Kinh tế pháp luật lớp 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Phần 1. Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
1. Sản xuất kinh doanh và vai trò của sản xuất kinh doanh
– Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.
– Sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh, góp phần quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
2. Các mô hình sản xuất kinh doanh và đặc điểm của mỗi mô hình
a) Mô hình kinh tế hộ gia đình
– Mô hình kinh tế hộ gia đình là một hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất gốm sứ
– Đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình:
+ Về lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ,…
+ Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
b) Mô hình kinh tế hợp tác xã
– Mô hình hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đổng sở hữu, được thành lập trên tinh thần tự nguyện vi lợi ích chung của các thành viên
– Đặc điểm của mô hình kinh tế hợp tác xã: là hình thức tổ chức kinh tế thế hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, vừa thể hiện tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.
Hợp tác xã sản xuất rau sạch
c) Mô hình doanh nghiệp
– Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh để thu được lợi nhuận.
– Đặc điểm của mô hình doanh nghiệp:
+ Về pháp lí: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Về loại hình mỗi doanh nghiệp đều tồn tại với loại hình cụ thể như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân,…
+ Về nguồn gốc hình thành vốn của doanh nghiệp có thể do một cá nhân, tổ chức hoặc do nhiều cá nhân, tổ chức đóng góp vốn.
+ Về quy mô của doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp quy mô vừa, doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ.
Vinamilk là thương hiệu thuộc công ty cổ phần sữa Việt Nam
Phần 2. Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Câu 1. Sản xuất kinh doanh có vai trò gì sau đây?
A. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
B. Tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh.
C. Giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Sản xuất kinh doanh một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đồng thời tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương và đất nước.
Câu 2. Quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật,… để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận được gọi là gì?
A. Sản xuất tiêu dùng.
B. Sản xuất kinh doanh.
C. Sản xuất công nghiệp.
D. Sản xuất thủ công.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận.
Câu 3. Nền kinh tế nước ta có mấy mô hình sản xuất kinh doanh chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Các mô hình sản xuất kinh doanh chính của nước ta:
+ Mô hình kinh tế hộ gia đình
+ Mô hình kinh tế hợp tác xã
+ Mô hình kinh tế doanh nghiệp
Câu 4. Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh được gọi là gì?
A. Mô hình kinh tế hộ gia đình.
B. Mô hình kinh tế hợp tác xã.
C. Mô hình kinh tế doanh nghiệp.
D. Mô hình kinh tế khác.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Mô hình kinh tế hộ gia đình là một hình thức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh.
Câu 5. Nội dug nào sau đây thể hiện đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?
A. Lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ.
B. Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ.
C. Chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình:
+ Về lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ,…
+ Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ, vốn đầu tư thấp, chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống
Câu 6. Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?
A. Tìm kiếm việc làm.
B. Vì lợi ích nhu cầu chung.
C. Phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên:
+ Tìm kiếm việc làm, vì lợi ích nhu cầu chung.
+ Hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
Câu 7. Mô hình kinh tế hợp tác xã có đặc điểm gì?
A. Thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
B. Thể hiện tính kinh tế.
C. Mang tính xã hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của mô hình kinh tế hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh; vừa thể hiện tính kinh tế, vừa mang tính xã hội.
Câu 8. Căn cứ vào quy mô có thể phân chia doanh nghiệp thành mấy loại chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Căn cứ vào quy mô thì có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại:
– Doanh nghiệp siêu nhỏ.
– Doanh nghiệp nhỏ.
– Doanh nghiệp vừa.
– Doanh nghiệp lớn.
Câu 9. Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?
A. Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
B. Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.
C. Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là:
+ Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
+ Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.
+ Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp?
A. Có tên riêng.
B. Có tài sản.
C. Có trụ sở giao dịch.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm về pháp lí của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp đều có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 6: Thuế
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 11: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam