Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Phần 1. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Câu 1. Tín dụng với quan hệ bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế được gọi là gì?
A. Tín dụng thương mại.
B. Tín dụng ngân hàng
C. Tín dụng nhà nước.
D. Hình thức tín dụng khác.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế với nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả cả gốc và lãi.
Câu 2. Tín dụng ngân hàng được chia làm mấy loại cơ bản?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hình thức dịch vụ tín dụng cơ bản của ngân hàng là:
– Vay thế chấp là hình thức vay tín dụng cần có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người vay, được thẩm định giá trị bởi ngân hàng.
– Vay tín chấp là hình thức vay tín dụng không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người vay.
Câu 3. Chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ tín dụng trong phạm vi hạn mức tín dụng như thế nào?
A. hạn mức tín dụng theo khả năng thu nhập của chủ thẻ.
B. hạn mức tín dụng theo thời điểm lãi xuất tín dụng của ngân hàng.
C. hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng.
D. hạn mức tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Thẻ tín dụng là thẻ do ngân hàng cấp cho người vay tín dụng (chủ thẻ), cho phép chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.
Câu 4. Vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo mấy hình thức chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo hình thức truyền thống hoặc theo hình thức trả góp (là hình thức vay tài chính mà số tiền gốc và lãi sẽ được chia thành các phần nhỏ và trả dần trong thời gian vay).
Câu 5. Chủ thể của dịch vụ tín dụng thương mại là ai?
A. Người bán: là người cho vay.
B. Người mua chịu: là người vay.
C. Người môi giới.
D. Cả A, và B đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bán chịu hàng hoá, trả góp hoặc trả chậm với chủ thể là người bán (người cho vay) và người mua chịu (người vay).
Câu 6. Đối tượng giao dịch của tín dụng thương mại là gì?
A. Tiền mặt.
B. Cổ phần.
C. Hàng hóa.
D. Nhà sản xuất.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đối tượng giao dịch của tín dụng thương mại là hàng hóa, người bán có hàng cần bán, người mua chưa có tiền hoặc chưa đủ tiền, cho nên họ cần tín dụng thương mại. Người bán chịu có lợi là đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa, thu được lợi tức tiền vay, chuyển nhượng thương phiếu để thu hồi vốn trước hạn.
Câu 7. Tín dụng thương mại có đặc điểm gì sau đây?
A. Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.
B. Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay.
C. Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ, thời gian ngắn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tín dụng thương mại có đặc điểm:
+ Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.
+ Người bán chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay. Công cụ của tín dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).
+ Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ.
+ Thời gian áp dụng của tín dụng thương mại ngắn.
Câu 8. Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể nào?
A. Nhà nước với các chủ thể kinh tế.
B. Nhà nước với các nhà nước khác.
C. Nhà nước với các tổ chức nước ngoài.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể là:
+ Nhà nước với các chủ thể kinh tế.
+ Nhà nước với các nhà nước khác và tổ chức nước ngoài.
Câu 9. Tín dụng nhà nước có đặc điểm gì?
A. Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
B. Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận.
C. Đối tượng và lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tín dụng nhà nước có đặc điểm:
+ Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán;
+ Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận;
+ Đối tượng cho vay vốn của tín dụng nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kì;
+ Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
A. Có tính rủi ro.
B. Có tính thời hạn.
C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế với nguyên tắc thỏa thuận và có hoàn trả cả gốc và lãi chứ không cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.
Phần 2. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
1. Tín dụng ngân hàng
– Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là ngân hàng và một bên là các chủ thể kinh tế với nguyên tắc thoả thuận và cỏ hoàn trả cả gốc và lãi.
– Một số hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng là:
+ Vay thế chấp là hình thức vay tín dụng cần có tài sản đảm bảo và tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người vay, được thẩm định giá trị bởi ngân hàng.
Vay thế chấp tài sản (minh họa)
+ Vay tín chấp là hình thức vay tín dụng không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người vay.
– Hai hình thức vay thế chấp hoặc vay tín chấp có thể được tiến hành theo hình thức truyền thống hoặc theo hình thức trả góp (là hình thức vay tài chính mà số tiền gốc và lãi sẽ được chia thành các phần nhỏ và trả dần trong thời gian vay).
– Thẻ tín dụng là thẻ do ngân hàng cấp cho người vay tín dụng (chủ thẻ), cho phép chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với ngân hàng phát hành thẻ và phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.
Thẻ tín dụng
2. Tín dụng thương mại
– Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh thông qua các hình thức như mua bản chịu hàng hoá, trả góp hoặc trả chậm.
– Tín dụng thương mại có đặc điểm:
+ Đối tượng huy động, cho vay của tín dụng thương mại là hàng hoá.
+ Người bản chịu là người cho vay, còn người mua chịu là người vay. Công cụ của tin dụng thương mại là giấy chứng nhận mua bán chịu (thương phiếu).
+ Khối lượng áp dụng của tín dụng thương mại thường nhỏ.
+ Thời gian áp dụng của tín dụng thương mại ngắn.
– Tín dụng tiêu dùng xuất hiện bên cạnh tín dụng thương mại nhằm kích thích việc tiêu thụ sản phẩm. Loại tín dụng tiêu dùng phổ biến hiện nay là việc bán hàng trả góp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể đi vay các tổ chức trung gian tài chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính) để thanh toán tiền mua hàng tiêu dùng của các doanh nghiệp.
Dịch vụ mua hàng trả góp (minh họa)
3. Tín dụng nhà nước
– Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế, giữa Nhà nước với các nhà nước khác thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu.
– Tín dụng nhà nước có đặc điểm:
+ Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán:
+ Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận.
+ Đối tượng cho vay vốn của tín dụng nhà nước được quy định, chỉ định theo từng thời kì;
+ Lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
Trái phiếu chính phủ