Bố cục bài Dương phụ hành chuẩn nhất
Bố cục văn bản Dương phụ hành
Bố cục gồm 2 phần
– Phần 1: 7 câu đầu: Hình ảnh người thiếu phụ Tây dương
– Phần 2: câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ
Nội dung chính Dương phụ hành
Tác giả khắc họa chân dung người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt. Trong chuyến đi này, ông có dịp tiếp xúc với những người châu Âu, thấy nhiều điều mới lạ.
Tóm tắt Dương phụ hành
Tóm tắt Dương phụ hành – mẫu 1
Cao Bá Quát nổi tiếng người có nhân cách cứng rắn, ngang tàng đồng thời ông là một ngòi bút tài hoa, các sáng tác của ông đều mang tới sự mới mẻ và sắc sảo cho các độc giả. Tác phẩm Dương Phụ Hành được ra đời trong khoảng thời gian Cao Bá Quát có dịp cùng phái bộ của Đào Phú Trí đi công cán ở bên Inđônêxia. Tiếng thì là được “dương trình hiệu lực” nhưng thực chất mà nói là điều đi với mục đích để phục dịch “lấy công chuộc tội”. Nhưng nhờ vậy mà mới “có cuộc hoạn du mới biết cá lớn nghìn dặm”, trên hành trình đi công cán, nhà thơ Cao Bá Quát đã có dịp được trò chuyện cũng như tiếp xúc với những người châu Âu nhờ đó mà ông được tiếp thu những kiến thức của một nền văn minh mới lạ. Đặc biệt, tròng chuyến đi ấy Cao Bá Quát đã phát hiện ra nhiều nét mới mà rất đáng yêu của người phụ nữ nơi Tây phương xa xôi. Trong mắt nhà thi sĩ, người đàn bà ấy hiện lên thật sinh động và quyến rũ làm sao. Hình ảnh người thiếu phụ yêu kiều, duyên dáng. Cả từ những hành động nghiêng mình làm nũng để đòi sự yêu thương, chiều chuộng, chăm sóc từ người chồng của mình thật dễ thương, thú vị làm sao. Bằng đôi mắt tinh tế cùng ngòi bút tài hoa, tác giả đã quan sát và ghi lại tất cả những chi tiết ấy để rồi miêu tả cảnh tượng ấy một cách thật khách quan. Sự đồng cảm, tán thưởng được nhà thơ được bộc lộ một cách rất nhẹ nhàng, kín đáo. Bởi vậy mà hình tượng người đàn bà Tây dương trong “Dương Phụ Hành” mới mang những nét riêng rất mới lạ, độc đáo và đặc sắc.
Tóm tắt Dương phụ hành – mẫu 2
Cao Bá Quát là một trong các nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ta có thể ví thơ ông giống như một cây đàn điệu hết sức phong phú và mới mẻ, điều đó được bộc lộ rất rõ nét trong nội dung và cảm hứng sáng tác. Toàn bộ bức tranh được nhà thơ khắc họa đầy gợi cảm và ngọt ngào về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, từ những cử chỉ, hành động đầy thân mật, đáng yêu của đôi vợ chồng người Phương Tây. Và dù khoảnh khắc ấy đã được Cao Bá Quát quan sát và miêu tả lại một cách rất thực, rất sinh động nhưng dường như những chi tiết ấy chỉ đóng vai trò trong việc dồn nén cảm xúc để rời khi tới dòng thơ cuối cùng, người thi sĩ ấy đã chẳng thể kìm hãm sự rối bời và nỗi thống khổ được nữa, thốt lên một lời tự than:
Giá trị nội dung Dương phụ hành
Dương phụ hành là một bài thơ hay khi tác giả khắc họa chân dung người thiếu phụ Tây Dương, qua đó nhà thơ nghĩ về giai nhân và tài tử, về hạnh phúc trong sum họp và nỗi đau trong li biệt. Trong chuyến đi này, ông có dịp tiếp xúc với những người châu Âu, thấy nhiều điều mới lạ.
Giá trị nghệ thuật Dương phụ hành
– Thể hành viết lối đơn giản nhưng dễ hiểu
– Lời thơ mộc mạc chứa ý nghĩa sâu sắc
Đọc tác phẩm Dương phụ hành
Dương phụ hành
(Bài hành về người thiếu phụ phương Tây)
Cao Bá Quát
Phiên âm
Tây dương thiếu phụ y như tuyết,
Độc bằng lang kiên toạ minh nguyệt.
Khước vọng Nam thuyền đăng hoả minh,
Bả duệ nâm nâm hướng lang thuyết.
Nhất uyển đề hồ thủ lãn trì,
Dạ hàn vô ná hải phong xuy.
Phiên thân cánh sảnh lang phù khởi,
Khỏi thức Nam nhân hữu biệt li.
Dịch nghĩa
Người thiếu phụ Tây dương- áo trắng như tuyết,
Tựa vai chồng ngồi dưới bóng trăng thanh.
Nhìn thuyền người Nam thấy đèn lửa sáng,
Kéo áo nói rì rầm với chồng.
Một cốc sữa hững hờ trên tay,
Gió bể thổi hơi lạnh ban đêm không chịu nổi.
Vươn mình đòi chồng nâng đỡ dậy,
Há biết người Nam có cảnh biệt li.
Dịch thơ
Thiếu phụ Tây dương áo trắng phau,
Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu.
Ngó thuyền Nam thấy đèn le lói,
Kéo áo, rì rầm nói với nhau.
Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay,
Gió bể, đêm sương, thổi lạnh thay!
Uốn éo đòi chống nâng đỡ dậy,
Biết đâu nỗi khách biệt li này.
(Lê Tư Thực dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, NXB Văn học, Hà Nội, 1978, tr. 748 – 749)
Video bài giảng Ngữ văn 11 Dương phụ hành – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bố cục Lời tiễn dặn
Bố cục Dương phụ hành
Bố cục Thuyền và biển
Bố cục Nàng Ờm nhắn nhủ
Bố cục Sống, hay không sống – đó là vấn đề