Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (Tiếp theo) Lịch sử lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (Tiếp theo):
LỊCH SỬ 10 BÀI 16: THỜI BẮC THUỘC VÀ CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC (TỪ THẾ KỈ II TCN ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X) (TIẾP THEO)
Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (Tiếp theo)
II. CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP (THẾ KỶ I – ĐẦU THẾ KỶ X)
1. Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X
40 | Hai Bà Trưng | Hát Môn |
100, 137, 144 | Nhân dân Nhật Nam | Quận Nhật Nam |
157 | ND Cửu Chân | Quận Cửu Chân |
178, 190 | ND Giao Chỉ | Quận Cửu Chân |
248 | Bà Triệu | Quận Giao Chỉ |
542 | Lý Bí | |
687 | Lý Tự Tiên | |
722 | Mai Thúc Loan | |
776- 791 | Phùng Hưng | |
819- 820 | Dương Thanh | |
905 | Khúc Thừa Dụ | |
938 | Ngô Quyền |
Nhận xét
– Trong suốt 100 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
– Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, rộng lớn, nhiều cuộc khởi nghĩa có nhân dân cả ba quận tham gia.
Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi lập được chính quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ).
Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm, ý chí tự chủ và tinh thần dân tộc của nhân dân Âu Lạc.
Lược đồ đường tiên quân của Hai Bà Trưng
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
a. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 chống nhà Đông Hán .
– Tháng 3 – 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Phúc thọ – Hà Tây) được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng .
– Hát Môn -> Mê Linh -> Cổ Loa và Luy Lâu
– Chiếm được Cổ Loa, Luy Lâu buộc thái thú Tô Định trốn về Trung Quốc.
– Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua xây dựng chính quyền tự chủ.
– Năm 42 Nhà Hán sai Mã Viện đưa hai vạn quân sang xâm lược.
– Hai Bà quyết chiến ở Lãng Bạc, rút về Cổ Loa, rồi về Hạ Lôi và Hy sinh tại Cấm Khê(Ba Vì – Hà Tây).
– Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng do chênh lệch về lực lượng, kháng chiến thất bại Hai Bà Trưng hi sinh.
Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
(40-43)
Đền thờ Hai bà Trưng ở Mê Linh- Vĩnh Phúc
b. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nước vạn Xuân 542-603
Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược 545-550
– Năm 542 Lý Bí liên kết với các hào kiệt thuộc các châu ở miền Bắc khởi nghĩa..Nghĩa quân chiếm được thành Long Biên (Bắc Ninh). Lật đổ chế độ đô hộ của nhà Lương.
– Năm 544 Lý Bí lên ngôi lập nước Vạn Xuân.Dựng kinh đô ở sông Tô Lịch.
– Năm 544 nhà Lương đem quân xâm lược,Lý Nam đế phải rút quân về Vĩnh Phúc, rồi Phú Thọ .Lý Bí trao binh quyền cho Triệu Quang Phục tổ chức kháng chiến tại đầm Dạ Trạch – Hưng Yên
– Năm 550 thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua(Triệu Việt Vương)
– Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi.
– Năm 603 nhà Tùy xâm lược, nước Vạn Xuân thất bại.
c. Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ 905-938
– Năm 905, nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng hộ đánh chiếm Tống Bình, dành quyền tự chủ (giành chức Tiết độ sứ).
– Năm 907 Khúc Hạo lên thay thực hiện nhiều chính sách cải cách về các mặt để xây dựng chính quyền độc lập tự chủ.
Ý nghĩa
– Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường. giành độc lập tự chủ.
– Đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc.
d. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
– Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh bại quân Nam Hán giữ quyền tự chủ .
– Năm 937 Ông bị Kiều Công tiễn giết hại để đoạt chức Tiết Độ sứ .
– Tháng 10-938 Ngô quyền đem quân đánh Kiều Công Tiễn, Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán .
– Năm 938 quân Nam Hán xâm lược nước ta, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết chết tên phản tặc Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Nam Hán.
Ý nghĩa
– Bảo vệ vững chắc nền độc lập tự chủ của đất nước.
– Mở ra một thời đại mới thời đại độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
– Kết thúc vĩnh viễn 1 nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng 938
Phần 2: 43 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 16: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) (Tiếp theo)
Câu 1: Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
A. lãnh chúa và nông dân tự do.
B. chủ nô và nô lệ
C. địa chủ và nông dân.
D. lãnh chúa và nông nô.
Đáp án : Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là
A. Nông dân
B. Nông nô
C. Thợ thủ công
D. Nô lệ
Đáp án : Nông nô đóng vai trò sản xuất chính trong lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Ý nào sau đây phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể.
B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội.
D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
Đáp án : Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa chính là
A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn
C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn
D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa
Đáp án : Một số lãnh chúa lớn trong xã hội phong kiến Tây Âu đã buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Quá trình phong kiến hóa diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại
A. Vương quốc Đông Gốt.
B. Vương quốc Tây Gốt.
C. Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông.
D. Vương quốc Phơ-răng.
Đáp án : Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phơ-răng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm từ thế kỉ V khi Ro – ma đang ở trong trình trạng như thế nào?
A. khủng hoảng, sa sút.
B. phát triển thịnh đạt.
C. không còn chế độ chiếm nô
D. chế độ phong kiến đã được xác lập.
Đáp án : Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma dần lâm vào tình trạng khủng hoảng. => Đến cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng
A. thế kỉ III.
B. thế kỉ IV.
C. thế kỉ V.
D. thế kỉ VI.
Đáp án : Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Tạo nên sự phân biệt giàu nghèo giữa các đảng cấp.
B. Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người Giéc – man.
C. Hình thành hệ thống đắng cấp quý tộc vũ sĩ.
D. Hình thành tầng lớp quý tộc tăng lữ.
Đáp án : Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước, … tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?
A. Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.
B. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Các thành thị trung đại được hình thành.
D. Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.
Đáp án : Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma suy yếu. Đến thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm. Sự kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?
A. quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.
B. quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.
C. quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.
D. quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.
Đáp án : Ở các vương quốc mà người Giéc – man thành lập, quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ dần trở thành tầng lớp riêng vừa có đặc quyền lai vừa rất giàu có.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?
A. Phụ thuộc về kinh tế.
B. Phụ thuộc về thân thể.
C. Phụ thuộc về chính trị.
D. Phụ thuộc vào công việc làm.
Đáp án : Nông nô là những người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Họ được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có túplều để ở, có nông cụ và gia súc. => Nông nô bị phụ thuộc về kinh tế vào lãnh chúa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Cư dân chủ yếu trong lãnh địa là thợ thủ công và thương nhân.
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
Đáp án : Các đáp án B, C, D: đều là đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
Đáp án A: là đặc điểm của thành thị trung đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Là đơn vị chính trị cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
B. Là vùng đất đai do nhà vua ban cấp cho quý tộc và nông dân công xã.
C. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa và là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
D. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, song nhà vua có quyền can thiệp vào các công việc trong lãnh địa.
Đáp án : Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại:
– Độc lập về kinh tế: nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, tự cấp, tự túc.
– Độc lập về chính trị, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa: Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng,… Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa
C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
Đáp án : Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
A. lấy công thương nghiệp làm chính.
B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
C. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
Đáp án : Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc.Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể.
B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội.
D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
Đáp án : Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
A. xưởng thủ công của lãnh chúa.
B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc.
D. lãnh địa phong kiến.
Đáp án : Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là lãnh địa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.
C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. thành lập nên các thành thị trung đại.
Xem thêm