Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 16 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 31 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 7 có đáp án: Sự phát triển lịch sử, văn hóa Ấn Độ:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ LỚP 10
BÀI 7: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VÀ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG CỦA ẤN ĐỘ
Câu 1: Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập ở Ấn Độ đã truyền bá, áp đặt đạo Hồi vào những cư dân đã và đang theo đạo nào?
A. Phật giáo và Hin-đu giáo
B. Nho giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Ba-la-môn
Đáp án : Thế kỷ XI – XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đêli. Vương triều này đã tiến hành truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo đạo Phật và Hin-đu giáo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Công trình kiến trúc nào được xây dựng ở thời kì Vương triều Hồi giáo Đê – li được người được thời đánh giá là “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV?
A. Kinh đô Đê – li.
B. Cổng lăng A – cơ – ba
C. thành phố Delhi.
D. thành phố Mumbai
Đáp án : Dưới thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li, trải qua 6 đời vua chinh chiến nhiều hơn xây dựng nhưng Kinh đô Đê-li đã trở thành “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế ki XIV, như một người đương thời nhận xét sau khi đã đi nhiều nơi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Vương triều Mô – gôn có vị trí như thế nào trong tiến trình tồn tại của chế độ phong kiến Ấn Độ?
A. thời kì cuối cùng
B. thời kì đầu tiên
C. thời kì tồn tại dài nhất.
D. thời kì khủng hoảng.
Đáp án : Vương triều Mô – gôn (1526 – 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Vương triều Mô-gôn phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay dưới thời vua nào?
A. Thời kì vua Ao-reng-dép.
B. Thời kì vua Acơba.
C. Thời kì vua Sa Gia-han.
D. Thời kì vua Gia-han-ghi-a.
Đáp án : Vị vua cuối của vương triều Mô-gôn là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay. Đây là thời kì khủng hoảng và chia sẽ xuất hiện trở lại trên đất nước Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Biện pháp nào được hầu hết các vị vua thuộc vương triều Mô – gôn thực hiện để cai trị đất nước?
A. dùng quyền chuyên chế, độc đoán với nhiều hình phạt khắc nghiệt.
B. cải cách chế độ thuế khóa và miễn thuế theo định kì 3 năm/lần.
C. cải cách ruộng đất, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nông dân.
D. thực hiên chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
Đáp án : Hầu hết các vị vua thuộc Vương triều Mô – gôn đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng đa dạng, phân tán. Một số vị vua đã dùng biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt nhân dân phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề, bắt các quý tộc có ý muốn chống đối phải vâng lời.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nguyên nhân khiến Ấn Độ không thể chống cự lại cuộc tấn công của người Hồi giáo?
A. Sự phân tán không thể đem lại sức mạnh thống nhất.
B. Chính quyền trung ương suy yếu.
C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn.
D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài.
Đáp án : Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo (gốc Thổ). Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát-đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên một vương quốc Hồi giáo ở đây – vùng Lưỡng Hà.
=> Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là do Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li trong hơn 300 năm tồn tại (1206 – 1526)?
A. Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo.
B. Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo.
C. Tự giành cho mình ưu tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
D. Thu thuế ruộng đất và “thuế ngoại đạo” đối với toàn thể nhân dân.
Đáp án : – Trong hơn 300 năm tồn tại (1206 – 1526), vương triều Hồi giáo Đê-li đã:
+ Truyền bá và áo đặt Hồi giáo cho những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
+ Tự dành cho mình những ưu tiên và ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
– Chính sách thu “thuế ngoại đạo” chỉ dành cho những người không theo Hồi giáo, không áp dụng cho toàn thể nhân dân.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng chính sách thống trị của Vương triều Hồi giáo Đêli đối với nhân dân Ấn Độ?
A. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, nghệ thuật
B. Truyền bá và áp đặt Hồi giáo đối với cư dân theo đạo Hinđu
C. Tự giành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị trong xã hội
D. Cũng có những chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước
Đáp án : – Trong hơn 300 năm tồn tại (1206 – 1526), vương triều Hồi giáo Đê-li đã:
+ Truyền bá và áo đặt Hồi giáo cho những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
+ Tự dành cho mình những ưu tiên và ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
– Chính sách thu “thuế ngoại đạo” chỉ dành cho những người không theo Hồi giáo, không áp dụng cho toàn thể nhân dân.
– Dù cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi sự bất bình trong nhân dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Nét nổi bật của tình hình văn hóa Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê – li là
A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ
B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Arập Hồi giáo)
C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á
D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á
Đáp án : Điều quan trọng ở thời kì vương triều Hồi giáo Đê-li là:
– Sự phát hiện giao nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và A – rập Hồi giáo. Sự giáo lưu văn hóa Đông – Tây được thúc đẩy hơn.
– Các thương nhân Ấn Độ mang Hồi giáo đến một số nơi, một số nước Đông Nam Á, nơi mà một vài cộng đồng nhỏ Hồi giáo A – rập mang đến từ trước đã được gia tăng sâu đậm hơn với thương nhân Ấn Độ đạo Hồi.
=> Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là: diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10: Nét đặc sắc của văn hoá Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI là gì?
A. Văn hoá Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hoá truyền thống
B. Tổng hợp các loại hình văn hoá của các nước đều có mặt ở Ấn Độ
C. Văn hoá truyền thống Ấn Độ đã làm phai mờ văn hoá Hồi giáo
D. Song song luôn tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và Hồi giáo
Đáp án : Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, Ấn Độ tồn tại dưới thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li. Thời kì này, văn hóa Ấn Độ mang nét đặc sắc:
– Sự phát hiện giao nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hinđu giáo và A-rập Hồi giáo. Sự giáo lưu văn hóa Đông – Tây được thúc đẩy hơn.
– Các thương nhân Ấn Độ mang Hồi giáo đến một số nơi, một số nước Đông Nam Á, nơi mà một vài cộng đồng nhỏ Hồi giáo A-rập mang đến từ trước đã được gia tăng sâu đậm hơn với thương nhân Ấn Độ đạo Hồi.
=> Nét nổi bật của tình hình Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê-li là: diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; từ Ấn Độ, Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào?
A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á
B. Người Hồi giáo gốc Trung Á
C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ
D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà
Đáp án : Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân tiến đánh Bát-đa, lập nên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ. Người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành cuộc chinh chiến vào Ấn Độ, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12: Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á đã dẫn đến thành lập một vương triều Hồi giáo nữa ở giáp
A. phía Nam Ấn Độ.
B. miền Trung Ấn Độ.
C. Tây Bắc Ấn Độ.
D. thành phố Bắc Ấn.
Đáp án : Sau khi vương triều Hồi giáo đầu tiên được thành lập (năm 1055) ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên một vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: “Thuế ngoại đạo” ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li là loại thuế dành cho
A. Những người theo đạo Phật
B. Những người theo đạo Hinđu
C. Những người không phải người Ấn Độ
D. Những người không theo đạo Hồi
Đáp án : Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, ngoài thuế ruộng đất, những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi là “thuế ngoại đạo” – jaziah.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuế nào sau đây?
A. Thuế ngoại đạo
B. Thuế đất
C. Thuế đinh
D. Thuế thủy lợi
Đáp án : Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li, ngoài thuế ruộng đất, những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi là “thuế ngoại đạo” – jaziah.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo của các ông vua thuộc vương triều Hồi giáo Đê – li đã dẫn đến hậu quả gì nghiêm trọng?
A. Sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều đình
B. Yếu tố văn hóa mới được du nhập vào Ấn Độ
C. Sự bất bình trong nhân dân tăng lên.
D. Nội chiến diễn ra liên miên gây nhiều tổn thất.
Đáp án : Mặc dù các ông vua thuộc vương triều Hồi giáo Đê-li đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã không thể làm tan đi những bất bình trong nhân dân mà càng làm cho sự bất bình này tăng lên => Đưa đến sự không ổn định về xã hội.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Người thiết lập vương triều Môgôn ở Ấn Độ là
A. Timua Leng
B. Acơba
C. Babua
D. Giahanghia
Đáp án : Đến thời cháu nội của Ti-mua Leng là Ba-bua đã thực hiện được việc đánh chiếm Đê-li, lập ra một vương triều mới, gọi là vương triều Mô-gôn (Mông Cổ).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17: Để chứng tỏ quyền lực và ý muốn của mình, các vị vua thuộc Vương triều Mô – gôn đã
A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
B. cải cách bộ máy nhà nước tập trung quyền lực trong tay vua.
C. xây dựng luật phát chặt chẽ và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng.
D. hiện thiện bộ máy nhà nước ở địa phương, chấm dứt tình trạng cát cứ.
Đáp án : Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các vị vua thuộc vương triều Mô-gôn đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lặng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ki-la) dưới thời Sa Gia – han, trên hai bờ sông Y-a-mu-na ở Bắc Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Vị vua nào được nhân dân Ấn Độ suy tôn là “Đấng chí tôn”?
A. Babua
B. Acơba
C. Giahanghia
D. Sa Hagian
Đáp án : Với những chính sách tiến bộ của mình, A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình xứng với danh hiệu là Đấng chí tôn A-cơ-ba.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 – 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ, đó là những biện pháp gì?
A. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo
B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế
C. Khôi phục và phát triển kinh tế, xóa bỏ kỳ thị tôn giáo
D. Xóa bỏ kỳ thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục và phát triển kinh tế
Đáp án : Vua A-cơ-ba (1556 -1707) đã thi hành nhiều chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc dựa trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
=> Xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thịnh vượng. Vua A -cơ -ba được xem như một vị anh hùng dân tộc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Nguyên nhân chính nào khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm ở thế kỉ XI?
A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia
B. Người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi
C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn
D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài
Đáp án : Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo (gốc Thổ). Năm 1055, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát – đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên một vương quốc Hồi giáo ở đây – vùng Lưỡng Hà.
=> Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là do Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Ý nào giải thích đúng nhất lí do Acơba – vị vua thứ tư của vương triều Môgôn được coi là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ?
A. Ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng
B. Ông đã thực hiện hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo
C. Ông rất quan tâm phát triển kinh tế
D. Ông đề ra những chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn hóa, văn nghệ
Đáp án : Những chính sách tích cực mà A-cơ-ba (1556 – 1605) thực hiện trên nhiều lĩnh vực: xây dựng chính quyền và tuyển chọn quan lại; xây dựng khối đoàn kết dân tộc, hạn chế sự bóc lột quá đáng; đo đạc ruộng đất, định ra mức thuế hợp lí; khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định., kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
=> Vì thế A-cơ-ba được coi là vị vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử là do ông đã thực hiện chính sách đúng đắn, đưa Ấn Độ phát triển thịnh vượng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập do
A. Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.
B. Người Hồi giáo từ phương Tây hoàn thành thống nhất các tiểu quốc Ấn Độ.
C. Sự hợp nhất hai vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà và miền Trung Ấn Độ.
D. Chính sách tích cực của vương triều Hồi giáo ở vùng Tây Bắc Ấn Độ
Đáp án : Khi người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phuc các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương Quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li, thành phố Bắc Ấn).
=> Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập là do Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê – li và vương triều Hồi giáo Mô – gôn là gì?
A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và xây dựng nhiều công trình Hồi giáo đặc sắc.
B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa
C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ
D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ
Đáp án : Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Hồi giáo Mô-gôn là: đều là hai vương triều ngoại tộc và xây dựng nhiều công trình Hồi giáo đặc sắc.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Tại sao thời kì từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII, mặc dù Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán thành hai miền, sáu nước nhưng lại không phải thời kì khủng hoảng suy thoái?
A. Vua các nước đẩy mạnh chiến tranh chinh phục các nước lân cận, đất nước tiếp tục phát triển
B. Văn hóa Ấn Độ tiếp tục được truyền bá và lan tỏa mạnh ra các nước khác
C. Đây là thời kì phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến Ấn Độ
D. Thời kì phát triển tự cường của các địa phương, các vùng xa hơn; văn hóa truyền thống Ấn Độ vẫn được truyền bá, phát triển rộng khắp Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài.
Đáp án : Đến thế kỉ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Tuy nhiên, sự phân tán không nói lên tình trạng khủng hoảng, suy thoái mà lại phản ánh sự tự cường của các vùng địa phương. Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa của mình, trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ. Chữ viết, văn học, nghệ thuật Hinđu, đặc biệt là văn học và nghệ thuật thời Gúp-ta vẫn được truyền bá, phát triển rộng khắp Ấn Độ và ảnh hưởng ra bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Điểm khác của vương triều Mô – gôn so với vương triều Hồi giáo Đê – li là gì?
A. Là vương triều ngoại tộc
B. Là vương triều theo Hồi giáo
C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”
D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ
Đáp án : Điểm khác của vương triều Mô-gôn so với vương triều Hồi giáo Đê-li là được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”. Đó là chính sách của các vị vua đầu vương triều. Cho đến thời trị vì của vị vua thứ tư là A- cơ-ba, Ấn Độ đã đạt được bước phát triển mới. Chính sách này không hề có ở vương triều Đê-li.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 26: Vương triều Mô-gôn so với Vương triều Hồi giáo Đê-li có điểm gì khác nhau về chính sách phát triển tôn giáo nói chung?
A. Thực hiện chính sách hòa đồng tôn giáo.
B. Thực hiện chính sách kì thị tôn giáo.
C. Thực hiện chinh sách đa tôn giáo, đa tín ngưỡng.
D. Thực hiện chính sách tàn sát người theo Hồi giáo.
Đáp án : – Vương triều Mô – gôn: thực hiện chính sách hòa đồng tôn giáo, chính sách này đặc biệt thể hiện thông qua những chính sách tích cực của vua A-cơ-ba:
+ Thành phần tham gia chính quyền: người gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.
+ Hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
– Vương triều Hồi giáo Đê-li: thực hiện chính sách kì thị tôn giáo thông qua chính sách:
+ Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
+ Những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm “thuế ngoại đạo”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Nguyên nhân khách quan làm cho vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ bị sụp đổ?
A. Do sự suy yếu của đất nước dưới thời vua Gia-han và Sa-gia-han.
B. Do dân chúng bất mãn, chống đối, khởi nghĩa
C. Do thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.
D. Do sự suy yếu của đất nước, sự bất mãn của quần chúng, bị ngoại xâm.
Đáp án : – Cuối thời kì Vương triều Mô-gôn, Ấn Độ lâm vào tình trạng suy yếu. Do sự chuyên chế, độc đoán một số vị vua. Một số vị vua dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ,…
– Đầu thế kỷ XIX, thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vua cuối cùng của vương triều là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Một trong những nguyên nhân làm cho vương triều Mô-gôn suy yếu là?
A. Do thường xuyên tiến hành chiến tranh với các nước láng giềng
B. Do mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ triều đình
C. Do các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra thường xuyên
D. Do việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc hết sức tốn kém
Đáp án : Cuối thời kì Vương triều Mô-gôn, dưới thời Gia-han-ghi-a (1605-1627) và Sa Gia-han (1627-1658), Ấn Độ lâm vào tình trạng suy yếu. Nguyên nhân do:
– Các vua sử dụng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị Ấn Độ – một đất nước rộng lớn, đa dạng và phân tán.
– Một số vị vua dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ,…
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29: Chính sách nào sau đây không được vua A-cơ-ba (1556 – 1605) thực hiện trong quá trình trị vì của mình?
A. Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết quý tộc.
B. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc.
C. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
D. Miễn thuế cho nhân dân theo định kì 3 năm một lần.
Đáp án : Vua A – cơ – ba (1556 – 1605) đã thi hành nhiều chính sách tích cực:
– Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.
– Xây dựng khối hòa hợp dân tộc dựa trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.
– Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.
– Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Trong quá trình trị vì của mình, vua A-cơ-ba không thực hiện chính sách miễn thuế cho nhân dân theo định kì 3 năm một lần. Nhà vua chỉ định ra mức thuế đúng và hợp lí cùng với thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 30: Hãy nối nội dung hai cột trong bảng sau cho phù hợp về lịch sử Ấn Độ thời phong kiến A. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.
B. 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 – b.
C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d.
D. 1 – d; 2 – a; 3 – b; 4 – c.
Đáp án : Nội dung lịch sử Ấn Độ thời phong kiến được ghép nối như sau:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31: Công trình kiến trúc nào sau đây của Ấn Độ được UNESCO miêu tả là “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới (1983)”?
A. Cổng lăng A – cơ – ba.
B. Lâu đài Thành Đỏ.
C. Lăng Tai-giơ Ma-han
D. Chùa A-gian-ta
Đáp án : Tai – giơ Ma – han nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mô – gôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vóm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một “kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới”.
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm