Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 28: Phạm vi của biến
Câu 28.1 trang 57 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau có lỗi không? Nếu không kết quả lệnh print() sẽ in ra số nào?
def f(x,y):
n = x + y
m = x – y
return 2*n* (m+1)
n = 5
m = 3
f(2,1)
print(n, m)
Trả lời:
Chương trình không có lỗi.
Câu 28.2 trang 57 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau có lỗi không? Nếu không kết quả lệnh print() sẽ in ra số nào?
def f(a):
n = a + 1
n = (3*n+1) **2
return n
f(1)
print(n)
Trả lời:
Có lỗi. Chương trình có lỗi vì không nhận biết được biến n. Biến n có trong hàm f() chỉ có tác dụng bên trong hàm nhưng không có tác dụng bên ngoài hàm f().
Câu 28.3 trang 58 SBT Tin học 10: Trong Python biến được khai báo và sử dụng bên trong một hàm được gọi là gì?
A. Biến địa phương.
B. Biến riêng.
C. Biến tổng thể.
D. Biến thông thường.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Trong Python biến được khai báo và sử dụng bên trong một hàm được gọi là: Biến địa phương.
Câu 28.4 trang 58 SBT Tin học 10: Có thể khai báo một biến bên trong hàm trùng tên với biến đã khai báo trước đó bên ngoài hàm không?
Trả lời:
Có thể khai báo một biến bên trong hàm trùng tên với biến đã khai báo trước đó bên ngoài hàm. Vì trong Python tất cả các biến khai báo bên trong hàm đều có tính địa phương (cục bộ), không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
Câu 28.5 trang 58 SBT Tin học 10: Khi khai báo hàm có tham số, các tham số này có thể coi là một biến địa phương của hàm hay không?
Trả lời:
Khi khai báo hàm có tham số, các tham số này có thể coi là một biến địa phương của hàm.
Câu 28.6 trang 58 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau có lỗi không?
m, n = 10, 4
def f(a):
n = n + m + a
return n
f(5)
Trả lời:
Có lỗi. Các biến m, n được khai báo bên ngoài hàm f(). Bên trong hàm có lệnh thực hiện coi n như một biến do đó sẽ có lỗi. Biến được khai báo bên ngoài hàm sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến.
Câu 28.7 trang 58 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau có lỗi không?
m, n = 10, 4
def f(a):
k = n + m + a
return k
f(5)
Trả lời:
Không. Các biến m, n được khai báo bên ngoài hàm f). Bên trong hàm vẫn nhìn thấy và có thể truy cập giá trị của các biến này để sử dụng vào mục đích của mình.
Câu 28.8 trang 58 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau sẽ in ra giá trị gì?
def f(s):
m = “train”
return m + s
m = “baby”
s = f(” go”)
print(s)
Trả lời:
Chương trình sẽ in ra “train go”.
Câu 28.9 trang 58 SBT Tin học 10: Mệnh đề nào dưới đây phát biểu sai về phạm vi tác dụng của biến trong Python?
A. Biến được khai báo bên trong hàm chỉ có tác dụng trong hàm đó, không có tác dụng bên ngoài.
B. Biến được khai báo bên ngoài hàm sẽ không có tác dụng bên trong hàm như một biến.
C. Biến khai báo bên ngoài nếu muốn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại trong hàm với từ khoá global.
D. Biến trong Python khi đã được khai báo sẽ có tác dụng trong tất cả các hàm và bên ngoài.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
D sai vì trong Python tất cả các biến khai báo bên trong hàm đều có tính địa phương (cục bộ), không có hiệu lực ở bên ngoài hàm.
Câu 28.10 trang 59 SBT Tin học 10: Chương trình sau có lỗi không? Nếu có, làm thế nào để sửa hết lỗi?
def f():
n = n + 1
return n
n = 15
a = f()
print(a)
Trả lời:
Có lỗi. Có thể sửa cho hết lỗi theo nhiều cách. Ví dụ.
Cách 1. Đưa n vào hàm số khi khai báo hàm f().
def f(n):
n = n + 1
return n
n = 15
a = f(n)
print(a)
Cách 2. Khai báo biến n là global trong hàm f().
def f():
global n
n = n + 1
return n
n = 15
a = f()
print(a)
Câu 28.11 trang 59 SBT Tin học 10: Viết hàm với đầu vào là list A, số thực x. Hàm cần trả về một list B thu được từ list A bằng cách chỉ lấy các phần tử có giá trị ≥ x.
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
def Select(A,x):
B = []
for k in range(len(A)):
if A[k] >= x:
B.append(A[k])
return B
Câu 28.12 trang 59 SBT Tin học 10: Viết chương trình thực hiện các công việc sau, yêu cầu thực hiện lần lượt các công việc, mỗi công việc cần được triển khai thông qua một chương trình con:
1. Nhập từ bàn phím một dãy các số nguyên, mỗi số cách nhau bởi dấu cách. Chuyển các số này vào một dãy (list A) các số và in dãy A ra màn hình.
2. Tách từ dãy A ra một dãy B bao gồm các phần tử có giá trị > 0 của dãy A. In dãy B ra màn hình.
3. Tách từ dãy A ra một dãy C bao gồm các phần tử có giá trị < 0 của dãy A. In dãy C ra màn hình.
Cuối cùng chương trình sẽ đưa ra kết quả tổng số các lệnh cơ bản (phép gán, phép so sánh) đã thực hiện trong toàn bộ chương trình.
Trả lời:
Với mỗi nhiệm vụ trên sẽ được viết riêng thành một hàm. Để tính số các phép gán và so sánh cần một biến tổng thể t. Biến nhớ này sẽ được khai báo lại trong mỗi chương trình con với từ khoá global. Toàn bộ chương trình như sau:
t = 0
def Nhap_Dulieu():
global t
s = input(“Nhập các số nguyên cách nhau bởi dấu cách: “)
A = s.split()
t = t + 2
for k in range(len (A)):
A[k] = int(A[k])
t = t + 1
return A
def getB(A):
global t
B = []
t = t + 1
for x in A:
if x > 0:
B.append(x)
t = t + 1
return B
def getC(A):
global t
C = []
t = t + 1
for x in A:
if x < 0:
C.append(x)
t = t + 1
return C
# Chương trình chính
A = Nhap_Dulieu()
print(“Dãy A:”,A)
B = getB(A)
C = getC(A)
print(“Dãy B:”,B)
print(“Dãy С:”,C)
print(“Số lượng phép gán và so sánh:”,t)
Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết không:
Giải SBT Tin học 10 Bài 27: Tham số của hàm
Giải SBT Tin học 10 Bài 28: Phạm vi của biến
Giải SBT Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
Giải SBT Tin học 10 Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình
Giải SBT Tin học 10 Bài 31: Thực hành viết chương trình đơn giản