Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) Địa Lí lớp 11.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
ĐỊA LÍ 11 BÀI 11 TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN
– Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc
– Hiện nay là 10 thành viên.
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
– Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
2. Cơ chế hợp tác
– Thông qua các diễn đàn.
– Thông qua các hiệp ước.
– Thông qua tổ chức các hội nghị.
– Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
– Xây dựng “khu vực thương mại tự do ASEAN”.
– Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN
1. 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc.
3. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.
III. THÁCH THỨC CỦA ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
3. Các vấn đề XH khác
– Đô thị hóa nhanh.
– Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
– Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
– Nguồn nhân lực.
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN
1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước.
– Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.
– Đa dạng trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội…
– Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
2. Cơ hội và thách thức.
a. Cơ hội:
– Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
– Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ…
– Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
b. Thách thức:
– Cạnh tranh lẫn nhau.
– Hòa nhập chứ không “hòa tan”
c. Giải pháp:
– Đón đầu đầu tư
– Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.
Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Câu 1: Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm?
A. Đa dạng hóa các mặt đời sống xã hội của khu vực
B. Phát triển cả kinh tế – chính trị và xã hội của khu vực
C. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAND.
D. Tập trung phát triển kinh tế của khu vực
Đáp án:
Cơ chế hợp tác của ASEAN rất phong phú và đa dạng là nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ASEAN
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Cho đến năm 2015, nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN?
A. Đông Ti-mo.
B. Lào.
C. Mi-an-ma.
D. Bru-nây.
Đáp án:
Cho đến năm 2015, nước ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN là Đông Ti-mo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao.
C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.
D. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định.
Đáp án:
Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao, mặc dù còn chưa đều và thật vững chắc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành ASEAN?
A. Có chung mục tiêu, lợi ích phát triển kinh tế.
B. Sử dụng chung một loại tiền.
C. Do sức ép cạnh tranh giữa các khu vực trên thế giới.
D. Có sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội của các nước.
Đáp án:
– Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.
– Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng: văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông.
=> đây là cơ sở cho sự giao lưu hợp tác đối thoại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
=> Nhận xét D đúng
– Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
=> Nhận xét A, C đúng
– Việc sử dụng chung đồng tiền không phải là cơ sở cho sự hợp tác liên kết giữa các nước.
=> Nhận xét B không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia.
D. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
Đáp án:
Cơ chế hợp tác của ASEAN là:
– Thông qua các diễn đàn.
– Thông qua các hiệp ước.
– Thông qua tổ chức các hội nghị.
=> Nhận xét A, B đúng
– Thông qua các dự án,chương trình phát triển.
=> Nhận xét D đúng
– Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia không phải là là cơ chế hợp tác của ASEAN
=> Nhận xét C không đúng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?
A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
B. Vấn đề người nhập cư.
C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc.
Đáp án:
Các thách thức của ASEAN hiện nay là
– Trình độ phát triển còn chênh lệch => nhận xét A đúng.
– Vẫn còn tình trạng đói nghèo
– Đô thị hóa nhanh
=> nhận xét C đúng
– Các vấn đề tôn giáo, dân tộc => nhận xét D đúng.
– Khu vực Đông Nam Á chủ yếu diễn ra hoạt động di cư người lao động để tìm kiếm việc làm -> gây ra mối lo ngại về nguồn lao động và chảy máu chất xám.
=> vì vậy vấn đề nhập cư không phải là thách thức của ASEAN
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là?
A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
D. Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.
Đáp án:
Mục tiêu phát triển của ASEAN là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trình độ nền kinh tế nhìn chung còn khá thấp so với nhiều quốc gia khác trong khu vực (như Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Thái Lan…), khoa học kĩ thuật chưa phát triển mạnh, trình độ công nghệ – kĩ thuật lạc hậu.
=> Đây là mặt hạn chế lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hợp tác cùng phát triển với các nước khác trong khu vực => khả năng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi Việt Nam phải đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để không bị đẩy lùi về khoảng cách, đồng thời ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chung của cả khu vực.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: 5 nước đầu tiên tham gia thành lập ASEAN là?
A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
B. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Xin-ga-po.
D. Thái Lan, Xin-ga-po , In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
Đáp án:
Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Mục tiêu tổng quát của ASEAN là?
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác.
Đáp án:
Mục tiêu tổng quát của ASEAN là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?
A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.
B. Trật tự – an toàn xã hội.
C. Khoa học – công nghệ.
D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.
Đáp án:
Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia đầy đủ đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Quốc gia có GDP/ người cao nhất trong số các quốc gia thuộc Đông Nam Á sau đây là?
A. Xin-ga-po.
B. Việt Nam.
C. Mi-an-ma.
D. Cam-pu- chia.
Đáp án:
GDP bình quân đầu người của Xin-ga-po rất cao trong khi nhiều nước trong khu vực lại có GDP bình quân đầu người rất thấp như: Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam..
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
D. Thông qua các hiệp ước.
Đáp án:
Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về hoạt động văn hóa, thể thao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á, được tổ chức 2 năm một lần.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển là?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
C. Hệ hống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.
Đáp án:
ASEAN chính thức được thành lập vào năm 1967 với 5 thành viên: Thái Lan, In- đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po. Số lượng các thành viên liên tục tăng ở các năm sau đó. Trải qua 40 năm phát triển, đến nay số lượng thành viên ASEAN đã đạt 10/11 thành viên.
=> Đây là thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 40 năm tồn tại và phát triển
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14: Cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là?
A. Thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài.
B. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
C. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.
D. Tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà lãnh đạo.
Đáp án:
Xác định từ khóa: cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế – xã hội.
– Môi trường phát triển ổn định là cơ sở nền tảng vững chắc cho sự phát triển của các hoạt động kinh tế – xã hội. Môi trường ổn định -> các hoạt động khai thác, sản xuất, trao đổi sản phẩm dịch vụ mới có thể hoạt động thuận lợi và hiệu quả; đời sống xã hội diễn ra bình thường. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài đặt cơ sở sản xuất lâu dài ở các nước đang phát triển.
– Ngược lại, khu vực có chiến tranh xung đột xảy ra triền miên -> phá hủy cơ sở vật chất, nhà máy, tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng trực tiếp và kìm hãm sự phát triển kinh tế. Ví dụ. Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
=> Như vậy, cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia cũng như toàn khu vực Đông Nam Á là tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình
A. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo đa dạng và ảnh hưởng sâu rộng.
B. Giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,…
C. Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
D. Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động.
Đáp án:
Mục tiêu của ASEAN nhẫn mạnh đến sự ổn định vì:
– Khu vực Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng -> dễ dẫn đến những mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp về văn hóa, tôn giáo.
– Có sự tranh chấp chủ quyền về biên giới, đảo, vùng biển (vấn đề biển Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.
– Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
=> Nhận xét A, B, C đúng.
– Khu vực đông dân, nguồn lao động trẻ và năng động => sẽ đem lại nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến -> đây là thuận lợi của nguồn lao động cho phát triển kinh tế – xã hội.
=> Đây không phải là nguyên nhân khiến ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định.
Đáp án cần chọn là: D