Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 17: Ứng dụng cơ giới hoá trong trồng trọt
Mở đầu trang 94 Công nghệ 10: Hãy kể tên những loại máy được sử dụng trong trồng trọt mà em biết.
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 94 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Những loại máy được sử dụng trong trồng trọt mà em biết:
Máy tuốt lúa, máy cấy, máy gieo hạt, máy cày bừa,..
1. Khái niệm cơ giới hoá trong trồng trọt
Câu hỏi trang 94 Công nghệ 10: Ứng dụng cơ giới hóa trồng trọt nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 94 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Ứng dụng cơ giới hóa trồng trọt nhằm mục đích:
Cơ giới hóa trong làm đất:
– Rút ngắn thời gian trồng.
– Giải phóng sức lao động so với làm thủ công, đặc biệt đối với những cánh đồng lớn mà sức người không thể làm được trong thời gian ngắn.
Cơ giới hóa trong gieo trồng:
– Giảm tối đa lượng giống, cây con, đảm bảo mật độ, đảm bảo mùa vụ và nâng cao năng suất.
Cơ giới hóa trong chăm sóc cây trồng:
– Giảm nguy hại trực tiếp cho sức khỏe người lao động
– Giảm chi phí nhân công
– Tiết kiệm nước tưới và phân bón
– Mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Cơ giới hóa trong thu hoạch :
– Giúp quá trình thu hoạch được nhanh hơn
– Giảm thiểu tổn thất trên đồng ruộng và tăng thời vụ sản xuất.
Luyện tập trang 94 Công nghệ 10: Nên sử dụng loại máy có công suất như thế nào trong trồng trọt ở địa phương em? Vì sao?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 94 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
– Ở địa phương em, nên sử dụng loại máy có công suất nhỏ.
– Giải thích: Địa phương em chỉ chủ yếu trồng lúa, rau và diện tích trồng mỗi hộ nhỏ nên chỉ cần sử dụng máy công suất thấp.
2. Ứng dụng cơ giới hoá trồng trọt
Câu hỏi trang 95 Công nghệ 10: Trong làm đất, có thể áp dụng cơ giới hóa cho các công việc nào?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 95 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Trong làm đất, có thể áp dụng cơ giới hóa cho các công việc:
– Làm đất
– Gieo trồng
– Chăm sóc cây trồng
– Thu hoạch
Luyện tập trang 95 Công nghệ 10: Kể tên và nêu công dụng của các loại máy nông nghiệp có trong Hình 17.1
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 95 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Các loại máy nông nghiệp có trong Hình 17.1:
Hình A. Máy cày: dùng để cày xới, tạo độ tơi xốp cho đất
Hình B. Máy xới đất: làm cho đất thông thoáng và tơi xốp hơn
Hình C. Máy lên luống: làm đất trồng lúa và các loại cây hoa màu, có thể cày, bừa làm đất màu cho nhiều loại cây trồng khác
Hình D. Máy rải phân lót: bón phân lót cho cây trồng.
Vận dụng trang 95 Công nghệ 10: Trong trồng trọt ở địa phương em, người ta sử dụng loại máy nông nghiệp nào để làm đất, lên luống?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 95 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Trong trồng trọt ở địa phương em, người ta sử dụng máy cày, máy xới đất để làm đất, lên luống.
Câu hỏi trang 95 Công nghệ 10: Quan sát các loại máy gieo hạt ở Hình 17.2 và cho biết để gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng, có thể sử dụng loại máy nào? Cho ví dụ một số loại cây trồng có thể sử dụng máy gieo hạt đó
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 95 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Để gieo hạt trực tiếp trên đồng ruộng, có thể sử dụng máy:
– Máy gieo hạt cầm tay (Hình 17.2A). VD: lúa, đậu tương, đậu đen, đậu xanh…(diện tích nhỏ)
– Máy gieo hạt công suất lớn (Hình 17.2B). VD: lúa, đậu tương, đậu đen, đậu xanh…(diện tích lớn)
Luyện tập trang 96 Công nghệ 10: Để trồng hành củ, bắp cải, lúa, xà lách, khoai sọ, có thể sử dụng loại máy nào trong Hình 17.3?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 96 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Để trồng hành củ, bắp cải, lúa, xà lách, khoai sọ, có thể sử dụng loại máy trong Hình 17.3 là:
– Hành củ: máy trồng tỏi (Hình 17.3A)
– Bắp cải, xà lách: máy trồng súp lơ (Hình 17.3D)
– Lúa: máy cấy (Hình 17.3C)
– Khoai sọ: máy trồng khoai tây (Hình 17.3B)
Câu hỏi trang 96 Công nghệ 10: Khi áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc cây trồng, cần chú ý vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 96 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Khi áp dụng cơ giới hóa trong chăm sóc cây trồng, cần chú ý vấn đề :
– Lựa chọn loại máy phù hợp
– Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng máy
Luyện tập trang 96 Công nghệ 10: Khó có thể áp dụng cơ giới hóa cho những công việc chăm sóc nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 96 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Khó có thể áp dụng cơ giới hóa cho những công việc chăm sóc:
– xới xáo và vun gốc
– bón phân thúc
– làm cỏ
– cắt tỉa, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Vận dụng trang 96 Công nghệ 10: Em hãy đề xuất một số loại máy chăm sóc để ứng dụng trong trồng trọt ở địa phương em. Giải thích lí do.
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 96 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
– Một số loại máy chăm sóc để ứng dụng trong trồng trọt ở địa phương em: máy xới vun; máy làm cỏ
– Giải thích: địa phương em chủ yếu trồng rau vụ đông xuân, các thiết bị máy này sẽ giúp giảm thiểu sức lao động, tăng năng suất.
Luyện tập trang 97 Công nghệ 10: Các loại máy thu hoạch ở Hình 17.5 có thể sử dụng để thu hoạch các loại cây trồng nào khác?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 97 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Các loại máy thu hoạch ở Hình 17.5 có thể sử dụng để thu hoạch các loại cây trồng khác như:
– Hình 17.5 A. Máy thu hoạch khoai tây: có thể thu hoạch khoai sọ
– Hình 17.5B. Máy thu hoạch bí đỏ: có thể thu hoạch dưa hấu, dưa vàng..
– Hình 17.5C. Máy thu hoạch xà lách: có thể thu hoạch bắp cải, súp lơ,..
– Hình 17.5D: Máy gặt đập lúa liên hợp: có thể thu hoạch ngũ cốc, lúa,…
– Hình 17.5E: Máy thu hoạch nho: có thể sử dụng để thu hoạch dâu tây, cherry..
– Hình 17.5G: Máy thu hoạch gai dầu: có thể sử dụng để thu hoạch cần sa,..
Vận dụng trang 97 Công nghệ 10: Trong trồng lúa ở Việt Nam các loại máy nông nghiệp nào đã được sử dụng?
Phương pháp giải:
Kết hợp sách giáo khoa trang 97 để trả lời câu hỏi
Trả lời:
Trong trồng lúa ở Việt Nam các loại máy nông nghiệp đã được sử dụng:
– Máy cày
– Máy bừa
– Máy gieo hạt
– Máy bón phân thúc
– Máy cấy
– Máy gặt đập lúa liên hợp
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16: Quy trình trồng trọt
Bài 18: Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt
Bài 19: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt
Ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật trồng trọt