Tóm tắt Sóng ngắn nhất
Tóm tắt Sóng – mẫu 1
Khổ 1 và 2 là bản chất của “sóng” và “em”, đều có sự đối lập lúc dữ dội lúc dịu êm, đó là trạng thái cảm xúc thất thường của người con gái khi yêu. Khổ 3 và 4 là những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ đâu. Khổ 5 và 6 là nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu. Dù là “Dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước” dù thức hay ngủ thì vẫn hướng về người mình yêu. Khổ 7,8 và 9 là khát vọng tình yêu vĩnh cửu, là khát khao mãnh liệt và chính đáng của người phụ nữ mong muốn được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu” và khát khao hòa nhập tình yêu trong tình yêu chung bao la.
Tóm tắt Sóng – mẫu 2
Khổ 1 và 2 là bản chất của “sóng” và “em”, đều có sự đối lập lúc dữ dội lúc dịu êm, đó là trạng thái cảm xúc thất thường của người con gái khi yêu. Sóng thể hiện ngay những cảm xúc rõ ràng của một tâm hồn khao khát được yêu đương mãnh liệt đang đăm chiêu tìm kiếm một tình yêu rộng lớn hơn ngoài kia. Khổ 3 và 4 là những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ đâu? Nhân vật trữ tình đang băn khoăn tự hỏi chính mình một câu hỏi mà vốn muôn đời nào ai lý giải được khi đã dấn thân vào vòng xoáy tình yêu. Khổ 5 và 6 là nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu. Dù là “Dưới lòng sâu” hay “trên mặt nước” dù thức hay ngủ thì vẫn hướng về người mình yêu. Đó là tất cả tình cảm thủy chung nơi người con gái với người mình yêu thương. Dù là ở đâu, đi đâu, dù xuôi dù ngược trong bốn phương tám hướng chân trời thì cũng chỉ hướng về một phương anh duy nhất. Khổ 7, 8 và 9 là khát vọng tình yêu vĩnh cửu, là khát khao mãnh liệt và chính đáng của người phụ nữ mong muốn được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu” và khát khao hòa nhập tình yêu riêng tư nhỏ bé của mình trong tình yêu chung bao la, rộng lớn.
Tóm tắt Sóng – mẫu 3
Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu của sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để đi tìm đến một tình yêu bao la và rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết đỗi mình trong một tình yêu và muốn được hóa thân vĩnh viễn để trở thành một tình yêu muôn thuở.
Tóm tắt Sóng – mẫu 4
Vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là tình yêu cao đẹp, thủy chung, luôn khát khao đến bến bờ hạnh phúc.
Tóm tắt Sóng – mẫu 5
Qua hình tượng sóng, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.
Tóm tắt Sóng – mẫu 6
Khổ 1 và 2 là bản chất của “sóng” và “em”, đều có sự đối lập lúc dữ dội lúc dịu êm. Khổ 3 và 4 là những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu. Tình yêu bắt nguồn từ đâu? Khổ 5 và 6 là nỗi nhớ và lòng thủy chung của người con gái khi yêu. Khổ 7,8 và 9 là khát vọng tình yêu vĩnh cửu, là khát khao mãnh liệt được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”.
Tóm tắt Sóng – mẫu 7
Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ, hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở đi nữa thì tình yêu bao giờ cũng đẹp và cũng đến được tận cùng của hạnh phúc ấy như con sóng nhỏ đến với bờ bến vậy.
Tóm tắt Sóng – mẫu 8
Điều mà đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là một sự thành thật rất trân thực, thành thật trong quan hệ bạn bè và với xã hội và cả trong tình yêu nữa. Chị không những quanh co, không giấu diếm một điều gì, mà mỗi dòng thơ và mỗi trang thơ đều được phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ta đã biết được rằng rất khá kĩ đời tư của chị. Đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh.
Tóm tắt Sóng – mẫu 9
Qua hình tượng của Sóng trên cơ sở đã khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ Sóng đã diễn tả được một tình yêu của người phụ nữ tha thiết, nồng nàn và thủy chung. Tình yêu ấy đã vượt lên trên mọi sự thử thách của thời gian và sự hữu hạn của một đời người. Từ đó ta có thể thấy được tình yêu là một thứ tình cảm rất cao đẹp, một hạnh phúc thật lớn lao của con người.
Tóm tắt Sóng – mẫu 10
Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ được chia làm 4 phần, phần 1 (2 khổ thơ đầu): Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng, phần 2 (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu, phần 3 (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu, phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt. Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Video bài giảng Văn 11 Sóng – Cánh diều
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Sóng
Tóm tắt Lời tiễn dặn
Tóm tắt Tôi yêu em
Tóm tắt Nỗi niềm tương tự
Tóm tắt Trao duyên
Tóm tắt Đọc Tiểu Thanh kí