Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 15 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 31 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 10 có đáp án: Sự hình thành các vương quốc và xã hội phong kiến Tây Âu:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 10: SỰ HÌNH THÀNH CÁC VƯƠNG QUỐC VÀ XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU
Câu 1: Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là
A. lãnh chúa và nông dân tự do.
B. chủ nô và nô lệ
C. địa chủ và nông dân.
D. lãnh chúa và nông nô.
Đáp án : Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là lãnh chúa và nông nô.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nói riêng và xã hội phong kiến Tây Âu nói chung là
A. Nông dân
B. Nông nô
C. Thợ thủ công
D. Nô lệ
Đáp án : Nông nô đóng vai trò sản xuất chính trong lãnh địa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Ý nào sau đây phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể.
B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội.
D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
Đáp án : Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa chính là
A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn
C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn
D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa
Đáp án : Một số lãnh chúa lớn trong xã hội phong kiến Tây Âu đã buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Quá trình phong kiến hóa diễn ra rõ nét và mạnh mẽ nhất tại
A. Vương quốc Đông Gốt.
B. Vương quốc Tây Gốt.
C. Vương quốc Ăng-glô Xắc-xông.
D. Vương quốc Phơ-răng.
Đáp án : Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất ở Vương quốc Phơ-răng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến như thế nào?
A. Phụ thuộc về kinh tế.
B. Phụ thuộc về thân thể.
C. Phụ thuộc về chính trị.
D. Phụ thuộc vào công việc làm.
Đáp án : Nông nô là những người sản xuất chính trong lãnh địa. Họ nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng. Họ được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có túplều để ở, có nông cụ và gia súc. => Nông nô bị phụ thuộc về kinh tế vào lãnh chúa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Cư dân chủ yếu trong lãnh địa là thợ thủ công và thương nhân.
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
Đáp án : Các đáp án B, C, D: đều là đặc điểm của lãnh địa phong kiến.
Đáp án A: là đặc điểm của thành thị trung đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Là đơn vị chính trị cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
B. Là vùng đất đai do nhà vua ban cấp cho quý tộc và nông dân công xã.
C. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa và là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
D. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, song nhà vua có quyền can thiệp vào các công việc trong lãnh địa.
Đáp án : Lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại:
– Độc lập về kinh tế: nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, tự cấp, tự túc.
– Độc lập về chính trị, thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa: Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng,… Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là gì?
A. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ
B. Nông dân sản xuất ra được mọi thứ cân dùng trong lãnh địa
C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc
D. Chỉ mua sắt, muối và sa xỉ phẩm từ bên ngoài lãnh địa
Đáp án : Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc. Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa là
A. lấy công thương nghiệp làm chính.
B. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
C. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
Đáp án : Đặc điểm nổi bật nhất về kinh tế của lãnh địa phong kiến là dựa trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mang tính chất tự cấp, tự túc.Bằng chứng là mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép, … đều do nông nô sản xuất. Người ta chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm từ thế kỉ V khi Ro – ma đang ở trong trình trạng như thế nào?
A. khủng hoảng, sa sút.
B. phát triển thịnh đạt.
C. không còn chế độ chiếm nô
D. chế độ phong kiến đã được xác lập.
Đáp án : Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma dần lâm vào tình trạng khủng hoảng. => Đến cuối thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giéc – man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Thời đại phong kiến ở châu Âu bắt đầu từ khoảng
A. thế kỉ III.
B. thế kỉ IV.
C. thế kỉ V.
D. thế kỉ VI.
Đáp án : Năm 476, đế quốc Rô-ma bị diệt vong. Chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước đã dẫn đến hệ quả gì?
A. Tạo nên sự phân biệt giàu nghèo giữa các đảng cấp.
B. Đảm bảo quyền lợi tối đa cho người Giéc – man.
C. Hình thành hệ thống đắng cấp quý tộc vũ sĩ.
D. Hình thành tầng lớp quý tộc tăng lữ.
Đáp án : Sau khi vào lãnh thổ Rô-ma, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự xưng vua và phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước, … tạo nên hệ thống đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?
A. Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.
B. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.
C. Các thành thị trung đại được hình thành.
D. Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.
Đáp án : Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma suy yếu. Đến thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm. Sự kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?
A. quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.
B. quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.
C. quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.
D. quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.
Đáp án : Ở các vương quốc mà người Giéc – man thành lập, quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ dần trở thành tầng lớp riêng vừa có đặc quyền lai vừa rất giàu có.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 16: Nhận xét nào sau đây đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể.
B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội.
D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
Đáp án : Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa cải tiến do hai ngựa kéo…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
A. xưởng thủ công của lãnh chúa.
B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc.
D. lãnh địa phong kiến.
Đáp án : Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là lãnh địa phong kiến.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.
C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. thành lập nên các thành thị trung đại.
Đáp án : – Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rôma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng – glô- Xắc- xông, Phơ – răng, Tây Gốt, Đông Gốt.
+ Chiếm đất của chủ nô được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
+ Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự phong các tước vị (công tước, bá tước, nam tước, …), hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ.
+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân (Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ).
Đáp án D: thành thị trung đại được thành lập không thuộc hành động của người Giéc-man giai đoạn này mà thành thị xuất hiện từ thế kỉ XI, kết quả của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong.
B. Đế quốc Rô-ma đã bị diệt vong.
C. Các lãnh địa của lãnh chúa hình thành.
D. Quá trình bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô diễn ra mạnh mẽ.
Đáp án : – Từ TK III, Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong. Thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
– Cuộc xâm lược của người Giec-man đẩy nhanh quá trình tan rã của của chế độ chiếm nô Rô-ma.
– Năm 476, Người Giec-man tiêu diệt đế quốc Rô-ma, chấm dứt chế độ công xã thị tộc, xưng vua, phong tước vị cao thấp cho những người dưới quyền. => Chế độ phong kiến Tây Âu ra đời.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20: Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa
A. lãnh chúa – nông nô.
B. chủ nô – nô lệ.
C. địa chủ – nông dân.
D. tư bản – công nhân.
Đáp án : Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa và nông nô:
– Lãnh chúa: tầng lớp quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ được trao nhiều đặc quyền và rất giàu có.
– Nông nô: nô lệ và nông dân phụ thuộc vào lãnh chúa.
=> Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành biểu hiện rõ nét nhất ở vương quốc Phrăng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Ý nào sau đây không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội?
A. Được coi như những công cụ biết nói
B. Không có ruộng đất và phải nhận ruộng của lãnh chúa
C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa
D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa
Đáp án : Người nông nô trong lãnh địa phong kiến:
– Là người sản xuất chính trong lãnh địa.
– Gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa.
– Bỏ trốn bị trừng phạt nặng.
– Nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô rất nặng.
– Tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc => quan tâm đến sản xuất.
Nông nô trong lãnh địa phong kiến vẫn có sự tự do trong quá trinh sản xuất và gia đình, nơi ở riêng nên không phải là công cụ biết nói giống như nô lệ của thời kì chiếm hữu nô lệ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Tại sao nói: “Các lãnh chúa phong kiến mặc dù rất giàu có, song số đông rất thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ”?
A. Công việc của họ là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ
B. Xuất thân của họ là các quý tộc thị tộc, trình độ mọi mặt thua kém hơn hẳn so với các quý tộc, chủ nô Rôma trước đây
C. Nền sản xuất nông nghiệp trong các lãnh địa không đòi hỏi nhiều về tri thức khoa học
D. Nhà nước phong kiến Tây Âu không khuyến khích việc học hành thi cử
Đáp án : Các lãnh chúa phong kiến có công việc chủ yếu là chiến đấu nên việc huấn luyện quân sự là chủ yếu, họ không quan tâm đến học văn hóa để mở mang trí tuệ. Vì thế các lãnh chúa phong kiến dù rất giàu có nhưng số đông lại thô lỗ, dốt nát, thậm chí không biết chữ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đế quốc Rô-ma chứng tỏ điều gì?
A. Sự thắng thế của hình thái kinh tế – xã hội thấp hơn.
B. Sự thắng thế của hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.
C. Sự thua cuộc của hình thái kinh tế – xã hội cao nhất.
D. Sự thua cuộc của hình thái kinh tế – xã hội thấp nhất.
Đáp án : – Đế quốc Rô-ma bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn, đã bước qua thời kì mông muội và đang ở thời kì chiếm nô. Rô-ma đã bắt đầu sáp nhập các tỉnh mới từ thế kỷ thứ III TCN và quá trình này kéo dài suốt bốn thế kỷ trước khi lãnh thổ đạt đến mức cực đỉnh, và theo chiều hướng là một “đế chế” trong khi vẫn cai trị như là một nhà nước cộng hòa.
– Bộ tộc người Giéc-man vẫn đang ở thời kì nguyên thủy – thuộc hình thái kinh tế – xã hội thấp nhất theo quan điểm 5 hình thái của Mác.
=> Từ thế kỉ V người Giéc-man xâm chiếm đế quốc Rô-ma, mở đầu thời kì phong kiến ở châu Âu đã mang trong đó đặc trưng là sự thắng thế của hình thái kinh tế xã hội thấp hơn với hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Thân phận của nông nô so với nô lệ có điểm gì khác?
A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn
B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ
C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở
D. Đều được coi như những công cụ biết nói
Đáp án : – Nô lệ: không có bất cứ quyền hành gì, quyền làm người cũng không có, nô lệ được coi như một món hàng để buôn bán.
– Nông nô: dù làm việc cho lãnh chúa và là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa nhưng vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc, … nên xét thấy số phận của nông nô có nhiều điểm khác so với nô lệ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Chế độ chính trị ở các quốc gia phong kiến Tây Âu có điểm gì khác biệt so với các quốc gia phong kiến ở châu Á?
A. Chế độ dân chủ chủ nô.
B. Chế độ phong kiến phân quyền.
C. Chế độ quân chủ lập hiến.
D. Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Đáp án : – Chế độ chính trị ở các quốc gia phong kiến châu Á: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
– Ở các quốc gia phong kiến Tây Âu: chế độ phong kiến phân quyền. Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập. Do lãnh chúa đứng đầu, nhà vua thực chất cũng là một ông vua lớn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Vương quốc Phrăng chính là tiền thân của các quốc gia nào hiện nay?
A. Anh, Pháp, Đức
B. Pháp, Đức, Italia
C. Pháp, Hi Lạp, Italia
D. Pháp, Đức, Balan
Đáp án : Vương quốc Phrăng là tiền thân của của các quốc gia: Pháp, Đức, Italia hiện nay.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27: Nông nô sinh sống trong lãnh địa nhưng có quan tâm đến sản xuất do
A. Được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng.
B. Được toàn quyền buôn bán ruộng đất mình quản lí.
C. Được chia khẩu phần cùng lãnh chúa.
D. Được tự do trao đổi buôn bán ngoài lãnh địa.
Đáp án : Nông nô là lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa.Tuy phải nộp nhiều thứ thuế nhưng nông nô được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ và gia súc,… nên họ đã quan tâm đến sản xuất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Biểu hiện nào không phải của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập
B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn
D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự
Đáp án : Đặc điểm của lãnh địa phong kiến minh chứng cho chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu bao gồm:
– Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập (lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng).
– Mỗi lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa => Nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.
=> Vua không phải là tổng tư lệnh tối cao về quân sự vì mỗi lãnh địa đã có quân đội riêng, nhà vua đóng vai trò là lãnh chúa lớn mà thôi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Nội dung nào không phản ánh đúng biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
B. Nhà vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn.
D. Nhà vua nắm quyền cai trị từ trung ương đến địa phương.
Đáp án : Trên cơ sở của nền kinh tế tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập.
Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, luật pháp riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Một số lãnh chúa còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.
Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn. => Đây là những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại.
Đáp án cần chọn là: D Câu 30: Quan sát bức tranh dưới đây và cho biết nội dung của bức tranh là gì?
A. Quá trình phong kiến hóa ở Tây Âu
B. Đế quốc Rôma cổ đại
C. Sự xâm lược của các tộc người Giéc-man vào đế quốc Rôma
D. Lược đồ các quốc gia phong kiến Tây Âu
Đáp án : Bức tranh trên thể hiện: Sự xâm lược của các tộc người Giécman vào đế quốc Rôma.
Vào những thế kỉ đầu công nguyên, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đang trong quá trình tan rã. Do sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số nhanh chóng, người Giéc-man có nhu cầu mở thêm đất đai để sinh sống. Vì vậy, từ cuối thế kỉ thứ II đã có một số bộ tộc người Giéc-man như người Tây Gốt, Phơ-răng, Buốc Bông, Ăng-lô Xắc xông,… di cư vào lãnh thổ Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.
Đến giữa thế kỉ thứ IV, do sự tấn công của người Hung nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Trong xã hội phong kiến Tây Âu, quan hệ phụ thuộc phong quân – bồi thần có ý nghĩa là
A. tất cả các lãnh chúa phải phục tùng nhà vua.
B. lãnh chía nhỏ phải phục tùng lãnh chúa lớn.
C. lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn đã phong cấp đất cho mình.
D. vua phong cấp tước vị cho tất cả các lãnh chúa.
Đáp án : – Trong thời kì tồn tại các vương quốc phong kiến châu Âu, lãnh chúa phong kiến được nhà vua ban cấp cho quyền “miễn trừ”, không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa- mỗi lãnh địa trở thành một quốc gia riêng, có chính quyền, bộ máy trị an, tổ chức quân đội và một chế độ kinh tế tài chính riêng. Tuy nhiên mỗi lãnh chúa lại có mối quan hệ nhất định với nhau hình thành nên bậc thang đẳng cấp: công- hầu- bá – tử- nam.
– Bồi thần của phong quân nào chỉ phục tùng phong quân đó=> dưới chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực của nhà vua rất yêu ớt, tuy nhiên bộ phận này cũng tạo thành một hệ thống hàng ngũ quý tộc có đặc quyền, chiếm đoạt ruộng đất của nông nô và bóc lột họ bằng hình thức cưỡng bức siêu kinh tế.
=> Quan hệ phong quân – bồi thần có ý nghĩa là lãnh chúa chỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn đã phong cấp đất cho mình.
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm