Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 1: Hệ nhị phân và ứng dụng
Khởi động trang 132 Tin học lớp 10: Máy tính tính toán với các bit, các toán hạng là bit và kết quả cũng là bit.
1) Em sẽ chọn kết quả phép cộng hai bit 1+ 1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?
2) Em sẽ chọn kết quả phép nhân hai bit 1*1 là 0, 1 hay 10? Tại sao?
Trả lời:
1) Phép cộng 2 bit 1+ 1 là 10. Bởi hệ nhị phân chỉ gồm 2 số 0 và 1 và phép cộng giống như trong hệ thập phân. Khi đó 1+ 1 sẽ bằng 0 và nhớ 1. Vậy 1 + 1 = 10.
2) Phép nhân 1*1 sẽ bằng 1 vì phép nhân trong hệ nhị phân giống như hệ thập phân
1. Các phép toán bit
Hoạt động 1 trang 132 Tin học 10: Để đánh giá một món ăn, ta có thể dựa vào các tiêu chí ngon hay không, rẻ hay không. Em hãy phân biệt “ngon và rẻ” với “ngon hoặc rẻ” với “hoặc ngon hoặc rẻ”.
Trả lời:
– Ngon và rẻ tức là món ăn đảm bảo cả hai tiêu chí là ngon và rẻ.
– Ngon hoặc rẻ tức là món ăn chỉ cần có một trong hai tính chất ngon, rẻ.
– Hoặc ngon hoặc rẻ tức là món ăn chỉ có thể ngon hoặc chỉ có thể rẻ, không thể không có 2 tính chất và không thể có đồng thời 2 tính chất.
2. Hệ nhị phân và ứng dụng
Hoạt động 2 trang 134 Tin học 10: Dãy bit 1101 biểu diễn số nào ở hệ thập phân? Em hãy quan sát hình sau và nêu nhận xét.
Trả lời:
– Dãy bit 1101 biểu diễn số 13 ở hệ thập phân.
– Hình trên nói về cách chuyển đổi một số nguyên dương ở hệ thập phân sang hệ nhị phân.
Cách làm: chia số nguyên dương cho 2 được thương và số dư, sau đó tiếp tục lấy thương chia cho 2 được thương và số dư, làm lần lượt đến khi thương bẳng 0. Số dư đọc từ phép chia cuối lên đầu là dãy bit biểu thị số nguyên dương đó.
Luyện tập (trang 136)
Luyện tập 1 trang 136 Tin học 10: Số 11111111 trong hệ nhị phân có giá trị là bao nhiêu trong hệ thập phân?
Trả lời:
11111111 = 1 x 27 + 1 x 26 + 1 x 25 + 1 x 24 + 1 x 23 + 1 x 22 + 1 x 21 + 1 x 20 = 255
Số 11111111 trong hệ nhị phân có giá trị là 255 trong hệ thập phân.
Luyện tập 2 trang 136 Tin học 10: Chuyển hai số sau sang hệ nhị phân rồi thực hiện phép toán cộng (hoặc nhân) số nhị phân, kiểm tra lại kết quả qua số trong hệ thập phân.
1) 125 + 12
2) 125 × 6
Trả lời:
Chuyển số qua hệ nhị phân: 125 = 1111101; 12 = 1100; 6 = 110.
1) 125 + 12 = 1111101 + 1100 = 10001001 = 137. (đúng).
2) 125 × 6 = 1111101 × 110 = 1011101110 = 750. (đúng).
Vận dụng (trang 136)
Vận dụng trang 136 Tin học 10: Một máy tính kết nối với internet phải được gắn một địa chỉ IP (viết tắt của Internet Protocol). Địa chỉ IP là một số nhị phân dài 32 bit (tức là 4 byte) còn gọi là IPv4 để phân biệt với IPv6 dài 6 byte. Để cho con người dễ đọc, người ta viết địa chỉ IP dưới dạng 4 số trong hệ thập phân, cách nhau bởi dấu chấm, mỗi số trong hệ thập phân ứng với 1 byte. Các dãy sau đây có thể là địa chỉ IP không? Tại sao?
1) 345.123.011.201
2) 123.110.256.101
Trả lời:
Để cho con người dễ đọc, người ta viết địa chỉ IP dưới dạng 4 số trong hệ thập phân, cách nhau bởi dấu chấm, mỗi số trong hệ thập phân ứng với 1 byte. Như vậy, 1 byte tương ứng là 8 bit suy ra ta chỉ có thể viết số từ 0 đến 28-1 = 255. Mỗi số trong dãy IP không thể vượt quá 255.
1) Không thể là địa chỉ IP.
2) Không thể là địa chỉ IP.
Câu hỏi tự kiểm tra
Câu 1 trang 136 Tin học 10: Trong hệ nhị phân khi nào thì phép toán AND có kết quả là 1? Khi nào thì phép toán OR có kết quả là 0?
Trả lời:
– Trong hệ nhị phân phép toán AND có kết quả là 1 khi và chỉ khi hai bit toán hạng đều là 1.
– Trong hệ nhị phân phép toán OR có kết quả là 0 khi hai bit toán hạng đều là 0.
Câu 2 trang 136 Tin học 10: Điểm khác nhau giữa hai phép toán OR và XOR là gì?
Trả lời:
Phép toán OR có kết quả là 0 khi hai bit toán hạng đều là 0
Phép toán XOR có kết quả là 0 khi hai bit toán giống nhau, tức là hai bit toán đều là 0 hoặc đều là 1.
Câu 3 trang 136 Tin học 10: Tại sao phép toán NOT cũng được gọi là phép bù?
Trả lời:
Phép toán NOT cũng được gọi là phép bù bởi vì bit chỉ nhận hai giá trị là 0 và 1. Nên phần bù của 0 chính là 1 và ngược lại.
Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Dự án nhỏ: Tìm hiểu về lập trình web, lập trình trò chơi và lập trình cho thiết bị di động
Bài 2: Thực hành về các phép toán bit và hệ nhị phân
Bài 3: Số hóa văn bản
Bài 4: Số hóa hình ảnh và số hóa âm thanh