Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 10 Tiết 2: Kinh tế Địa Lí lớp 11.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
ĐỊA LÍ 11 BÀI 10 TIẾT 2: KINH TẾ
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
I. KHÁI QUÁT.
– Năm 1978: chính sách cải cách, hiện đại hóa nền kinh tế.
– Thành tựu:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất TG, trung bình đạt trên 8%/năm.
+ Tổng GDP đứng thứ 2 TG (439 tỉ USD năm 2015).
+ Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập đầu người tăng nhanh: gấp 5 lần (từ 276 USD – năm 1985 lên 1269 – năm 2004).
II. CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Công nghiệp
– Chính sách phát triển:
+ Thay đổi cơ chế quản lí: “Kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường”.
+ Chính sách mở cửa
+ Chính sách công nghiệp mới (năm 1994), tập trung vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô, xây dựng.
– Thành tựu:
+ Đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI – 2004: 60,6 tỉ USD).
+ Cơ cấu ngành: đa dạng.
+ Nhiều sản phẩm đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.
– Phân bố: Tập trung chủ yếu ở miền Đông.
2. Nông nghiệp
– Chính sách phát triển:
+ Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi…
+ Áp dụng KHKT vào sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
+ Miễn thuế nông nghiệp.
– Thành tựu:
+ Sản lượng nông sản tăng, một số loại đứng đầu thế giới: lương thực, bông, thịt lợn.
+ Trồng trọt chiếm ưu thế hơn so với chăn nuôi.
– Phân bố: tập trung chủ yếu ở phía Đông
III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM.
– Có mối quan hệ lâu đời.
– Hợp tác trên nhiều lĩnh vực, kim ngạch thương mại 2 chiều ngày càng tăng.
– Phương châm: “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 2: Kinh tế
Câu 1: Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở?
A. Miền Tây.
B. Miền Đông.
C. Ven biển.
D. Gần Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đáp án:
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào ?
A. Chế tạo máy.
B. Dệt may.
C. Sản xuất ô tô.
D. Hóa chất.
Đáp án:
Với chính sách công nghiệp hóa, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào ở nông thôn để phát triển ngành dệt may.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc?
A. Lương thực.
B. Củ cải đường.
C. Mía.
D. Chè.
Đáp án:
Cây lương thực có vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Các loại nông sản chính của đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc là?
A. Lúa mì, ngô, củ cải đường.
B. Lúa gạo, mía, bông.
C. Lúa mì, lúa gạo, ngô.
D. Lúa gạo, hướng dương, chè.
Đáp án:
Hoa Bắc, Đông Bắc có thế mạnh về cây lúa mì, ngô, củ cải đường nhờ có các đồng bằng màu mỡ cùng với điều kiện khí hậu ôn đới gió mùa phù hợp với đặc điểm sinh thái của nhóm cây trồng này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Khoa học công nghệ hiện đại.
B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
C. Chính sách mở cửa.
D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.
Đáp án:
Với chính sách công nghiệp hóa nông thôn (công nghiệp hương trấn), Trung Quốc đã tận dụng thế mạnh về nguồn nguyên liệu có sẵn ở nông thôn (nguyên liệu từ ngành nông nghiệp) để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Để thu hút vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc đã?
A. Tiến hành cải cách ruộng đất.
B. Tiến hành tư nhân hóa, thực hiện cơ chế thị trường.
C. Thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất.
D. Xây dựng nhiều thành phố, làng mạc.
Đáp án:
Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế, các khu chế xuất và mở cửa, cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất này -> nhằm thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc qua một số năm
(Đơn vị: %)
Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết, nhận xét nào sau đây đúng với tỉ trọng giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 – 2014?
A. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng liên tục.
B. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm liên tục.
C. Tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.
D. Tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ở giai đoạn 1985 – 1995 và giai đoạn 2004 – 2014; tăng ở giai đoạn 1995 – 2004.
Đáp án:
Nhận xét: Trong giai đoạn 1985 – 1995
– Tỉ trọng giá trị xuất khẩu có xu hướng tăng nhưng còn biến động:
+ Giai đoan 1985 – 1995 tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (39,3% lên 53,5%),
+ Giai đoạn 1995 – 2004 giảm nhẹ (53,5% xuống 51,4%)
+ Giai đoạn 2004 – 2014 tiếp tục tăng lên (51,4% lên 54,5%)
=> Nhận xét A, C không đúng
– Tỉ trọng giá trị nhập khẩu nhìn chung có xu hướng giảm nhưng còn biến động:
+ Giai đoạn 1985 – 1995 giảm nhanh tỉ trọng (60,7% xuống 46,5%)
+ Giai đoạn 1995 – 2004 tăng lên (46,5% lên 48, 6%)
+ Giai đoạn 2004 -2014 tiếp tục giảm xuống (48,6% xuống 45,5%)
=> Nhận xét B không đúng, nhận xét D đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là kết quả của?
A. Công cuộc đại nhảy vọt.
B. Cách mạng văn hóa và các kế hoach 5 năm.
C. Công cuộc hiện đại hóa.
D. Các biện pháp cải cách trong nông nghiệp.
Đáp án:
Công cuộc hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. Gia tăng dân số giảm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Đáp án:
Một trong những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc về mặt xã hội là đời sống nhân dân được cải thiện.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Các xí nghiệp, nhà máy ở Trung Quốc được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm là kết quả của?
A. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. Chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.
C. Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các đặc khu kinh tế.
D. Chính sách phát triển nền kinh tế chỉ huy.
Đáp án:
Trong quá trình thực hiện chính sách chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, các nhà máy, xí nghiệp ở Trung Quốc được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Các ngành công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh dựa trên thế mạnh về?
A. Lực lượng lao động dồi dào và nguyên vật liệu sẵn có.
B. Lực lượng lao động có kĩ thuật và nguyên vật liệu sẵn có.
C. Lực lượng lao động dồi dào và công nghệ sản xuất cao.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn và công nghệ sản xuất cao.
Đáp án:
Trung Quốc sử dụng lực lượng lao động dồi dào và nguyên liệu sẵn có ở nông thôn để phát triển các ngành công nghiệp như: vật liệu xây dựng, đồ gốm sứ, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc?
A. Cây lương thực có sản lượng đứng đầu thế giới.
B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế.
C. Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa mì, ngô, chè.
D. Cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
Đáp án:
Cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc:
– Một số sản lượng nông sản (lương thực, bông, thịt lợn) có sản lượng đứng hàng đầu thế giới (thuộc tốp hàng đầu) nhưng không phải là lớn nhất. => nhận xét A không đúng.
– Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi -> nhận xét B đúng.
– Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam có thế mạnh về lúa gạo, mía, chè => nhận xét C không đúng
(lúa mì, ngô là thế mạnh của vùng đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc với khí hậu ôn đới).
– Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất -> nhận xét cây công nghiệp chiếm vị trí quan trọng nhất là không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nhận xét đúng về cơ cấu sản phẩm ngành trồng trọt của miền Bắc và miền Nam thuộc lãnh thổ phía đông Trung Quốc là?
A. Miền Bắc chỉ phát triển cây trồng có nguồn gốc ôn đới, miền Nam chỉ phát triển cây trồng miền nhiệt đới.
B. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, miền Nam là cây trồng cận nhiệt và ôn đới.
C. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, miền Nam chỉ phát triển cây nhiệt đới.
D. Miền Bắc chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt; miền Nam là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt.
Đáp án:
– Đồng bằng Hoa Bắc, Đông Bắc thuộc miền Bắc của lãnh thổ phía đông, có các cây trồng chính là: lúa mì, ngô, củ cải đường.
=> Miền Bắc thích hợp với cây trồng có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (lúa mì, ngô) hoặc ôn đới (củ cải đường).
– Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam thuộc miền Nam của lãnh thổ phía đông, có các cây trồng chính là: lúa gạo, mía, chè, bông.
=> Miền Nam thích hợp với cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt : lúa gạo thích hợp nhất với khí hậu nhiệt đới (ngoài ra cũng trồng được ở vùng cận nhiệt), chè là cây trồng cận nhiệt; bông và mía là cây trồng miền nhiệt đới.
=> Nhận xét A, B, C sai.
Nhận xét D đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?
A. Thay đổi cơ chế quản lý.
B. Thực hiện chính sách mở cửa.
C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.
D. Ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống.
Đáp án:
Chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc là:
– Thay đổi cơ chế quản lý: chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường => nhận xét A đúng.
– Thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi với thị trường thế giới => nhận xét B đúng.
– Chủ động đầu tư hiên đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất => nhận xét C đúng.
– Thực hiện chính sách công nghiệp mới, tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Đây là những ngành công nghiệp hiện đại, có thể tăng nhanh năng suất.
=> Nhận xét: ưu tiên phát triển công nghiệp truyền thống là không đúng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp là do?
A. Sản lượng lương thực thấp.
B. Diện tích đất canh tác chỉ có khoảng 100 triệu ha.
C. Dân số đông nhất thế giới.
D. Năng suất cây lương thực thấp.
Đáp án:
Biết rằng: Bình quân lương thực đầu người = Sản lượng lương thực / Tổng số dân (kg/người)
Trung Quốc có sản lượng lương thực lớn nhưng dân số đông (chiếm 1/5 dân số thế giới)
=> Bình quân lương thực đầu người thấp.
Đáp án cần chọn là: C