.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Số lượng rau ngót được bán trong 1 ngày là:
(bó)
Vậy của hàng bán được 21 bó rau ngót trong một ngày.
Câu 5. Biểu đồ ở hình dưới đây biểu diễn thời gian tự luyện tập piano ở nhà các ngày trong tuần của bạn Mai.
Tổng thời gian luyện tập piano ở nhà cả tuần của bạn Mai chiếm bao nhiêu phần trăm tổng thời gian trong một tuần (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)?
A. 5%;
B. 96,2%;
C. 4,8%;
D. 4,6%.
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có tổng thời gian tự luyện tập piano ở nhà cả tuần của bạn Mai là:
60 + 90 + 80 + 80 + 70 + 50 + 50 = 480 (phút) = 8 giờ.
1 ngày có 24 giờ, 1 tuần có 7 ngày.
Do đó, tổng thời gian của 1 tuần là: 24.7 = 168 (giờ).
Vậy tổng thời gian luyện tập piano ở nhà tổng cả tuần của bạn Mai chiếm số phần trăm tổng thời gian trong một tuần là:
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 3. Biểu đồ đoạn thẳng
Trắc nghiệm Ôn tập chương 5
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Tỉ lệ thức – Dãy tỉ số bằng nhau
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Đại lượng tỉ lệ thuận
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch