Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG PHÁ VỠ NHỮNG QUY TẮC NGÔN NGỮ
THÔNG THƯỜNG: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC DỤNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
– Học sinh nắm được đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
– Biết cách vận dụng hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong việc tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
– Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, hợp tác…
– Kỹ năng thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.
– Kỹ năng trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập nêu đặc điểm và khát vọng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
– Kỹ năng tiếp thu tri thức tiếng Việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.
3. Phẩm chất
Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập để từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS những kiến thức liên quan đến nội dung bài học
c. Sản phẩm: Phát hiện một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
Giao nhiệm vụ: HS đọc 2 câu thơ sau và chỉ ra nét độc đáo trong việc kết hợp từ: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe GV yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập. Báo cáo, thảo luận: GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả của mình. Phân tích, kết luận: – GV nhận xét, khen ngợi các HS làm đúng, nhắc nhở những HS làm chưa đúng – Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới |
Nét độc đáo trong việc kết hợp từ ở 2 câu thơ: đảo 2 từ lom khom, lác đác lên đầu câu thơ (đảo trật tự từ) |
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Thao tác 1: Tri thức Tiếng Việt
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức SGk và trả lời câu hỏi: – Cần làm gì để nhận biết hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường? – Nêu một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong các sáng tác văn học? Thực hiện nhiệm vụ: HS nghe câu hỏi và trả lời. Báo cáo, thảo luận: GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Phân tích, kết luận: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng |
* Để nhận ra những hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học, phải nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của tiếng Việt, đồng thời biết thực hiện việc đối chiếu, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau. * Một số hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học: – Tạo ra những kết hợp trái logic nhằm “lạ hóa” đối tượng được nói tới. – Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của đối tượng miêu tả, thể hiện. – Cung cấp nét nghĩa mới cho tù ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. – Bổ sung chức năng mới cho dấu câu (khi trình bày văn bản trên giấy). |
Thao tác 2: Bài tập thực hành
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để thực hành các bài tập trong SGK
b. Nội dung: HS làm bài tập trong SGK
c. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS |
Dự kiến sản phẩm cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho học sinh đọc ngữ liệu, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thực hành 1 bài tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. |
Bài 1. – “Buồn” chỉ tâm trạng của con người, “điệp điệp” là từ chỉ dòng chảy hoặc nói lem lém, nói lau láu. Ví dụ: Điệp điệp bất hưu (Nói luôn mồm không thôi). – Vì thế, trong từ “buồn điệp điệp” ở dòng mở đầu bài thơ Tràng giang tác giả đã tạo ra cách kết hợp từ trái với logic. Cách kết hợp như vậy gợi tả một nỗi buồn day dứt lòng người của tác giả. Bài 2. – Chót vót là từ láy vốn chỉ được sử dụng để diễn tả độ cao, trong câu thơ của Huy Cận, nó lại đi với chiều sâu. Cảm giác sâu chót vót là có thật bởi tác giả nhìn dòng sông và thấy bầu trời dưới đáy sông sâu. Không gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao (từ mặt nước lên bầu trời) và cả chiều sâu (bầu trời dưới đáy sông sâu). => Tác giả cung cấp nét nghĩa mới cho từ ngữ nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ về đối tượng được đề cập. Bài 3. – Tác giả sử dụng hình thức đảo ngữ: Lơ thơ cồn nhỏ, tiếng làng xa vãn chợ chiều. – Hình thức đảo ngữ giúp nhấn mạnh hình ảnh tràng giang một buổi chiều mênh mông, vắng vẻ. Cảnh vật bên cồn thưa thớt trống trải, âm thanh của tiếng chợ chiều đã vãn bao giờ cũng chứa chất nỗi buồn. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Thực hành tiếng Việt trang 65.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Con đường mùa đông
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 65
Giáo án Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ
Giáo án Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật
Giáo án Củng cố, mở rộng trang 73
Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc