Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Phẩm chất, năng lực |
Mục tiêu |
Mã hoá
|
1. Về năng lực a. Năng lực sinh học |
||
Nhận thức sinh học
|
Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào. |
SH 1.1 |
Trình bày được một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật. |
SH 1.2 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
Giải thích được tại sao công nghệ tế bào có thể, mang lợi hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn. |
SH 3.1 |
b. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết quả đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước. |
TCTH 6.1
|
Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ tế bào thực vật và ứng dụng công nghệ tế bào. |
TCTH 5.3
|
|
Giao tiếp và hợp tác |
Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. |
GTHT 1.4 |
2. Về phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. |
CC 2.3 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Sơ đồ (hình ảnh, phim tư liệu) về quy trình công nghệ tế bào thực vật và động vật.
– Các câu hỏi liên quan đến bài học.
– Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
– Vở ghi chép.
– Biên bản thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu
– HS huy động kiến thức vốn có để trả lời vấn đề thực tế. Tạo tâm thế hứng thú khi vào bài học mới.
b. Nội dung
– GV đặt vấn đề:
Các phương pháp lai tạo giống vật nuôi và cây trồng truyền thống tạo ra các cá thể con mang những đặc tính di truyền giống bố mẹ và những đặc điểm sai khác so với bố mẹ. Vậy, để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố hoặc mẹ thì người ta thường dùng phương pháp nào? Tại sao?
c. Sản phẩm
– Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – Giáo viên yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS qua sát tranh, kết hợp kiến thức bản thân để trả lời câu hỏi. – GV gợi ý nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: – GV yêu cầu 2 – 3 HS đưa ra ý kiến. Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, tổng hợp ý kiến. – GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới. |
– Các câu trả lời của HS về câu hỏi mở đầu. + Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố hoặc mẹ thì người ta thường dùng phương pháp: Nuôi cấy mô, tế bào thực vật. + Vì: Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là phương pháp dựa trên khả năng phân chia (nguyên phân) để tạo ra các cơ thể hoàn chỉnh đồng nhất về tính trạng, kiểu gene và kiểu hình với số lượng lớn.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ tế bào
a. Mục tiêu:
– SH 1.1;GTHT 1.4.
b. Nội dung:
– HS hoạt động nhóm cặp đôi.
– HS quan sát hình 21.2, đọc thông tin SGK và cho biết:
+ Thế nào là công nghệ tế bào?
+ Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.
c. Sản phẩm học tập:
– Công nghệ TB là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
– Nhân giống các loài cây ăn quả, tạo giống lúa DR2 có năng suất cao, tạo giống khoai tây sạch bệnh, nhân bản vô tính cừu Dolly….
d. Tổ chức thực hiện:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 21.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 20: Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân
Giáo án Bài 21: Công nghệ tế bào
Giáo án Ôn tập chương 4
Giáo án Bài 22: Khái quát về vi sinh vật
Giáo án Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Giáo án Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây