Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Sinh học 10 Bài 9: Tế bào nhân thực
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực |
Mục tiêu |
Mã hóa |
1. Về năng lực a. Năng lực sinh học |
||
Nhận thức sinh học |
Trình bày được đặc điểm chung của tế bào nhân thực. |
SH 1.2.1
|
Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực vật) và màng sinh chất. |
SH 1.6.1 |
|
Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất (bào tương) |
SH 1.2.2 |
|
Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân. |
SH 1.2.3 |
|
Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào. |
SH 1.6.2 |
|
Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật. |
SH 1.5 |
|
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học |
Vận dụng những hiểu biết về tế bào nhân thực, giải thích được một số vấn đề như sự khác biệt về cấu trúc của các loại tế bào để phù hợp với chức năng, nước luộc rau có màu xanh, hiện tượng đào thải khi ghép mô, … ® đưa ra các biện pháp bảo vệ bào quan trong tế bào. |
SH 3.1
|
b. Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về tế bào nhân thực dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước. |
TCTH 6.1 |
Tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm. |
TCTH 6.2 |
|
Giao tiếp và hợp tác |
Biết lực chọn nội dung, ngôn ngữ và phương pháp giao tiếp khi thảo luận nhóm các nội dung về tế bào nhân thực. |
GTHT 1.2 |
Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cấu trúc tế bào nhân thực đã tìm hiểu được. |
GTHT 1.3 |
|
2. Về phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình học tập về tế bào nhân thực. |
CC 1.1 |
Trung thực |
Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm. |
TT 1 |
Trách nhiệm |
Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công. |
TN 1.3 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Hình ảnh tế bào nhân thực và các bào quan, màng sinh chất.
– Video về cấu trúc tế bào nhân thực và các bào quan.
– Hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
– Các phiếu học tập, bảng nhóm.
2. Đối với học sinh
– Đọc trước các bài 9: Tế bào nhân thực
– Vẽ hình các bào quan vào giấy A4 (không chú thích): Mỗi nhóm đủ bộ các bào quan.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
– Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
– HS xác định được nội dung bài học là tìm hiểu về cấu trúc tế bào nhân thực.
– Kiểm tra lại kiến thức đã học về tế bào nhân sơ, các giới sinh vật.
b. Nội dung:
GV dung phương pháp trực quan và kĩ thuật động não.
– HS hoạt động cá nhân: Quan sát hình ảnh một số tế bào. Phân loại đâu là TB nhân sơ, đâu là TB nhân thực. Các em dựa vào đâu để phân loại TB nhân sơ và TB nhân thực?
TB vi khuẩn | TB thực vật | TB động vật | TB trùng roi | TB nấm men |
c. Sản phẩm học tập: 2 nhóm tế bào (tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực)
– TB nhân sơ: TB vi khuẩn.
– TB nhân thực: TB thực vật, TB động vật, TB trùng roi, TB nấm men.
=> Dựa vào cấu trúc của nhân để phân loại TB nhân sơ và TB nhân thực.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên – học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: – GV chiếu các hình ảnh về các loại TB. – GV yêu cầu HS quan sát hình. Chia nhóm theo loại TB nhân sơ và TB nhân thực (cơ sở để phân chia). – HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: – HS vận dụng kiến thức đã học, quan sát hình, xếp đúng nhóm TB nhân sơ và TB nhân thực (dựa vào cấu trúc nhân). Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi một vài học sinh trả lời (ghi bảng). + Cả lớp quan sát, bổ sung. + GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm chung của TB nhân sơ. Bước 4: Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, đánh giá (cho điểm), và Từ hình ảnh GV và phần nhắc lại kiến thức về TB nhân sơ dẫn dắt vào nội dung bài mới TB nhân thực. |
– TB nhân sơ: TB vi khuẩn. – TB nhân thực: TB thực vật, TB động vật, TB trùng roi, TB nấm men. ® Dựa vào cấu trúc của nhân để phân loại TB nhân sơ và TB nhân thực. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu các đặc điểm chung của tế bào nhân thực
a. Mục tiêu:
– SH 1.2.1; GTHT1.2; GTHT 1.3; TCTH 6.1; TCTH 6.2; SH 1.5; CC 1.1; TN 1.3
b. Nội dung:
– GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan (quan sát hình 9.2 trang 42) và phương pháp thảo luận cặp đôi để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1. (Clip về tế bào nhân thực https://youtu.be/fuz490UKt14)
– Gv sử dụng 2 hình ảnh sau để gợi ý HS kết luận về đặc điểm chung của TB nhân thực (hoặc cho xem clip về TB nhân thực)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1. Dựa vào hình tế bào nhân sơ và hình 9.2, hãy cho biết: Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào?
Câu 2. Dựa vào hình 9.2, so sánh cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật theo bảng sau:
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 31 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 9.
Xem thêm các bài giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 8: Tế bào nhân sơ
Giáo án Bài 9: Tế bào nhân thực
Giáo án Bài 10: Thực hành quan sát tế bào
Giáo án Ôn tập chương 2
Giáo án Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
Giáo án Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây