Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 27: Tham số của hàm
Câu 27.1 trang 55 SBT Tin học 10: Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có bao nhiêu tham số?
A. 0
B. 1.
C. 2.
D. Không hạn chế.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Hàm tự định nghĩa trong Python có thể có không hạn chế tham số.
Câu 27.2 trang 55 SBT Tin học 10: Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là gì?
A. Tham số.
B. Hiệu số.
C. Đối số.
D. Hàm số.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Khi gọi hàm, dữ liệu được truyền vào hàm được gọi là đối số.
Câu 27.3 trang 55 SBT Tin học 10: Hàm func(m, n) được định nghĩa như sau:
def func(m, n):
return 3*m + n
Giả sử chúng ta thực hiện các lệnh sau:
>>> m = 10
>>> n = 1
>>> print(func(n,m))
Kết quả sẽ in ra số nào?
Trả lời:
Kết quả sẽ in ra số: 13. (Hàm trả lại giá trị 3 × 1 + 10 = 13)
Câu 27.4 trang 56 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau sẽ in ra số nào?
>>> def f(x,y):
z = x+y
return x*y*z
>>> f(1,4)
A. 10.
B. 18.
C. 20.
D. 30.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 27.5 trang 56 SBT Tin học 10: Chỉ số sức khoẻ BMI của con người được định nghĩa theo công thức sau:
, trong đó m là khối lượng cơ thể tính bằng kg, h là chiều cao tính theo mét. Viết hàm số tính chỉ số BMI theo các tham số m, h.
Trả lời:
Hàm có thể viết như sau:
def bmi(m, h):
return m/(h*h)
Câu 27.6 trang 56 SBT Tin học 10: Chúng ta đã biết đơn vị đo nhiệt độ hiện nay trên thế giới có ba loại:
– Nhiệt độ tính theo Celsius (nhiệt độ C).
– Nhiệt độ tính theo Kelvin (nhiệt độ K).
– Nhiệt độ tính theo Fahrenheit (nhiệt độ F).
Các công thức sau cho biết quan hệ toán học giữa các nhiệt độ trên.
Viết thủ tục convertCK( ) thực hiện các công việc sau:
– Yêu cầu nhập từ màn hình giá trị nhiệt độ TC tính theo C.
– Tính toán và đưa ra màn hình nhiệt độ TK tính theo K.
Trả lời:
Hàm được thiết lập có thể viết như sau:
def convertCK( ):
TC = int(input(“Nhập giá trị nhiệt độ tính theo Celsius :”))
TK = TC + 273.15
print(“Nhiệt độ trên tính theo Kelvin là:”, round( Tk))
Câu 27.7 trang 56 SBT Tin học 10: Viết hàm số (hàm dấu) sign(x) trả lại 1 nếu x > 0, trả lại 0 nếu x = 0 và trả lại -1 nêu x < 0.
Trả lời:
Hàm có thể viết như sau:
def sign(x):
if x > 0:
return 1
elif x == 0:
return 0
else:
return -1
Câu 27.8 trang 56 SBT Tin học 10: Viết hàm prime(n) với n là số nguyên bất kì. Hàm sẽ trả lại giá trị False nếu n không là số nguyên tố và trả lại True nếu n là số nguyên tố. Lưu ý rằng các số âm, số 0 và 1 không được coi là số nguyên tố.
Trả lời:
def prime(n):
C = 0
k = 1
while k < n:
if n%k ==0:
C = C + 1
k = k + 1
if C ==1:
return True
else:
return False
# Chương trình chính
n = int(input(“Nhập số tự nhiên : “))
for k in range(1, n+1):
if prime(k):
print(k, end = “ “)
Câu 27.9 trang 56 SBT Tin học 10: Viết hàm UCLN(m, n) để tính ước chung lớn nhất của hai số nguyên không âm m và n.
Trả lời:
Hàm có thể viết như sau:
def UCLN(m,n):
while m! = n:
if m > n:
m = m – n
else
n = n – m
return m
Câu 27.10 trang 56 SBT Tin học 10: Hai số tự nhiên m, n được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu UCLN(m, n) = 1.
Viết chương trình thực hiện công việc sau:
Nhập từ bàn phím số tự nhiên n và đếm số các số nguyên tố cùng nhau với n tính trong khoảng từ 1 đến n.
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
n = int(input(“Nhập số tự nhiên n: “))
c = 0
for i in range(1, n+1):
if UCLN(i, n) == 1:
c = c + 1
print(c)
Câu 27.11 trang 56 SBT Tin học 10: Viết chương trình nhập số tự nhiên n từ bàn phím và in ra số nguyên tố nhỏ nhất không nhỏ hơn n. Ví dụ nếu nhập n = 10 thì chương trình sẽ in ra số 11.
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
n = int(input(“Nhập số tự nhiên n: “))
while not prime(n):
n = n + 1
print(n)
Câu 27.12 trang 57 SBT Tin học 10: Chỉ số sức khoẻ BMI có ý nghĩa như sau:
Nếu BMI < 18 thì phân loại là gầy.
Nếu BMI từ 18 đến 25 thì phân loại là bình thường.
Nếu BMI > 25 thì phân loại là béo phì.
Viết chương trình thực hiện các công việc sau:
– Yêu cầu người dùng nhập các thông số: họ tên, cân nặng (đơn vị kg) và chiều cao (đơn vị m).
– Sau đó thông báo “Bạn gầy” hoặc “Bạn bình thường” hoặc “Bạn bị béo phì”.
Trả lời:
Chương trình có thể viết như sau:
def bmi(m, h):
return m/(h*h)
ten = input(“Nhập họ tên: “)
mass = float(input(“Nhập cân nặng: “))
h = float(input(“Nhập chiều cao: “))
if bmi (mass, h) < 18:
print(ten, “Bạn gầy”)
elif bmi(mass, h) < 25:
print(ten, “Bạn bình thường”)
else:
print(ten, “Bạn bị béo phì”)
Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết không:
Giải SBT Tin học 10 Bài 26: Hàm trong Python
Giải SBT Tin học 10 Bài 27: Tham số của hàm
Giải SBT Tin học 10 Bài 28: Phạm vi của biến
Giải SBT Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình
Giải SBT Tin học 10 Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình