Trắc nghiệm Toán 7 Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
Câu 1. Cho hình lăng trụ đứng tam giác như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
A. Các đỉnh của hình lăng trụ là A, B, C, A’, B’, C’;
B. MN, NP là các cạnh bên;
C. NA là chiều cao của lăng trụ;
D. Tam giác ABC là mặt đáy của lăng trụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ MNP.ABC có 6 đỉnh M, N, P, A, B, C, mặt đáy là tam giác MNP và tam giác ABC, độ dài các cạnh bên MA, NB, PC là chiều cao của lăng trụ.
Do đó, đáp án A, B, C sai và đáp án D đúng.
Câu 2. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Các đỉnh của hình lăng trụ là A, B, C, D, A’, B’, C’, D’;
B. AA’, DD’ là các cạnh bên;
C. BC’ là chiều cao của lăng trụ;
D. Tứ giác A’B’C’D’ là mặt đáy của lăng trụ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hình lăng trụ ABCD.A’B’C’D có các đỉnh là A, B, C, D, A’, B’, C’, D’, chiều cao là độ dài các cạnh bên: AA’, BB’, CC’, DD’, có hai đáy là tứ giác ABCD và A’B’C’D’.
Do đó, các đáp án A, B, D đúng và đáp án C sai.
Câu 3. Cho hình lăng trụ đứng tam giác có chu vi đáy là C = 24 cm và chiều cao h = 10 cm. Diện tích xung quanh của lăng trụ là:
A. 24 cm2;
B. 240 cm2;
C. 20 cm2;
D. 120 cm2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Diện tích xung quanh của lăng trụ là:
Sxq = C.h = 24.10 = 240 (cm2).
Câu 4. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác có độ dài các cạnh đáy lần lượt là: 4 cm, 5 cm, 6 cm, 7 cm; chiều cao là 12 cm. Diện tích xung quanh của lăng trụ là:
A. 120 cm2;
B. 260 cm2;
C. 240 cm2;
D. 264 cm2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ đứng tứ giác có độ dài các cạnh đáy lần lượt là: 4 cm, 5 cm, 6 cm, 7 cm. Chu vi đáy của lăng trụ là: C = 4 + 5 + 6 + 7 = 22 (cm).
Chiều cao của lăng trụ: h = 12 cm
Diện tích xung quanh của lăng trụ là: Sxq = C.h = 22.12 = 264 (cm2).
Câu 5. Cho lăng trụ đứng tam giác có diện tích đáy là S = 4 m2 và chiều cao h = 5 m. Thể tích của lăng trụ đó là:
A. 20 m3;
B. 20 cm3;
C. 200 m3;
D. 10 m3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Thể tích của lăng trụ là: V = S . h = 4 . 5 = 20 (m3).
Câu 6. Hình nào dưới đây là hình lăng trụ đứng tam giác ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Hình lăng trụ đứng tam giác có hai đáy là hai tam giác, hai mặt đáy song song với nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó, trong các hình đã cho thì hình lăng trụ đứng tam giác là:
Câu 7. Hình nào dưới đây là hình lăng trụ đứng tứ giác ?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ đứng tứ giác có hai đáy là tứ giác nằm trong hai mặt song song với nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật.
Do đó, trong các hình đã cho, hình lăng trụ đứng tứ giác là:
Câu 8. Khẳng định nào sau đây là sai ? Trong hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác):
A. Hai mặt đáy song song với nhau;
B. Các mặt bên là những hình thoi;
C. Các cạnh bên song song và bằng nhau;
D. Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ đứng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong hình lăng trụ đứng tam giác (tứ giác):
– Hai mặt đáy song song với nhau;
– Các mặt bên là những hình chữ nhật;
– Các cạnh bên song song và bằng nhau;
– Độ dài một cạnh bên gọi là chiều cao của lăng trụ đứng.
Vậy đáp án B là đáp án sai.
Câu 9. Cho hình lăng trụ đứng tam giác như hình vẽ.
Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng là:
A. AA’, BB’, CC’;
B. AA’, AB, CC’;
C. AA’, AB, CA;
D. A’B, B’C, C’A.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng là: AA’, BB’, CC’.
Câu 10. Cho hình lăng trụ đứng tứ giác như hình vẽ.
Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng là:
A. Hình ADD’A’ và hình ABCD;
B. Hình A’BCD và hình AB’C’D’;
C. Hình ABCD và hình A’B’C’D’;
D. Hình BCC’B’ và hình ADD’A’.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Các mặt đáy của hình lăng trụ đứng là: Hình ABCD và hình A’B’C’D’.
Câu 11. Cho lăng trụ đứng tam giác có kích thước như hình vẽ. Thể tích của lăng trụ đó là:
A. 30 cm3;
B. 60 cm3;
C. 90 cm3;
D. 10 cm3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác vuông ABC.
Diện tích đáy là: S = (cm)
Thể tích của lăng trụ là: V = S . AA’ = 6 . 5 = 30 (cm3).
Câu 12. Thể tích của hình dưới đây là:
A. 120 cm3;
B. 520 cm3;
C. 52 cm3;
D. 400 cm3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hình trên bao gồm lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có đáy A’B’C’D’ là hình chữ nhật và lăng trụ đứng tam giác DEC.D’E’C’ có đáy là tam giác D’E’C’. Cả hai lăng trụ cùng có chiều cao h = BB’ = 8 cm.
Diện tích đáy của lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ là: S1 = 10.5 = 50 (cm2)
Thể tích của lăng trụ đứng tứ giác ABCD.A’B’C’D’ là: V1 = S1.h = 50.8 = 400 (cm3)
Diện tích đáy của lăng trụ đứng tam giác DEC.D’E’C’ là: (cm2)
Thể tích của lăng trụ đứng tam giác DEC.D’E’C’ là: V2 = S2.h = 15.8 = 120 (cm3)
Thể tích của hình cần tìm là: V = V1 + V2 = 400 + 120 = 520 (cm3).
Câu 13. Tính thể tích của hình sau.
A. 16 cm3;
B. 20 cm3;
C. 26 cm3;
D. 22 cm3.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình đã cho được tạo thành từ 2 hình hộp chữ nhật. Hình hộp chữ nhật thứ nhất có kích thước là 3 cm, 1 cm, 2 cm; hình hộp chữ nhật thứ hai có kích thước là 2 cm; 4 cm; 2cm.
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là: V1 = 3.1.2 = 6 cm3.
Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là: V2 = 2.4.2 = 16 cm3.
Thể tích hình lăng trụ đứng là: V = V1 + V2 = 6 + 16 = 22 cm3.
Câu 14. Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng
A. Song song với nhau;
B. Bằng nhau;
C. Vuông góc với hai đáy;
D. Có cả ba tính chất trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình lăng trụ đứng có các mặt bên là những hình chữ nhật, các cạnh bên vuông góc với đáy nên chúng song song và bằng nhau.
Câu 15. Khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Lăng trụ đứng tứ giác có tất cả các mặt là hình vuông là hình lập phương;
B. Lăng trụ đứng tứ giác có hai mặt đáy là hình chữ nhật là hình hộp chữ nhật;
C. Lăng trụ đứng tứ giác có 8 đỉnh;
D. Lăng trụ đứng tứ giác có hai mặt đáy là hình vuông là hình lập phương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Lăng trụ đứng tứ giác có tất cả các mặt là hình vuông là hình lập phương.
Lăng trụ đứng tứ giác có hai mặt đáy là hình vuông chưa chắc là hình lập phương vì các mặt bên có thể là hình chữ nhật thì lăng trụ này là hình hộp chữ nhật.
Do đó, đáp án D sai.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Trắc nghiệm Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến, ba đường phân giác trong một tam giác
Trắc nghiệm Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Trắc nghiệm Bài 36: Hình hộp chữ nhật và hình lập phương
Trắc nghiệm Bài 37: Hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác