Bố cục bài Con đường mùa đông chuẩn nhất
Bố cục văn bản Con đường mùa đông
Bố cục gồm 3 phần:
– Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.
– Khổ thứ tư: Khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần.
– Ba khổ cuối: Điểm tựa tinh thần, khát khao hạnh phúc của con người.
Nội dung chính Con đường mùa đông
Trong cái lạnh giá bao phủ của mùa đông, nhân vật trữ tình đã nghĩ về bếp lửa, sự sum họp bên gia đình. Những khao khát và ước mơ đó của nhân vật góp phần nghĩ về tương lai, những thứ tốt đẹp và gần gũi hơn bao giờ hết. Nỗi buồn bao trùm cả bài thơ nhưng đó là nỗi buồn trong sáng giúp thanh lọc tâm hồn. Nỗi buồn đó còn là nỗi buồn của Puskin.
Tóm tắt Con đường mùa đông
Tóm tắt Con đường mùa đông – mẫu 1
Các nhà viết tiểu sử cho rằng tác phẩm Con đường mùa đông được Puskin sáng tác trong quá trình mà tác giả đi thẩm vấn ngài thống đốc Pskov. Có lẽ đối với nhà thơ, công việt này thật sự mang rất nhiều điều ý nghĩa và sâu sắc , tác phẩm ẩn chứa biết bao triết lý và ẩn dụ. “Con đường mùa đông” là một bài thơ thuộc khuynh hướng trữ tình và sử thi, vậy nên tác phẩm gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, đồng thời khắc họa lại khung cảnh con đường mùa đông về đêm thật yên tĩnh, thơ mộng biết bao, bầu trời trên kia được đầy những đám mây hiếm hoi phủ kín xung quanh vầng trăng tròn thì như đang tỏa ra thứ ánh sáng đượm buồn nhưng vẫn làm say đắm lòng người. Trong thơ của Pushkin, ông đã để cho cảnh sắc thiên nhiên được trở nên thật sống động và đột ngột biến từ một sự phơi bày, tức là đang tả cảnh, bỗng dưng khắn họa nên hình tượng một người anh hùng hành động. Qua đó Puskin đã thành công để lại trong lòng độc giả những ấn tượng thật sâu sắc về Con đường mùa đông của mình.
Tóm tắt Con đường mùa đông – mẫu 2
Bài “Con đường mùa đông” của tác giả Pushkin được viết ra vào năm 1826, thời điểm này đang là tháng 12 và các cuộc nổi dậy đang phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, tác giả đang bị đi đày và đang trải qua những cảm xúc sợ hãi và bất an. Tác phẩm này gồm 7 khổ thơ và các khổ đều có liên kết chặt chẽ với nhau về ý nghĩa. Ở đầu và cuối bài, tác giả đưa ra chủ đề chung là buồn và chán, với những hình ảnh của trăng soi đường và mặt trăng mờ sương. Tuy nhiên, cả bài thơ lại tạo ra sự độc đáo và đặc sắc với bố cục vành khuyên. Phần đầu của bài thơ là sự bộc lộ tâm trạng của một người anh hùng trữ tình trong khung cảnh đêm mùa đông. Nhân vật trữ tình trong tác phẩm có thể chính là tác giả hoặc một anh hùng xuất hiện đột ngột trong kế hoạch thứ hai. Anh ta đang đánh xe ngựa và ngân nga một bài hát đầy đượm buồn và nỗi thê lương. Tác giả đã cho thấy sự tinh tế trong việc miêu tả cảm xúc của nhân vật, cùng với những hình ảnh đặc sắc về khung cảnh và thời tiết của mùa đông. Bài thơ này được xem là một tác phẩm văn học đặc sắc của thế kỷ 19, góp phần làm nên tên tuổi của tác giả Pushkin trong nền văn học thế giới.
Giá trị nội dung Con đường mùa đông
Bài thơ hiện lên là một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc của phong cảnh Nga với khả năng hội họa và sự kết hợp màu sắc của thiên nhiên như trắng đen, sáng tối như thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ, yêu chuộng thiên nhiên, muốn hòa mình vào thiên nhiên với một trái tim đầy nghị lực, đầy ước mơ của nghệ sĩ Pushkin.
Giá trị nghệ thuật Con đường mùa đông
Có lẽ tài năng của Pushkin thể hiện rõ qua những cấu tứ, những câu từ đầy tinh tế và chuẩn mực, ông đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Nga qua tác phẩm Con đường mùa đông.
Đọc tác phẩm Con đường mùa đông
Con đường mùa đông
Pu – skin
Dịch nghĩa
Xuyên qua những lớp sương mù gợn sóng
Mặt trăng nhô ra,
Nó buồn bã dội ánh sáng
Lên những khoảng trống u buồn.
Trên con đường mùa đông, buồn tẻ
Xe tam mā lao nhanh,
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên.
Nghe có gì thân thuộc
Trong những khúc ca ngân dài của người xà ích
Lúc là trẩy hội tung bùng
Lúc là nỗi buồn tâm tình…
Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen…
Rừng sâu và tuyết… Ngược chiều tôi
Chỉ những cột sọc chỉ đường
Đơn độc rơi vào tầm mắt.
Buồn tẻ, sầu đau… Ngày mai, Nhi-na (Nhina),
Ngày mai, về với em yêu thương
Tôi sẽ được quên mình nơi lò sưởi,
Được ngắm nhìn em không chán mắt.
Kim đồng hồ vang tiếng
Sẽ hoàn tất vòng quay đều đặn của mình,
Và, xua đi xa lũ người phát ngấy,
Nửa đêm không rẽ chia đôi ta.
Sầu lắm, Nhi-na: con đường của tôi tẻ ngắt,
Bác xà ích của tôi lặng yên thiu thiu ngủ,
Lục lạc đơn điệu,
Khuôn trăng mờ sương.
Dịch thơ
Xuyên những làn sương gợn sóng
Mảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Buồn rải ánh vàng lai láng
Lên cánh đồng buồn giăng xa.
Trên đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ
Đều đều khắc khoải lòng quê.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:
Như niềm vui mừng khôn xiết,
Như nỗi buồn nặng đìu hiu.
Không một mái lều, ánh lửa…
Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta.
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai
Nhi-na, bên lò lửa đỏ
Ngắm em, ngắm mãi không thôi.
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đủ những vòng nhịp nhàng,
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Sầu lắm, Nhi-na: đường xa vắng,
Ngủ quên bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng.
1826
(Thuý Toàn dịch, A-lếch-xan-đrơ Pu-skin, Tuyển tập tác phẩm – Thơ, Trường ca, NXB Văn học – Trung tâm Văn hoá và ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 1999, tr. 64 –65)
Video bài giảng Ngữ văn 11 Con đường mùa đông – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bố cục Tràng giang
Bố cục Con đường mùa đông
Bố cục Thời gian
Bố cục Cầu hiền chiếu
Bố cục Tôi có một ước mơ