Soạn bài Ôn tập lớp 11 trang 103 hay nhất
Câu 1 (trang 103, 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản chuyện – truyện kí đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Đề tài
|
Câu chuyện |
Sự kiện |
Nhân vật |
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự |
|
|
|
|
Tôi đã học tập như thế nào? |
|
|
|
|
Xà bông “con vịt” |
|
|
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Đề tài |
Câu chuyện |
Sự kiện |
Nhân vật |
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự |
Thông qua cái nhìn của nhân vật Tuấn, tác giả đã cho người đọc thấy được “chứng tích thời đại” là căn nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Đồng thời, qua căn nhà mộc mạc ấy, người đọc cũng thấy được vẻ đẹp con người của cụ Phan Bội Châu |
Quỳnh và Tuấn đã có dịp tới thăm nhà cụ Phan Bội Châu, được tận mắt trông thấy cụ, được cụ trò chuyện, hỏi han, chỉ dạy về tinh thần yêu nước của dân tộc ta và cho xem những cuốn sách do chính cụ soạn. |
Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, thành phố Huế, vào năm 1927 |
– Tuấn – Quỳnh – Cụ Phan Bội Châu. |
Tôi đã học tập như thế nào? |
Từ câu chuyện thời thơ ấu của mình, tác giả đã cho người đọc thấy được sự quan trọng của việc tự học và đọc sách. |
Bằng việc Pê- xcốp hồi tưởng về quá khứ nghịch ngợm, bồng bột khi còn nhỏ của mình, sau đó trở về với thực tại, kể cho người đọc về động cơ khiến bản thân mình thay đổi tốt hơn từng ngày: đó là nhờ vào việc tự học và tự đọc sách. Sách đã mang đến những giá trị ý nghĩa cho cuộc đời và tư tưởng của Pê-xcốp |
– Nhân vật Pê-xcốp hồi tưởng về kí ức đi học của mình. – Nhân vật Pê-xcốp khi trưởng thành, có những suy nghĩ, hành động chín chắn, nhìn nhận lại bản thân mình và chia sẻ với người đọc suy nghĩ của mình |
– Nhân vật Pê – xcốp. – Đức giám mục Cri-xan-phơ |
Xà bông “con vịt” |
Văn bản ca ngợi tấm lòng của những người con yêu nước, yêu quê hương, luôn muốn đất nước và cuộc sống trở nên tốt đẹp, phát triển hơn. Họ sẵn sàng đánh đổi cả sự nghiệp của mình, có thể mất hết tất cả, nhưng không thể mất đi được lòng trung trinh và đất nước. |
Truyện kể về Cai Tuất, ông cùng với một số nhân sĩ yêu nước khác đã mở một xưởng sản xuất xà bông hiệu là “Con Vịt” để người Việt có thể dùng hàng Việt. Khi những mẻ xà bông đầu tiên của Cai Tuất ra lò, mọi người và cả ông đều hết sức là vui mừng. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì có người chỉ điểm của Pháp đã khiến cho những cơ sở sản xuất như ông Tuất bị đàn áp, không kinh doanh nổi. |
– Cai Tuất trả lại chức vụ đang làm của mình, quyết định cùng với một số nhân sĩ trí thức cùng nhau mở một cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”. – Ông Tuất bắt đầu mở xưởng sản xuất kinh doanh của mình, trước tiên là ông đã di dời những khu mộ để lấy đất mở xưởng. Sau đó vợ của ông lại đi gom dừa khô về để làm xà bông. – Ông cùng với chủ nhà máy Dương cùng trò chuyện về cuộc vận động Minh Tân. Cả hai ông đều có mong muốn canh tân lại đất nước, không để con người phải chịu đói khổ trước bọn tay sai của Pháp. – Những sản phẩm đầu tiên của hãng xà bông của ông Tuất đã ra lò, đó là sản phẩm của người Việt làm để bán cho người Việt. – Trần Bá Thọ chính là chỉ điểm cho bọn Pháp, nên sau đó chúng đã đàn áp và thu lại tất cả những cơ sở sản xuất xà bông của hội Minh Tân. – Trước khi bọn thực dân Pháp đến, ông Tuất đã đốt xưởng sản xuất của mình để tỏ rõ lòng trung thành của mình với đất nước. |
– Cai Tuất – Trần Chánh Chiếu |
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki), Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định).
Trả lời:
Văn bản |
Nhân vật |
Ví dụ về yếu tố hư cấu |
Tác dụng của yếu tố hư cấu trong việc khắc họa nhân vật |
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự |
Cụ Phan Bội Châu |
Các câu nói, hành vi cụ thể của cụ Phan; các biểu hiện tình cảm của Tuấn dành cho cụ Phan… |
Khắc hoạ được chân dung phong thái của nhân vật lịch sử như một chứng tích; thể hiện được tầm ảnh hưởng của cụ Phan đối với thanh niên đương thời…. |
Tôi đã học tập như thế nào? |
Cậu bé Pê – xcốp |
Bối cảnh, tình huống xảy ra các sự việc; những cảm nhận cụ thể về sự yêu ghét của các ông giáo; tác dụng của sách; cuộc đấu tranh giữa con thủ và con người; các câu nói, hành vi cụ thể của nhân vật… |
Các trải nghiệm của nhân vật, tính cách, quá trình trưởng thành của nhân vật vừa sinh động, vừa mang tính khái quát cao: những bài học của nhân vật dễ trở thành bài học kinh nghiệm chung, thấm thía đối với nhiều người. |
Xà bông “con vịt” |
Cai Tuất |
Các suy nghĩ, động cơ lựa chọn hành động của Cai Tuất; tình cảm trung thành của con chó đối với Cai Tuất… |
Nhân vật trở nên thực và sinh động hơn. |
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Trong phần đầu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau:
– Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưu lắm, phải không?
– Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiểu không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không?
Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy?
Trả lời:
– Cuộc trò chuyện giữa Đức Giám mục Cri-xan phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau. Nhưng người đọc có thể nghe thấy trong các câu hỏi của Đức Giám mục cả câu trả lời của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Ví dụ: Trước câu hỏi “Có thể thôi à?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời cậu lên 6, 7 tuổi; giữa hai câu hỏi “Ai dạy Ông có hiển không?” chắc chắn Pê-xcốp đã trả lời ông ngoại dạy (thánh thị) …
“Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chứ bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?” “Con học theo thánh thi à? Ai dạy: Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào! Nhưng con nghịch lắm phải không?”
Điều này vừa làm tăng nhịp độ đối thoại vừa có tác dụng làm nổi bật cách làm chủ tình hình và cách nói năng thân mật đi thẳng vào lòng người của nhân vật Giám mục Cri-xan-phơ, đồng thời tạo bước chuyển hợp lí trong cách cư xử với mọi người của nhân vật cậu bé Pê-xcốp.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ” mà khi bước lên độc giả đang “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy” không? Vì sao?
Trả lời:
– Tuy mỗi cuốn sách không thể tạo ra phép màu, đột biến, nhưng từng tí, từng tí một như từng bậc thang trong ngàn vạn bậc thang – rất nhiều cuốn sách hay và có ích tiếp nối nhau… việc tách khỏi con thú để “lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy” là hoàn toàn có thể. Chính tác giả truyện Tôi đã học tập như thế nào là một bằng chứng sống, không thể chối cãi.
Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
Cần lưu ý một số điều sau:
– Hiểu rõ yêu cầu cần đáp ứng trong thảo luận/ tranh luận (Hoạt động thảo luận chủ yếu là để xem xét vấn đề từ nhiều phía, lắng nghe ý kiến của nhiều thành viên nhằm mang lại cho mọi người nhận thức chung, sáng rõ, đẩy đủ, sâu sắc về vấn đề. Hoạt động tranh luận dựa trên các ý kiến khác biệt, nhằm cho thấy tính đa dạng, phức tạp của vấn để tránh cho mọi người cách hiểu, nhận thức đơn giản, dễ dãi, xuôi chiều, một phía.)
– Chấp hành sự phân công của người điều hành buổi thảo luận, tranh luận (về thứ tự, thời điểm, thời gian mỗi thành viên được cho phép phát biểu).
– Lắng nghe, ghi chép, chuẩn bị ý kiến để phát biểu bổ sung, phát triển ý kiến; thể hiện sự đồng tình hay phản bác khi cần.
– Thể hiện thái độ lịch sự, cầu thị, hợp tác.
– …
Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại một hồi ức sâu sắc của bản thân hoặc tầm quan trọng của hồi ức tuổi thơ trong sáng tác của một nhà văn. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có).
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Ai cũng có một thời tuổi thơ đáng nhớ với những kỉ niệm đẹp đẽ. Có thể là niềm vui, nỗi buồn, nhưng những kỉ niệm đó sẽ đi theo chúng ta đến hết cuộc đời, nuôi dưỡng tâm hồn của ta. Chính vì thế, kí ức tuổi thơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân. Kí ức tuổi thơ là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Đó là những ngày tháng rong chơi cùng bạn bè, là những lần nghịch ngợm bị ba mẹ mắng. Nhưng những kỉ niệm ấy đều đẹp, đều ý nghĩa vì khi đó ta còn vô tư, không lo toan, vướng vào bộn bề cơm áo gạo tiền của cuộc sống. Những kỉ niệm này sẽ mãi khắc sâu vào trong tâm trí và sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời, góp phần làm hoàn thiện tính cách, lối sống của bản thân sau này, khi bản thân nghĩ về những ngày thơ bé có thể mỉm cười. Kí ức tuổi thơ là một phần thanh bình, an yên nhất của con người. Bao năm tháng lam lũ xa quê lập nghiệp, khi trở về quê nhà nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm ngày còn bé, trong lòng nao nao những cảm xúc; bỗng nhiên ta sẽ thấy hóa ra có những ngày bản thân đã hồn nhiên đến thế. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, không có nhiều những trải nghiệm đáng nhớ hồi còn trẻ. Những người này sẽ thiệt thòi hơn những người có một “tuổi thơ dữ dội”. Hồi còn trẻ, chúng ta hãy cố gắng trải nghiệm thật nhiều, học hỏi thật nhiều, tạo nhiều khoảnh khắc, kỉ niệm đẹp cho bản thân để sau này khi nhìn lại mới thấy ta đã từng sống trọn vẹn thế nào.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xà bông “con vịt”
Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
Ôn tập trang 103