Bố cục bài Chân quê chuẩn nhất
Bố cục văn bản Chân quê
Gồm: 4 phần
+ Phần 1: Đoạn 1: Từ đầu đến “em làm khổ tôi”
+ Phần 2: Đoạn 2: Tiếp theo đến “cái quần nái đen”
+ Phần 3: Đoạn 3: Tiếp theo đến “cho vừa lòng anh”
+ Phần 4: Đoạn 4: Phần còn lại
Nội dung chính Chân quê
Bài thơ thể hiện tâm trạng xót xa, hụt hẫng của nhân vật trữ tình trước sự thay đổi của người con gái mình yêu cùng ước nguyện tha thiết mong người con gái ấy hãy giữ lấy vẻ đẹp chân chất mộc mạc của thôn quê. Qua đó, bài thơ còn bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tha thiết với những giá trị truyền thống dân tộc của tác giả.
Tóm tắt Chân quê
Tóm tắt Chân quê – mẫu 1
ác phẩm “Chân quê” của Nguyễn Bính là một bài thơ lục bát tâm tình cảm động với thông điệp nhắn nhủ về giá trị của nét đẹp chân quê trong cuộc sống hiện đại. Nhân vật chính của bài thơ là một chàng trai trữ tình, luôn trông ngóng và mong chờ người yêu trở về từ tỉnh xa. Khi nàng về, chàng trai đã đón nàng tận con đê đầu làng để giữ lại vẻ đẹp chân quê của người yêu mình. Tuy nhiên, đời sống phương Tây đã ảnh hưởng đến nàng, khiến nét đẹp chân quê của cô bị thay đổi. Tác giả Nguyễn Bính muốn nhắn nhủ đến chúng ta rằng, trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực và phức tạp, chúng ta cần phải giữ gìn nét đẹp đơn sơ, mộc mạc, bình dị của con người Việt Nam. Đó là một nét truyền thống đáng quý, cần được gìn giữ và truyền dịp từ thế hệ này sang thế hệ sau. Tác phẩm “Chân quê” đã truyền tải được thông điệp sâu sắc đó, cũng như mang lại cho độc giả một trải nghiệm tuyệt vời về tình yêu và sự đoàn kết của con người.
Tóm tắt Chân quê – mẫu 2
Bài thơ “Chân quê” của Nguyễn Bính là một tác phẩm văn chương đặc sắc của văn học Việt Nam. Thông qua câu chuyện tình yêu đơn giản, chân thành, tác giả đã thể hiện được sự tôn trọng và yêu thương đối với nét đẹp đơn giản, mộc mạc của đất nước, của con người Việt Nam. Nhân vật chính của bài thơ là một chàng trai trẻ trung, đam mê sự đơn giản và bình dị của cuộc sống quê hương. Khi người yêu của anh ta đi vắng, anh ta vẫn giữ mãi tình yêu với cô gái, và luôn trông chờ những khoảnh khắc đầy hạnh phúc khi hai người sẽ được đoàn tụ. Tuy nhiên, khi cô gái trở về, anh ta đã phải đối mặt với sự thay đổi trong cách cô ấy sống và suy nghĩ. Cô gái đã bị ảnh hưởng bởi phong cách sống phương Tây, khiến cho những giá trị đơn giản của quê hương bị lãng quên. Tác giả Nguyễn Bính muốn truyền tải thông điệp rằng, dù có thay đổi như thế nào thì những giá trị đẹp và bền vững của đất nước, của con người Việt Nam vẫn luôn tồn tại và cần được gìn giữ. Chúng ta không nên lãng quên nguồn gốc của mình, cần phải tôn trọng và bảo vệ những giá trị đơn giản, chân thật và bình dị trong cuộc sống. Và đó cũng chính là điểm nhấn đặc biệt của bài thơ “Chân quê” – một tác phẩm văn chương đầy ý nghĩa và sâu sắc.
Ý nghĩa nhan đề Chân quê
– “Chân quê” – chính là những cái gốc gác của quê hương. Đó là những cái móng rễ, của quên hương mà mỗi người sinh ra trên đời đều được thừa hưởng.
– Lí giải sâu sắc hơn thì “chân quê” chính là vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của vùng thôn quê, của những người con quê. Đó là sự chân thật trong lối sống bình dị, giản đơn của người dân quê. Đó là sự chân chất, thật thà, thẳng thắn, hồn nhiền, trong sáng, không chút vụ lợi, tối tăm của người dân quê. Đó là vẻ đẹp yên bình, thanh bần nhuốm màu lên khung cảnh, cuộc sống ở quê.
= > Có lẽ rất yêu mến và mong muốn gìn giữ cái vẻ đẹp “chân quê” ấy nên tác giả đã không ngần ngại đặt tên cho tác phẩm của mình.
Giá trị nội dung Chân quê
– Bài thơ là hình ảnh chàng trai đứng trước bi kịch muốn níu giữ vẻ đẹp chân quê ở người yêu đi tỉnh về bị ảnh hưởng của lối sống phương Tây xa lạ. Thông qua bài thơ, tác giả thể hiện niềm lo âu, băn khoăn, day dứt và dự cảm về những đổi thay nhanh chóng đến đáng sợ của những gì vốn mang đậm bản sắc quê hương, dân tộc.
Giá trị nghệ thuật Chân quê
– Bài thơ Chân Quê Nguyễn Bính được viết theo thể thơ lục bát để giọng điệu bài thơ trở nên tâm tình, tha thiết, thể hiện thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn.
– Ngôn ngữ bài thơ bình dị, gần gũi, mộc mạc, mang đậm chất quê.
– Cả bài thơ được cấu tạo theo nhịp đi 2/2 đều đều, nhịp nhàng, dàn trải thể hiện các cung bậc tình cảm khác nhau mà thuỷ chung.
– Câu “Thày u mình với chúng mình chân quê” bỗng đổi nhịp 3/3/2 giống như một sự “đảo phách” đã tạo lên hiệu quả có sức nặng khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân quê.
Đọc tác phẩm Chân quê
Chân quê
Nguyễn Bính
Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?
Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
1936
(In trong Tổng hợp Văn học Việt Nam, tập 25, NXB Khoa học Xã hội, 2000, tr. 457 – 458)
Video bài giảng Ngữ văn 11 Chân quê – Chân trời sáng tạo
Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bố cục Đồ gốm gia dụng của người Việt
Bố cục Chân quê
Bố cục Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai
Bố cục Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Bố cục Sống, hay không sống – đó là vấn đề