Giáo án Toán 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Toán 7 Bài 11: Định lí và chứng minh định lí
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
· Nhận biết được một định lí, giả thiết, kết luận của định lí.
· Làm quen với chứng minh định lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
· Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
· Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
· Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
· Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học về định lí, các kiến thức đã được học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán sơ cấp về chứng minh định lí, tính chất.
· Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: vẽ hình theo yêu cầu.
· Viết gọn được giả thiết, kết luận của một định lí bằng kí hiệu.
· Bước đầu biết chứng minh định lí.
3. Phẩm chất
· Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
· Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
· Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, thước thẳng có chia khoảng.
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước…), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
– HS thấy được sự cần thiết của bài học, tạo động lực cho HS.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu
Trong Bài 10, ta dùng cách đo đạc để kiểm nghiệm tính chất sau:
“Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc đồng vị bằng nhau”.
Tuy nhiên, đo đạc chỉ cho kết quả gần đúng và trong trường hợp cụ thể.
Vậy có cách nào khác để chắc chắn tính chất đúng cho mọi trường hợp không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hôm nay ta sẽ đi làm quen với việc giải thích một tính chất là đúng bằng các suy luận, lập luận từ cái đã biết dẫn đến kết luận mà ta cần chỉ ra”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Định lí. Giải thiết và kết luận của định lí
a) Mục tiêu:
– Nhận biết định lí, giả thiết, kết luận của định lí và cách viết ngắn gọn giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
b) Nội dung:
HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi, đọc hiểu Ví dụ và làm các bài Luyện tập 1, 2.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức về định lí, giả thiết, kết luận, viết được giả thiết kết luận của một định lí.
d) Tổ chức thực hiện:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Toán 7 Kết nối tri thức Bài 11.
Xem thêm các bài giáo án Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 10: Tiên đề Euclid. Tính chất của hai đường thẳng song song
Giáo án Bài 11: Định lí và chứng minh định lí
Giáo án Luyện tập chung trang 58
Giáo án Bài tập cuối chương 3
Giáo án Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác
Giáo án Toán lớp 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây