Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào Lịch sử lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào:
LỊCH SỬ 10 BÀI 9: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào
1. Vương quốc Cam pu chia
– Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á.
– Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.
– Thế kỉ VI đến VIII lập nước Chân Lạp.
– Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng):
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai
+ Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ xộ như Angcovát, AngcoThom.
– Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh).
– Năm 1863 bị Pháp xâm lược.
Lược đồ vương quốc Cam pu chia thế kỷ XII
Văn hóa: rất độc đáo
– Có chữ viết riêng từ chữ Phạn.
– Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
– Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo:quần thể Ang co Vát và Ang co Thom.
Chữ Khơ me
Đền Ang -co –vát
Người Lào Thơng
Người Lào Lùm
2. Vương quốc Lào
– Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng).
– Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm
– Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang – Triệu Voi
– Vua -Lan Xang (XV – XVII): chia đất nước thành các mường ; xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng.Cương quyết chống xâm lược Miến Điện.
– Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).
– Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp.
– Người Lào thích ca hát
– Thế kỷ XIII, đạo phật truyền vào theo một dòng mới.
– Kiến trúc có Thạt Luổng.
Cánh đồng Chum
Thạt Luổng
Phần 2: 39 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 9: Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào
Câu 1: Người Khơ – me đã dựa trên chữ viết nào của người Ấn để sáng tạo ra chữ viết riêng của mình từ thế kỉ VII?
A. chữ số La mã.
B. chữ A, B, C.
C. chữ tượng hình.
D. chữ Phạn.
Đáp án : Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, người Khơ – me đã học chữ Phạn của người Ấn. Trên cơ sở đó, từ thế kỉ VII, người Khơ – me đã sáng tạo nên hệ chữ viết riêng của mình gọi là chữ Khơ – me cổ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Người Campuchia đã sớm tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
A. Việt
B. Ấn Độ
C.Trung Quốc
D.Thái
Đáp án : Tộc người Khơme (thuộc nhóm Môn), sống ở phía bắc Campuchia, giỏi săn bắn, đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. => Người Campuchia từ rất sớm đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Văn học dân gian và văn học viết Campuchia đều phản ánh
A. Tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
B. Sự thành công trong quá trình mở rộng lãnh thổ.
C. Những thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội.
D. Ca ngợi chính quyền cùng với những chính sách tiến bộ.
Đáp án : Dòng văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ, …đều phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Văn học viết Campuchia phản ánh điều gì?
A. Sự phát triển thịnh đạt của nhà nước phong kiến Campuchia.
B. Những thành tựu về kinh tế, văn hóa và xã hội.
C. Ca ngợi chính quyền cùng với những chính sách tiến bộ.
D. Tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người.
Đáp án : Dòng văn học dân gian và văn học viết với những truyện thần thoại, truyện cười, truyện trạng, truyện thơ,… đều phản ánh những tình cảm của con người đối với thiên nhiên, đất nước, tình cảm giữa những con người cùng sống chung trong một cộng đồng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Tôn giáo nào có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc Cam-pu-chia từ thế kỉ XII?
A. Hinđugiáo.
B. Phật giáo Đại thừa.
C. Phật giáo Tiểu thừa.
D. Ấn Độ giáo.
Đáp án : Nghệ thuật kiến trúc Cam-pu-chia gắn chặt với tôn giáo đã truyền bá ở đây:
– Thời kì đầu, Cam-pu-chia tiếp thu văn hóa Hinđu giáo.
– Thế kỉ XII, Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn đến Cam-pu-chia.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Champa
B. Chân Lạp
C. Lan Xang.
D. Phù Nam.
Đáp án : Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là Lan Xang – Triệu Voi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7: Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Cam-pu-chia?
A. người Chàm.
B. người Thượng.
C. người Khơ-me.
D. người Cam-pu-chia gốc Hoa.
Đáp án : Ở Cam-pu-chia, tộc người chiếm đa số là Khơ – me. Địa bàn sinh tụ đầu tiên của người Khơ – me ở phía bắc nước Cam-pu-chia ngày này.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Sử sách Trung Quốc gọi Vương quốc của người Khơ-me là gì?
A. Cam-pu-chia
B. Miên
C. Chăm-pa
D. Chân Lạp
Đáp án : Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me hình thành mà sử sách Trung Quốc gọi là nước Chân Lạp; còn người Khơ-me thì tự gọi nước mình là Capuchia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của nước nào?
A. Nhật.
B. Anh.
C. Đức.
D. Pháp.
Đáp án : Đến cuối thế kỉ XIX, Lào trở thành thuộc địa của Pháp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Thời kì Ăng – co được coi đóng vị trí như thế nào trong lịch sử vương quốc Campuchia?
A. thời kì phát triển
B. thời kì khủng hoảng.
C. thời kì suy yếu.
D. thời kì ngắn nhất.
Đáp án : Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam pu chia (Ăng co huy hoàng) – sau này lấy tên Ăng – co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
– Kinh đô Ăngco với đền tháp đồ sộ như Ăng – co Vát, Ăng – co Thom.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Vương quốc Campuchia phát triển thịnh vượng dưới thời kì nào?
A. Từ thế kỉ VI đến VIII.
B. Thế kỉ IX đến XV.
C. Cuối thế kỉ XIII.
D. Thế kỉ XV đến XVIII.
Đáp án : Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (Ăng co huy hoàng) – sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến.
– Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
– Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X – XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á.
– Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ sộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom.
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm