Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 4: Doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ
Mở đầu trang 24 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cho biết hiện nay nước ta có bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ. Em hãy cùng các bạn chia sẻ những hiểu biết của mình về vai trò của doanh nghiệp nhỏ đối với sự phát triển của đất nước.
Trả lời:
– Hiện nay nước ta có khoảng hơn 700 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Vai trò của doanh nghiệp nhỏ đối vối sự phát triển của đất nước:
+ Góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
+ Góp phần gia tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế.
+ Góp phần tạo thêm nguồn thu ngân sách cho đất nước.
A – CÂU HỎI GIỮA BÀI
1. Khám phá
1. Thế nào là doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 24 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Thông tin. Nghị định số 80 2021NĐ-CP
Điều 5. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỉ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỉ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỉ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỉ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp 1. Anh Xđầu tư 2 tỉ đồng mở xưởng sản xuất quần áo trẻ em tại gia đình, anh thuê 50 lao động, doanh thu 1 năm khoảng 4 tỉ đồng. Sau khi trừ đi chi phí bỏ ra để sản xuất kinh doanh, anh thu được 500 triệu đồng tiền lãi năm.
Trường hợp 2. Gia đình bạn M có cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống với tổng nguồn vốn của năm là 16 tỉ đồng, thuê 90 lao động và tổng doanh thu của năm khoảng 25 tỉ đồng.
Câu hỏi:
a) Em hãy chỉ ra các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhỏ được đề cập ở thông tin trên. Theo em, thế nào là doanh nghiệp nhỏ?
b) Các trường hợp trên đề cập đến những lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào của doanh nghiệp nhỏ? Em hãy căn cứ vào tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ theo quy định của pháp luật và cho biết các doanh nghiệp trên có phải là doanh nghiệp nhỏ hay không?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
* Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp nhỏ
– Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
+ Quy mô về vốn: Tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỉ đồng
+ Quy mô về lao động: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người.
+ Quy mô về doanh thu: Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỉ đồng
– Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
+ Quy mô về vốn: Tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỉ đồng
+ Quy mô về lao động: sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người.
+ Quy mô về doanh thu: Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỉ đồng
* Khái niệm: Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu, được xác định theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
Yêu cầu b)
– Trường hợp 1 đề cập đến lĩnh vực sản xuất mặt hàng công nghiệp tiêu dùng
+ Quy mô về vốn: 2 tỉ đồng
+ Quy mô về lao động: 50 lao động
+ Quy mô về doanh thu: Tổng doanh thu của năm là 4 tỉ đồng => Là doanh nghiệp nhỏ
– Trường hợp 2 đề cập đến lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm
+ Quy mô về vốn: tổng nguồn vốn là 16 tỉ đồng
+ Quy mô về lao động: 90 lao động
+ Quy mô về doanh thu: Tổng doanh thu của năm là 25 tỉ đồng => Là doanh nghiệp nhỏ
2. Các lĩnh vực kinh doanh thích hợp với doanh nghiệp nhỏ
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
a) Những hình ảnh trên nhắc đến các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào?
b) Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các ngành nghề đó có phù hợp với doanh nghiệp nhỏ hay không? Vì sao?
c) Em hãy liệt kê các ngành nghề kinh doanh khác thích hợp với năng lực nội tại của doanh nghiệp nhỏ.
Trả lời:
Yêu cầu a) Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh được nhắc đến:
Hình 1 – Sản xuất, chế biến thủy sản
Hình 2 – Sản xuất sản phẩm dệt may
Hình 3 – Mua, bán hàng hóa
Hình 4 – Sản xuất sản phẩm gốm sứ
Yêu cầu b)Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các ngành nghề đó phù hợp với doanh nghiệp nhỏ vì để sản xuất những sản phẩm thuộc những lĩnh vực đó cần số vốn đầu tư ban đầu ít, lao động không quá nhiều, quy trình sản xuất đơn giản, tạo ra sản phẩm nhanh. Vì thế rất nhanh quay vòng được vốn và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Yêu cầu c) Các ngành nghề kinh doanh khác thích hợp với năng lực nội tại của doanh nghiệp nhỏ
– Dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí
– Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
– Sửa chữa điện tử, xe máy, ô tô
– Sản xuất, chế biến nông sản
– Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng
– …
Câu hỏi trang 26 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Thông tin. Nằm ở dải đất phía Nam Trung Bộ, tỉnh Khánh Hoà có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Ngoài diện tích tự nhiên trên đất liền, Khánh Hoà còn có nhiều vịnh, biển đảo, bán đảo, suối, thác và hang động đẹp. Với vùng biển đảo rộng lớn, hơn 200 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thành những tuyến đảo từ ven biển ra đến ngoài khơi.
Câu hỏi:
a) Em hãy đọc thông tin bên để xác định các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.
b) Em hãy cho biết đặc điểm điều kiện kinh tế – xã hội ở địa phương em. Theo em, lĩnh vực kinh doanh nào của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với điều kiện đó?
Trả lời:
Yêu cầu a) Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là:
– Sản xuất, chế biến thủy hải sản
– Nuôi trồng thủy hải sản
– Sản xuất muối biển
– Du lịch biển, đảo
– Chế biến, khai thác khoáng sản.
Yêu cầu b)
(*) Tham khảo:
– Điều kiện kinh tế – xã hội ở Bắc Ninh
+ Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời.
+ Bắc Ninh có tiềm năng văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế, nơi hội tụ của kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu Quan họ trữ tình đằm thắm đã được UNESCO công nhân là Di sản phi vật thể đại diện của Nhân loại, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Bắc Ninh có nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hoá quan trọng không chỉ trong phạm vi tỉnh mà có ý nghĩa quốc gia, quốc tế như: Đền Đô, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Dạm,…
– Những lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với điều kiện đó là:
+ Du lịch tham quan các di tích lịch sử
+ Du lịch tham quan và trải nghiệm các làng nghề
+ Du lịch tham quan đền, chùa
+ Dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí tại các điểm tham quan
Câu hỏi trang 27 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.
a) Em hãy xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với xu hướng tiêu dùng ở các nước châu Á.
b) Em hãy cùng bạn tìm hiểu nhu cầu thị trường và xu hướng tiêu dùng ở địa phương em để xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
Trả lời:
Yêu cầu a) Các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với xu hướng tiêu dùng ở các nước châu Á:
– Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch, an toàn với môi trường
– Dịch vụ di động, Internet
– Mua bán hàng trực tuyến
– Dịch vụ vui chơi giải trí
Yêu cầu b)
– Nhu cầu thị trường ở địa phương em:
+ Nhu cầu mua sắm online trên các trang mạng điện tử hoặc trên các trang mạng xã hội. Họ cởi mở hơn với việc thay đổi thương hiệu, tìm hiểu thêm về các nền tảng thương mại điện tử và muốn tìm kiếm những thương hiệu vừa đáng tin cậy hơn, vừa mang lại giá trị xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra.
+ Nhu cầu tiêu dùng xanh: người tiêu dùng quan tâm hơn về môi trường với tư duy khôi phục hệ sinh thái vừa góp phần giảm giá hàng hóa vừa làm cho mọi người sống khỏe hơn, sống lâu hơn. Họ lựa chọn những mặt hàng có thiết kế bao bì an toàn, thân thiện với môi trường hay những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
+ Nhu cầu về sự tiện lợi: Ngày nay, rất nhiều địa phương đã và đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như giãn cách, hạn chế tiếp xúc… khiến việc đặt hàng trên thiết bị di động, công nghệ và giao hàng tại nơi trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các hoạt động như làm việc, mua sắm, giải trí… vẫn được thực hiện mà không cần di chuyển đến nhiều vị trí, địa điểm. Người tiêu dùng có thể tối đa hóa thời gian, tăng tính linh hoạt, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông qua truy cập từ nhà.
– Xu hướng tiêu dùng ở địa phương em:
+ An toàn và sức khỏe
+ Sự tiện lợi
+ Kỹ thuật số và thương mại điện tử
+ Vui vẻ và hành phúc
– Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ phù hợp với nhu cầu, xu hướng tiêu dùng ở địa phương em:
+ Sản xuất và chế biến thực phẩm sạch, an toàn với môi trường
+ Dịch vụ di động, Internet
+ Mua bán hàng trực tuyến
+ Dịch vụ vui chơi giải trí
2. Luyện tập và vận dụng
Câu hỏi trang 27 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng bạn vẽ sơ đồ tư duy để làm rõ tiêu chí xác định thế nào là doanh nghiệp nhỏ và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Trả lời:
(*) Sơ đồ tham khảo
Câu hỏi trang 27 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đưa ta ý kiến của bản thân về nhận định dưới đây và lấy ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ hơn nhận định đó.
“Ngày nay, xu hướng kinh doanh khởi nghiệp sáng tạp ngày càng phát triển. Nhiều công ty khởi nghiệp sáng tạo đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặt hái được những thành công”.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo
– Em đồng ý với nhận định: Ngày nay, xu hướng kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo ngày càng phát triển. Nhiều công ty khởi nghiệp sáng tạo đang hoạt động, trong đó có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã gặt hái được những thành công.
– Ngày nay, xu hướng kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo đang trở thành một trong những xu hướng kinh doanh mới và ngày càng phát triển trong xã hội hiện nay.
– Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hay còn gọi là Startup không chỉ đánh giá vào lĩnh vực kinh doanh hay số vốn họ cần để cạnh tranh. Mà nó nằm ở khả năng “tăng trưởng nhanh” về khách hàng hoặc doanh thu của Doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một cộng đồng đặc biệt, nó mang tính chất tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới…. Thông qua những công nghệ mới cùng các ý tưởng kinh doanh mới chưa từng có. Bên cạnh đó là cách tiếp cận thị trường mới cùng công nghệ thông tin không biên giới.
– Sự phát triển của xu hướng kinh doanh khởi nghiệp được thể hiện rõ ở chỗ số lượng những doanh nghiệp khởi nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2016 – 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so với giai đoạn 2011- 2015. Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước; và khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.
– Với những lợi thế vốn có, khi bắt tay vào xu hướng kinh doanh khởi nghiệp này đã mang lại rất nhiều thành công cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
– Công ty cổ phần HOSCO là một trong những doanh nghiệp nhỏ đã phát triển hệ thống ứng dụng công nghệ thông minh, giúp người dùng có thể truy xuất nguồn gốc thực phẩm thông qua mã QR Code. Sử dụng giải pháp truy xuất nguồn gốc thực phẩm bằng mã QR Code giúp người tiêu dùng yên tâm khi mua sắn thực phẩm sạch. Giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, sản phẩm, tạo lòng tin của người tiêu dùng với doanh nghiệp. Bảo vệ người tiêu dùng tránh xa những thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng bạn chia sẻ những lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ (trong các hoạt động: sản xuất, mua bán, dịch vụ).
Trả lời:
Những lĩnh vực sản xuất kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ:
– Dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí
– Dịch vụ chăm sóc sức khỏe
– Sửa chữa điện tử, xe máy, ô tô
– Sản xuất, chế biến nông sản
– Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng
– Du lịch
– Dịch vụ du lịch
– Sản xuất, chế biến nông sản
– Sản xuất chế biến thực phẩm
– …
Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy giới thiệu một mô hình kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp nhỏ mà em biết và chia sẻ những ưu điểm của lĩnh vực kinh doanh này.
Trả lời:
(*) Bài tham khảo: Mô hình kinh doanh gọi món ăn trực tuyến của Foody
– Foody là một công ty cổ phần được thành lập vào năm 2012. Khởi đầu từ một start-up nhỏ và với nền tảng là website Foody.vn – một cộng đồng tin cậy để mọi người có thể tìm kiếm, đánh giá và bình luận cũng như chia sẻ về những địa điểm ăn uống, từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn bình dân. Dự án lớn nhất của Foody đến thời điểm hiện tại là Now.vn (trước đây là DeliveryNow), dịch vụ đặt món ăn trực tuyến và giao tận nơi.
– Now.vn là dịch vụ trực tuyến để “đặt món và giao tận nơi theo yêu cầu” tại bất cứ hàng quán nào mà bạn mong muốn trong vòng tối đa 45 phút. Khởi đầu là một dịch vụ chỉ dành riêng cho việc giao hàng thức ăn và nước uống, Now.vn hiện nay đã mở rộng sang các ngành hàng khác như hoa tươi, bách hóa, thực phẩm tươi sống, mỹ phẩm,…và đóng vai trò là nền tảng kết nối giữa người sử dụng Foody với các đơn vị cung cấp dịch vụ/sản phẩm trên
– Ưu điểm của lĩnh vực kinh doanh này đó là:
+ Không có giới hạn về địa lý, điều này là do mạng lưới toàn cầu nên bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở bất cứ đâu.
+ Bạn có thể hiển thị và cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn.
+ Chi phí khởi động và bảo trì thấp hơn nhiều so với kinh doanh thương mại truyền thống.
+ Tiết kiệm thời gian khi mua hàng cho khách hàng.
+ Dễ dàng hơn trong việc phát triển các chiến lược phiếu giảm giá và chiết khấu.
+ Bạn có thể cung cấp thêm thông tin cho khách hàng và cả những phản hồi của khách hàng.
+ Có nhiều khả năng đưa ra sự so sánh tốt hơn giữa các sản phẩm với giá cả và đặc điểm của chúng.
+ Bạn có thể số hóa một phần doanh nghiệp, nhưng bạn luôn có thể có 100% trực tuyến và điện tử, giúp giảm chi phí xuống mức thực sự phù hợp với mọi ngân sách.
Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi tọa đàm về chủ đề “Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ” và tổ chức thực hiện kế hoạch đó theo gợi ý sau:
– Lập kế hoạch tổ chức tọa đàm.
+ Xác định mục đích, yêu cầu:
+ Dự kiến thời gian, địa điểm, thành phần tham gia;
+ Xây dựng nội dung (Chương trình; bộ câu hỏi, trò chơi/văn nghệ,…);
+ Phân người phụ trách trang trí, dẫn chương trình, mời chuyên gia, đại biểu,…
– Tổ chức tọa đàm theo kế hoạch.
– Đánh giá kết quả.
Trả lời:
(*) Gợi ý: lập kế hoạch tọa đàm về chủ đề “Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ”.
– Xác định mục đích: Trang bị hệ thống kiến thức về doanh nghiệp nhỏ; tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ; Cung cấp hệ thống những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ.
– Dự kiến thời gian: Chủ nhật, ngày ………/………../20……
– Địa điểm: tại hội trường Ủy ban nhân dân xã X
– Thành phần tham gia: Toàn bộ người dân
– Xây dựng nội dung: Chương trình; bộ câu hỏi, trò chơi/văn nghệ,…
– Phân người phụ trách trang trí: Loa, micro, bàn ghế, banner, hoa, nước,…
– Dẫn chương trình: Bí thư xã X
– Thành phần đại biểu, chuyên gia: Cán bộ địa phương, chuyên gia về kinh tế,…
Câu hỏi trang 28 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy cùng bạn thiết kế một sơ đồ để thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp nhỏ đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.
Trả lời:
(*) Sản phẩm tham khảo: