Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 31: Virus gây bệnh
Giải Sinh học 10 trang 148
Mở đầu trang 148 Sinh học 10: Khi người bệnh (do nhiễm virus) håt hơi, virus theo hàng ngàn giọt bản bay vào trong không khí và có khả năng lây truyền bệnh cho những người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Để hạn chế sự lây truyền virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?
Hướng dẫn giải:
Để hạn chế sự lây truyền, chúng ta cần thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, giãn cách, ăn chín uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ, tiêm vaccine,…
Trả lời:
Để hạn chế sự lây truyền của virus, chúng ta cần ngăn chặn các con đường lây truyền của virus bằng cách đeo khẩu trang, giãn cách đối với các virus lây qua đường hô hấp; ăn chín uống sôi đối với các virus lây qua đường tiêu hóa; không dùng chung kim tiêm (đối với các virus lây qua đường màu), luôn luôn rửa tay, vệ sinh sạch sẽ, tiêm vaccine…
I. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra
Câu hỏi 1 trang 148 Sinh học 10: Hãy trình bày các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.
Hướng dẫn giải:
– Virus lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác theo hai phương thức (truyền ngang và truyền dọc).
Trả lời:
Các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật:
– Phương thức truyền ngang (từ cơ thể này sang cơ thể khác):
Ở động vật và con người, virus có thể lây
+ Qua đường hô hấp: qua phân, nước tiểu, qua giọt bắn như ho, hắt hơi.
+ Qua đường tiêu hóa: qua phân, nước tiểu, từ thức ăn, nước uống.
+ Qua tiếp xúc trực tiếp: qua đường tình dực; qua đường máu khi dùng chung dụng cụ y tế hoặc các đồ dùng chứa virus, do côn trùng cắn; qua bắt tay.
Ở thực vật, virus lây qua vết thương do côn trùng cắn, do dụng cụ lao động.
– Phương thức truyền dọc (từ cơ thể mẹ sang cơ thể con):
Ở động vật và con người, virus có thể lây qua nhau thia, qua sinh nở hoặc sữa mẹ.
Ở thực vật, virus có thể lây qua phấn hoa, qua hạt giống, qua nhân giống vô tính.
Câu hỏi 2 trang 148 Sinh học 10: Vì sao virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác?
Hướng dẫn giải:
– Tế bào thực vật có thành bảo vệ nên virus không gắn được với thụ thể trên màng tế bào thực vật.
Trả lời:
Virus không thể tự lây truyền từ cây này sang cây khác vì tế bào thực vật còn có thành cellulose bao bọc nên virus không xâm nhập được vào tế bào thực vật hay lây nhiễm sang các tế bào khác.
Câu hỏi 3 trang 148 Sinh học 10: Quan sát Hình 31.1, hãy phân tích các con đường lây nhiễm SARS-CoV-2.
Hướng dẫn giải:
– Quan sát hình 31.1 và đưa ra nhận xét
Trả lời:
Virus SARS-CoV-2 từ người nhiễm bệnh sẽ phát tán virus qua đường hô hấp,
tiêu hoá, bề mặt vật chứa và không khi bằng các con đường:
– Qua không khí thông qua các giọt bắn từ ho, hắt xì.
– Qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp như chạm vào bề mặt đồ dùng của người nhiễm bệnh.
Câu hỏi 4 trang 148 Sinh học 10: Quan sát Hình 31.2, hãy trình bày con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng.
Hướng dẫn giải:
– Quan sát hình 31.2 và đưa ra nhận xét.
Trả lời:
Con đường lây nhiễm virus ở thực vật qua côn trùng:
Khi thực vật bị côn trùng cắn sẽ tạo ra các vết thương cho các tế bào thực vật. Virus từ cơ thể côn trùng sẽ di chuyển theo tuyến nước bọt vào các tế bào bị thương. Sau khi nhân lên trong tế bào bị nhiễm, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua hệ thống mạch dẫn.
Luyện tập trang 148 Sinh học 10: a) Vì sao bệnh do virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát?
b) Quan sát Hình 31.3, hãy phân tích khả năng lây truyền của virus trong không khí qua các giọt tiết.
Hướng dẫn giải:
Virus có thể lây lan theo nhiều con đường khác nhau và tạo nên các dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Khi mới bị nhiễm virus, cơ thể thường không có các triệu chứng rõ rệt, đặc trưng, do đó khó kiểm soát sự lây lan của nó trong quần thể.
Trả lời:
a) Virus gây ra lại lây lan nhanh, rộng và khó kiểm soát do chúng có thể lây lan bằng nhiều con đường khác nhau, khó phát hiện vì sau một thời gian nhiễm, người bệnh mới có các biểu hiện. Ngoài ra tần số và tốc độ đột biến của virus rất cao, nên chúng có thể tạo ra nhiều biến chủng mới.
b) Khi tiếp xúc càng gần với người bệnh tức là khoảng cách từ các giọt bắn từ người bệnh đến người tiếp xúc càng gần, khả năng mắc bệnh càng cao.
Giải Sinh học 10 trang 150
Câu hỏi 5 trang 150 Sinh học 10: Dựa vào triệu chứng và cơ chế lây truyền của một số bệnh do virus gây ra trong bảng 31.1, 31.2, 31.3, hãy nêu các biện pháp phòng chống cho từng loại bệnh trên.
Hướng dẫn giải:
– Để phòng chống các bệnh do virus gây ra đối với con người và động vật, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp như sau: kiểm tra sức khỏe định kì cho người và động vật, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định (nếu đã có vaccine), giữ gìn vệ sinh cá nhân và nơi ở, chuồng trại sạch sẽ,… Ngoài ra, đối với các bệnh có con đường lây nhiễm khác nhau thì có cách phòng chống khác nhau.
– Để phòng chống các bệnh do virus gây ra đối với thực vật, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như loại bỏ cá thể nhiễm bệnh ra khỏi quần thể, xử lý côn trùng gây hại, chọn các giống khỏe mạnh,…
Trả lời:
Luyện tập trang 150 Sinh học 10: Hãy nêu các biện pháp làm tăng sức để kháng virus cho con người, động vật và thực vật.
Hướng dẫn giải:
Có thể làm tăng sức đề kháng cho con người, động vật và thực vật thông qua các biện pháp như bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tiêm vaccine (đối với người và động vật) chọn giống cây sạch bệnh, khỏe mạnh,…
Trả lời:
– Đối với con người: Tăng cường tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, tiêm vaccine đầy đủ và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ,…
– Đối với động vật: Cho động vật ăn uống đủ chất, bổ sung các thực phẩm có lợi cho các cơ quan của động vật; tiêm vaccine đầy đủ; dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại thường xuyên,…
– Đối với thực vật: Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ cho thực vật, chọn các giống khỏe, sạch bệnh để gieo trồng, sử dụng các chế phẩm vi sinh giúp tiêu diệt các loại côn trùng có hại,…
Giải Sinh học 10 trang 152
Câu hỏi 6 trang 152 Sinh học 10: Biến thể của virus là gì? Vì sao virus có nhiều biến thể?
Hướng dẫn giải:
Trong quá trình lây truyền, sau nhiều lần virus nhân lên trong tế bào vật chủ, bộ gene của chúng có thể bị đột biến và thay đổi so với bộ gene ban đầu, tạo ra các biến thể mới. Quần thể virus có kích thước lớn, khả năng nhân lên nhanh, lây nhiễm rộng, do đó xác suất đột biến rất cao và có thể tạo ra rất nhiều biến thể.
Trả lời:
Biến thể của virus là các dạng đột biến của virus so với bộ gene ban đầu. Virus có nhiều biến thể vì sự nhân lên nhanh chóng của chúng làm xác suất đột biến của chúng rất cao, bên cạnh đó virus RNA có tỉ lệ đột biến rất cao, do khi sao chép chúng không có khả năng tự sửa chữa như ở virus DNA, do đó chúng có khả năng tạo ra biến thể nhiều hơn.
Câu hỏi 7 trang 152 Sinh học 10: Quan sát Hình 31.4, hãy cho biết các biến thể của SARS-COV-2 khác nhau ở điểm nào?
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 31.4 và đưa ra câu trả lời
Trả lời:
Các biến thể của SARS-COV-2 khác nhau ở gene S quy định protein gai trên lớp vỏ ngoài của virus.
Luyện tập trang 152 Sinh học 10: Vi sao các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ?
Hướng dẫn giải:
Một số đột biến có thể gây ảnh hưởng đến đặc tính sinh học của virus như làm tăng khả năng lây nhiễm, tăng khả năng xâm nhập vào các tế bào vật chủ, do đó virus có khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch. Khi hệ gene của virus bị biến đổi thì có thể kéo theo kháng nguyên bề mặt của biến thể mới cũng thay đổi.
Trả lời:
Khi các biến thể mới nhiễm vào cơ thể thì sẽ rất nguy hiểm vì cơ thể chưa sẵn sàng đáp ứng miễn dịch và vaccine hiện tại sẽ không còn tác dụng, nên các biến thể mới của virus lại nguy hiểm hơn biến thể cũ.
II. Dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương
Vận dụng trang 152 Sinh học 10: Điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương và tuyên truyền phòng chống bệnh.
Hướng dẫn giải:
Các nhóm dựa vào đề tài và các bước đã được gợi ý trong sách để thực hiện dự án về sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Một số nội dung cần tìm hiểu gồm:
– Kết quả điều tra các bệnh do virus gây ra ở địa phương và biện pháp phòng tránh các bệnh do virus gây ra ở địa phương em:
+ Tên bệnh, loại virus gây bệnh.
+ Con đường, các phương thức lây bệnh.
+ Các triệu chứng mắc bệnh.
+ Di chứng sau khi nhiễm virus.
+ Các loại thuốc, vaccine để phòng chống bệnh.
– Sản phẩm tuyên truyền: Sản phẩm tuyên truyền có thể dưới dạng khẩu hiệu, banner, tranh vẽ,….
Trả lời:
Ví dụ về nội dung kết quả điều tra về bệnh do virus gây ra:
(1) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở người:
+ Tên bệnh: Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SAS – CoV- 2 gây ra
+ Con đường, các phương thức lây bệnh: Bệnh lây qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện; khi tiếp xúc gián tiếp như chạm vào đồ vật chứa virus rồi đưa lên mắt, mùi miệng; hít vào không khí khi ở gần người nhiễm bệnh.
+ Các triệu chứng mắc bệnh:
Triệu chứng thường gặp: Sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác hoặc khứu giác.
Triệu chứng ít gặp: đau mỏi, tiêu chảy, mẩn đỏ hoặc ngứa.
Triệu chứng nghiêm trọng: khó thở, mất khả năng nói hay cử động, dễ lú lẫn, đau ngực
+ Di chứng sau khi nhiễm virus: Khó thở hoặc hụt hơi, ho, sốt, mệt mỏi, mất giọng hoặc khàn giọng, rụng tóc, khó ngủ, rối loạn nội tiết,….
(2) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở động vật:
+ Tên bệnh: Bệnh dại do virus dại (Rabies virus) gây nên.
+ Con đường, các phương thức lây bệnh: Bệnh dại được lây truyền qua nước bọt của động vật mắc bệnh bài tiết ra ngoài và theo vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách (hoặc qua màng niêm mạc còn nguyên vẹn) vào cơ thể, từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương.
+ Các triệu chứng mắc bệnh: Bệnh không có triệu chứng trong thời gian ủ bệnh, cho đến khi có những dấu hiệu đầu tiên thì sau 2-10 ngày sẽ chết, khả năng sống sót cực kì hiếm.
Ở giai đoạn đầu, cơ thể bị đây đầu và sốt. Dần dẫn xuất hiện các tổn thương của não dẫn đến mất kiểm soát cảm xúc và hành vi, sợ nước, mất cân bằng, mất ngủ, mê sảng hoang tưởng và hôn mê.
+ Di chứng sau khi nhiễm virus: Động vật và con người bị bệnh rất hiếm có thể sống sót, những người sống sót bị tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng, dẫn đến thiểu năng trí tuệ
(3) Điều tra các bệnh do virus gây ra ở thực vật:
+ Tên bệnh: Bệnh lùn xoăn lá lúa do Rice ragged stunt virus (RRSV).
+ Con đường, các phương thức lây bệnh: Do trung gian truyền bệnh là rầy nâu có chứa virus chích vào cây, làm cây nhiễm bệnh.
+ Các triệu chứng mắc bệnh:
Gây hiện tượng nghẹn đòng, bông lúa không trổ được, đâm chồi ra từ đốt thân bệnh của cây, lá lúa màu xanh thậm chí sậm hơn, sống rất lâu và bị xoắn hoặc có u bướu nhỏ liên tục trên gân lá. Bụi lúa to ra và không trổ bông được nên có cảm giác bị lùn xuống.
Bài tập (trang 154)
Giải Sinh học 10 trang 154
Bài 1 trang 154 Sinh học 10: Hãy liệt kê một số bệnh do virus gây ra ở thực vật, động vật và người (tên bệnh, virus gây bệnh, hình ảnh virus, triệu chứng, sự lây truyền, hậu quả,.).
Hướng dẫn giải:
– Một số bệnh do virus ở con người: Viêm gan A, B, C, hội chứng viêm đường hô hấp cấp, sởi, cúm,…
– Một số bệnh do virus ở động vật: Dại, cúm, tả lợn, đốm trắng ở tôm,…
– Một số bệnh do virus ở thực vật: bệnh lùn xoăn lá, vàng lùn ở lúa; bệnh khảm thuốc lá; bệnh vàng xoăn lá cà chua
Trả lời:
Một số bệnh do virus gây ra ở thực vật, động vật và người:
Bài 2 trang 154 Sinh học 10: Nêu các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian.
Trả lời:
Các biện pháp hạn chế sự lây lan của virus ở người qua các vật chủ trung gian:
– Vệ sinh nơi ở thường xuyên, phát quang bụi rậm, không để ao từ, nước đọng.
– Xử lý phân, chất thải đúng yêu cầu. Không dùng phân tươi để tưới rau.
– Ăn chín, uống sôi, chế biến thức ăn hợp vệ sinh, sử dụng các thực phẩm rõ nguồn gốc.
– Mắc màn khi ngủ, dùng bình xịt muỗi, vợt muỗi,…
– Đeo găng tay, khẩu trang khi tiếp xúc với gia súc, gia cầm, khi làm thịt động vật.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập chương 5
Bài 29: Virus
Bài 30: Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
Ôn tập chương 6