Giải SBT Lịch Sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài tập 1 trang 15, 16, 17 SBT Lịch sử 10: Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 dưới đây.
Câu 1 trang 15 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao sử học là một khoa học có tính liên ngành?
A. Vì sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối các môn khoa học khác.
B. Vì sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
C. Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.
D. Cần ứng dụng thành tựu của khoa học – công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2 trang 15 SBT Lịch sử 10: Khai thác các tư liệu 1, 2, 3 (Lịch sử 10, tr. 20 – 21) và cho biết: Các tư liệu đó là kết quả của việc ứng dụng tri thức/phương pháp nghiên cứu của ngành nào?
2.1. Tư liệu 1:
A. Địa chất học.
B. Địa lí học.
C. Khảo cổ học.
D. Công nghệ viễn thám.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
2.2. Tư liệu 2:
A. Hoá học.
B. Địa lí học.
C. Khảo cổ học.
D. Sinh học.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
2.3. Tư liệu 3:
A. Hoá học.
B. Vật lí học.
C. Toán học.
D.Tin học.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 3 trang 15 SBT Lịch sử 10: Giữa sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?
A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của sử học.
C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.
D. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 4 trang 16 SBT Lịch sử 10: Khai thác Tư liệu 4 (Lịch sử 10, tr. 22) và cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chỉ của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?
A. Quân Tây Sơn tấn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.
B. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.
C. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hồi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.
D. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 5 trang 16 SBT Lịch sử 10: Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An (Lịch sử 10, tr. 19) cho thấy: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
A. Địa chất học, Cổ sinh học, sử học, Khảo cổ học,…
B. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
C. Toán học, Hoá học, Vật lí.
D. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 6 trang 16 SBT Lịch sử 10: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của sử học.
B. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
C. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
D. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 7 trang 16, 17 SBT Lịch sử 10: Ý nào không đúng về vai trò của sử học đối với sự ra đời của các tác phẩm được đề cập đến trong hình bên và các ngành khoa học liên quan?
A. Các phương pháp cơ bản của Sử học được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đối tượng, hình thành nên tác phẩm.
B. Phục dựng lịch sử phát triển một số ngành vấn đề khoa học tự nhiên ở các mức độ khác nhau.
C. Sử học có vai trò quyết định sự phát triển của ngành Toán học và Hoá học.
D. Sử học góp phần chỉ ra những thành tựu để kế thừa và phát triển, kể cả những bài học kinh nghiệm, những sai lầm cần tránh trong lịch sử nghiên cứu của ngành.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 8 trang 17 SBT Lịch sử 10: Ý nào không phù hợp về tác dụng của việc tái hiện lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
A. Giúp làm rõ các vấn đề thuộc các ngành đó đã từng được đặt ra và giải quyết như thế nào.
B. Giúp các nhà khoa học không lặp lại sai lầm của những người đi trước.
C. Giúp các nhà khoa học có thể kế thừa thành tựu, kinh nghiệm của những người đi trước.
D. Đưa đến sự ra đời của nhiều phát minh mới.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 17 SBT Lịch sử 10: Lập bảng liệt kê một số sự kiện/bối cảnh lịch sử được phản ánh trong các hồi của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (theo Tư liệu 4, Lịch sử 10, tr. 22). Từ đó, hãy chỉ rõ bối cảnh lịch sử chung đưa đến sự ra đời của tác phẩm văn học sử này.
Hồi |
Sự kiện/bối cảnh lịch sử |
Hồi 1 |
? |
Hồi 2 |
? |
Hồi 9 |
? |
Hồi 11 |
? |
Hồi 12 |
? |
Hồi 14 |
? |
Hồi 15 |
? |
Bối cảnh lịch sử chung |
? |
Trả lời:
Hồi |
Sự kiện/bối cảnh lịch sử |
Hồi 1 |
– Chúa Trịnh Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ. – Tuyên phi dựa vào sự giúp sức của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đã bày mưu kế hại thế tử Trịnh Tông (con trưởng của chúa Trịnh Sâm). |
Hồi 2 |
– Chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán (con trai của Đặng Thị Huệ) khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi. – Trịnh Khải cùng với quân Tam phủ xông vào phủ chúa giết Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, tôn Trịnh Tông lên ngôi chúa. |
Hồi 9 |
– Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc. |
Hồi 11 |
– Quân Tây Sơn kéo vào thành Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống nhiều lần toan tính để khôi phục vương quyền. |
Hồi 12 |
– Vua Lê Chiêu Thống cử sứ thần sang Trung Quốc cầu cứu nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị kéo quân đến ải Nam quan để uy hiếp |
Hồi 14 |
– Quân Tây Sơn đánh đồn Ngọc Hồi và giành thắng lợi; quân Thanh phải rút chạy khỏi Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống cũng phải bỏ trốn. |
Hồi 15 |
– Mối quan hệ bang giao giữa chính quyền của vua Quang Trung với nhà Mãn Thanh được lập lại, vua Thanh ban chiếu sắc phong vua Quang Trung làm An Nam quốc vương |
Bối cảnh lịch sử chung |
– Sự khủng hoảng của xã hội Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII trong cục diện vua Lê – chúa Trịnh. – Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, tiến vào kinh đô Thăng Long, đánh tan quân xâm lược (Mãn Thanh) do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy. |
Bài tập 3 trang 17 SBT Lịch sử 10: Hãy lập và hoàn thiện bảng theo gợi ý sau về một số phương pháp liên ngành được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử.
TT |
Thành tựu đạt được |
Ngành khoa học liên quan |
1 |
? |
? |
2 |
? |
? |
3 |
? |
? |
4 |
? |
? |
5 |
? |
? |
6 |
? |
? |
7 |
? |
? |
8 |
? |
? |
9 |
? |
? |
Trả lời:
(*) Một số ví dụ về sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử
TT |
Thành tựu đạt được |
Ngành khoa học liên quan |
1 |
Lược đồ nơi tìm thấy dấu tích của người nguyên thủy ở Đông Nam Á |
Lịch sử, địa lí |
2 |
Niên đại các mẫu di vật khai quật được tại các di chỉ khảo cổ |
Lịch sử , hóa học |
3 |
Bảng thống kê tỉ lệ phân bố ruộng đất công và tư ở một số địa phương dưới thời Nguyễn |
Lịch sử, toán học |
4 |
Tác phẩm: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi |
Lịch sử, văn học |
5 |
Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái |
Lịch sử, văn học |
6 |
Bảo tàng ảo 3D trưng bày các hiện vật lịch sử |
Lịch sử, công nghệ |
7 |
Khai thác giá trị của khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long |
Lịch sử, khảo cổ học, địa lí học, kiến trúc, điêu khắc.. |
8 |
Công cụ đá ghè đẽo một mặt và rìu tay Gò Đá của người nguyên thủy (An Khê, Gia Lai) |
Lịch sử, khảo cổ học |
9 |
Nhà sàn của người Mường ở Phú Thọ |
Lịch sử, dân tộc học… |
Bài tập 4 trang 18 SBT Lịch sử 10: Từ kết quả của Bài tập 2, hãy chỉ ra mối quan hệ giữa sử học với Văn học cũng như với các ngành khoa học xã hội, nhân văn khác.
Trả lời:
Giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:
– Thứ nhất, vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:
+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.
– Thứ hai, vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:
+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.
+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,… của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
Bài tập 5 trang 18 SBT Lịch sử 10: Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa sử học và một lĩnh vực/ngành khoa học tự nhiên, công nghệ.
Trả lời:
– Ví dụ vai trò của lịch sử đối với ngành hóa học (thông qua tác phẩm: Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học): tác phẩm Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về lịch sử phát minh và sử dụng của từng nguyên tố hóa học. Thông qua những tri thức lịch sử trong sách, chúng ta sẽ biết được: Tại sao có những nguyên tố được phát hiện ra sớm, tại sao có những nguyên tố lại được biết đến muộn hơn? Các nhà bác học đã có đóng góp như thế nào trong lĩnh vực nghiên cứu các nguyên tố hóa học.
– Ví dụ vai trò của ngành hóa học đối với lịch sử: để giám định niên đại của các hiện vật, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14C (đây là phương pháp thuộc ngành hóa học).
Bài tập 6 trang 18 SBT Lịch sử 10: Hãy xây dựng một bài giới thiệu về lịch sử trường học hoặc gia đình của em trong khoảng 10 năm trở lại đây, trong đó có vận dụng phương pháp nghiên cứu của ít nhất một ngành khoa học khác.
Trả lời:
(*) Tham viết khảo:
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN (HÀ NỘI) – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
– Trường Trung học phổ thông Quốc gia Chu Văn An (còn được gọi là Trường Chu Văn An Hà Nội, Trường Bưởi) là một trường trung học phổ thông công lập ở Hà Nội.
– Được thành lập từ năm 1908, cho đến nay Chu Văn An là một trong những trường phổ thông lâu đời và có truyền thống nhất của nền giáo dục Việt Nam.
1. Cơ sở vật chất THPT Chu Văn An
– Trường THPT Chu Văn An có cơ sở vật chất pha trộn giữa phong cách kiến trúc của các nhà học kiểu Pháp đã gần 100 năm tuổi với các công trình mới được xây dựng trong thời gian gần đây, nằm trong dự án xây dựng trường điểm quốc gia của chính phủ.
– Hệ thống nhà học gồm 3 dãy nhà 3 tầng là nhà A, B và E, 2 dãy nhà 1 tầng là nhà C và D đã được xây dựng từ thời Pháp và liên tục được cải tạo trên cơ sở giữ nguyên những nét kiến trúc cổ và tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.
– Về mảng tự học và ngoại khóa của học sinh, trường có một thư viện, phòng truyền thống, một hội trường hiện đại với 200 chỗ ngồi tên là Hội trường Thăng Long, khu nhà thi đấu và các khu luyện tập thể chất ngoài trời.
– Ngoài ra trường còn có ký túc xá dành cho các học sinh ở xa và 3 căng tin
2. Tuyển sinh trường THPT Chu Văn An Hà Nội
– Trường THPT Chu Văn An trường trung học phổ thông có hệ thống lớp chuyên, vì vậy học sinh tốt nghiệp lớp 9 muốn vào học tại ngôi trường này ngoài việc phải tham gia kì thi vào lớp 10 chung cho các trường trung học phổ thông chuyên và không chuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, còn phải tham gia kì thi chuyên chung của trường (Thi vòng một theo đề của sở, vòng hai môn chuyên theo đề của trường).
– Kì thi tuyển gồm ba môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ điều kiện. Các thí sinh đăng ký thi tuyển vào các lớp chuyên phải thi thêm môn chuyên tương ứng.
– Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên.
– Các thí sinh chỉ đăng ký xét tuyển vào các lớp nâng cao sẽ thi hai môn Toán, Văn và lấy điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn này.
– Thông thường diện dự tuyển của hai trường chỉ bao gồm học sinh có hộ khẩu Hà Nội nhưng kể từ năm học 2008 – 2009, trường Chu Văn An được phép tuyển mở rộng học sinh của toàn miền Bắc (từ Thanh Hóa trở ra) với điều kiện học sinh đó phải đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
3. Điểm chuẩn vào trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) các năm gần đây
– Hằng năm, trường THPT Chu Văn An tuyển sinh vào lớp 10 khoảng 650 – 700 học sinh, tỉ lệ cạnh tranh vào trường dao động trong khoảng 2.9 – 3.1.
4. Hệ thống đào tạo của chuyên Chu Văn An Hà Nội
– Hệ thống lớp học của trường Chu Văn An Hà Nội bao gồm có 11 lớp chuyên: Toán, Lý, Hóa, Tin, Văn, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, Địa, sử và Sinh. Đây là các lớp được dạy tăng cường (số tiết, khối lượng kiến thức nhiều hơn so với các lớp còn lại) các môn chuyên tương ứng.
– Ngoài ra, trường còn có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp: đây là lớp thuộc hệ thống lớp song ngữ do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ và đào tạo, học sinh sẽ được dạy các môn chính khóa song song tiếng Pháp và tiếng Việt.
Bài tập 7 trang 18 SBT Lịch sử 10: Thực hiện dự án học tập (theo nhóm): Ứng dụng công nghệ để xây dựng bài thuyết trình và thuyết trình về một vấn đề lịch sử (tuỳ chọn thuộc các chủ đề trong Chương trình Lịch sử 10) theo gợi ý dưới đây:
– Xác định chủ đề/vấn đề sẽ lựa chọn để xây dựng bài thuyết trình và thuyết trình trước lớp.
– Lựa chọn và giới thiệu về công nghệ có thể sử dụng để xây dựng và thuyết trình sản phẩm của nhóm.
– Chuẩn bị nguồn tư liệu (kênh chữ, kênh hình, hiện vật, tư liệu đa phương tiện,…).
– Xây dựng bài thuyết trình trên một hoặc một số nền tảng công nghệ.
– Thuyết trình sản phẩm trước lớp vào một thời điểm thích hợp.
Trả lời:
(*) Gợi ý:
– Xác định vấn đề: Văn minh Ai Cập thời cổ đại
– Công nghệ có thể sử dụng để xây dựng bài thuyết trình: phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Ilustrator, phần mềm Power Point; phần mềm tạo video Windows Movie Maker…
– Chuẩn bị nguồn tư liệu liên quan đến:
+ Cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại (cơ sở về: điều kiện tự nhiên; kinh tế, chính trị, dân cư, xã hội)
+ Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập cổ đại
+ Ý nghĩa của nền văn minh Ai Cập cổ đại
– Xây dựng bài thuyết trình, gồm các sản phẩm:
+ Infographic giới thiệu tổng quan về nền văn minh Ai Cập cổ đại
+ Đoạn video giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu (mà nhóm em yêu thích) của văn minh Ai Cập cổ đại. Ví dụ: kĩ thuật ướp xác; kim tự tháp;…
– Thuyết trình sản phẩm trước lớp:
(*) Sản phẩm tham khảo:
– Video về kĩ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ đại: https://vnexpress.net/ky-thuat-uop-xac-cua-nguoi-ai-cap-co-dai-3988985.html
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Đề kiểm tra giữa học kì 1
Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương đông thời kì cổ – trung đại