Chỉ từ 70k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Tin học 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 7 (Chân trời sáng tạo)
Chủ đề |
Nội dung kiến thức/kĩ năng |
Mức độ nhận thức |
Tổng số câu |
Tổng% điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
||
Chủ đề 4. Ứng dụng tin học |
Bài 9. Định dạng trang tính, chèn thêm và xóa hàng, cột |
2 |
|
|
|
|
|
|
2 |
0 |
5 % (0,5 đ) |
|
Bài 10. Sử dụng hàm để tính toán |
2 |
1 |
1 |
|
|
|
|
|
3 |
1 |
17,5 % (1,75 đ) |
|
Bài 11. Tạo bài trình chiếu |
2 |
|
|
1 |
|
|
|
|
2 |
1 |
25 % (2,5 đ) |
|
Bài 12. Sử dụng ảnh minh họa, hiệu ứng động trong bài trình chiếu |
2 |
|
1 |
|
|
|
|
|
3 |
0 |
7,5 % (0,75 đ) |
|
Chủ đề 5. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính |
Bài 13. Thuật toán tìm kiếm |
2 |
|
1 |
|
|
1 |
|
|
3 |
1 |
27,5 % (2,75 đ) |
Bài 14. Thuật toán sắp xếp |
2 |
|
1 |
|
|
|
|
1 |
3 |
1 |
17,5% (1,75 đ) |
|
Tổng |
12 |
1 |
4 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
16 |
4 |
100% (10,0 điểm) |
|
Tỉ lệ % |
40% |
30% |
20% |
10% |
40% |
60% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
Đề thi học kì 2 Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 1)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Nhấn tổ hợp phím nào sau đây sẽ cho phép mở bảng chọn thông số in?
A. Ctrl + A
B. Ctrl + B
C. Ctrl + P
D. Ctrl + C
Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
B. Khi chèn thêm cột (hoặc hàng), dữ liệu của cột (hoặc hàng) được chọn sẽ bị xóa đi.
C. Khi chèn thêm một cột, cột mới được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
D. Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây là sai về sử dụng hàm trong bảng tính?
A. Nhờ các hàm số mà việc tính toán, xử lí dữ liệu được thực hiện đơn giản và thuận tiện hơn.
B. Hàm là công thức được viết sẵn để tính toán, xử lí dữ liệu theo quy tắc nhất định.
C. Mỗi hàm số được đặt tên riêng và thể hiện ý nghĩa của hàm.
D. Tên hàm phân biệt chữ hoa và chữ thường.
Câu 4. Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?
A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.
C. Bỏ qua các ô tính trống.
D. Tính toán trên tất cả các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.
Câu 5. Kết quả của ô tính A5 là gì nếu ô A5 là hàm AVERAGE(A1:A3), giá trị của ô A1 đến A4 lần lượt là 2; 4; 6; 8?
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 6. Trong dải lệnh Home, nhóm lệnh nào gồm các lệnh dùng để tạo cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu?
A. Style.
B. Font.
C. Paragraph.
D. Editing.
Câu 7. Phần mở rộng mặc định của tệp trình chiếu được tạo bằng MS PowerPoint 2016 là:
A. *.docx
B. *.pptx
C. *.xlsx
D. *.ppt
Câu 8. Để bỏ hiệu ứng động cho các đối tượng trên trang trình chiếu, ta thực hiện các thao tác:
(1) Chọn các đối tượng.
(2) Animations>Animation>?
A. Fly In
B. Wipe
C. Appear
D. None
Câu 9. Hiệu ứng chuyển trang trình chiếu là:
A. trật tự xuất hiện của các hình ảnh được chèn vào các trang trình chiếu.
B. cách thức và thời điểm xuất hiện của trang trình chiếu.
C. cách xuất hiện tiêu đề của các trang trình chiếu.
D. cách xuất hiện phần nội dung của trang trình chiếu.
Câu 10. Khi đang ở chế độ trình chiếu toàn màn hình, gõ phím nào trên bàn phím để chuyển sang chế độ soạn thảo?
A. Home
B. Tab
C. Esc
D. End
Câu 11. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
C. Sếp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 12. Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?
A. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.
B. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
C. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
D. Số lượng thẻ của dãy : 2.
Câu 13. Khi thực hiện tìm kiếm nhị phân số 25 trong dãy số 18, 21, 25, 27, 67, 69, 72, 77, 79, 81 cần thực hiện mấy vòng lặp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 14. Định nghĩa sau là của thuật toán đã học nào?
“Thuật toán thực hiện lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề trong một dãy số nếu chúng đứng sai thứ tự cho đến khi dãy số được sắp xếp”.
A. Sắp xếp chọn.
B. Sắp xếp nổi bọt.
C. Tìm kiếm tuần tự.
D. Tìm kiếm nhị phân.
Câu 15. Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?
Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 16. Chỉ ra phương án sai:
Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nêu cách viết hàm?
b) Nêu 2 cách sao chép hàm?
Câu 2. (2 điểm) Em hãy nêu lí do nên trình bày nội dung trình chiếu theo cấu trúc phân cấp.
Câu 3. (2 điểm) Bạn em có một bộ 20 thẻ số, mỗi thẻ ghi một số khác nhau, được đặt úp trên bàn theo thứ tự giá trị các số tăng dần từ trái sang phải. Bạn đố em lật tìm được đúng một số trong 20 thẻ số đó chỉ với tối đa 5 lần lật. Em có thực hiện được không? Vì sao?
Câu 4. (1 điểm) Hãy sắp xếp dãy số 22, 16, 31, 12, 16, 20 theo thứ tự không tăng bằng thuật toán sắp xếp nổi bọt. Ghi kết quả của các vòng lặp vào bảng sau đây (ví dụ như các dòng 1, 2).
Vòng lặp |
Dãy chưa sắp xếp |
Cặp số so sánh đầu tiên |
Đổi chỗ cặp số đầu tiên (có/không) |
Dãy số có số lớn nhất đã ở đúng vị trí |
1 |
22, 16, 31, 12, 16, 20 |
16, 20 |
Có |
31, 22, 16, 20, 12, 16 |
2 |
22, 16, 20, 12, 16 |
12, 16 |
Có |
22, 20, 16, 16, 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề thi học kì 2 Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 2)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Định dạng trang tính giúp trang tính đẹp hơn, dễ đọc hơn.
B. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Cells.
C. Để định dạng ô tính trước tiên cần chọn ô tính cần định dạng.
D. Để định dạng ô tính ta sử dụng nhóm lệnh Home>Font và Home>Alignment.
Câu 2. Nút lệnh dùng để làm gì?
A. Căn lề giữa dữ liệu trong ô tính.
B. Gộp khối ô tính và căn lề giữa.
C. Gộp khối ô tính, căn lề giữa và định dạng kí tự.
D. Thiết lập xuống dòng cho dữ liệu trong ô tính.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ta có thể nhập hàm vào ô tính thông qua vùng nhập liệu hoặc trực tiếp tại ô tính.
B. Có thể sao chép hàm bằng lệnh Copy, Paste hoặc sử dụng tính năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Các công thức có sử dụng địa chỉ ô tính chỉ tính toán trên các ô dữ liệu số, bỏ qua các ô tính có dữ liệu chữ, ô tính trống.
D. Các tham số của hàm thường cách nhau bởi dấu phẩy (,), tham số có thể là dữ liệu cụ thể, địa chỉ ô tính, địa chỉ khối ô tính.
Câu 4. Khi gõ biểu thức =SUM(10,20,30)/3 vào 1 ô tính bất kì, mặc định kết quả hiển thị trong ô tính là:
A. 60
B. 25.0
C. 20
D. Thông báo lỗi
Câu 5. Câu nào dưới đây đúng?
A. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kí tự.
B. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
C. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính chứa dữ liệu tiền tệ.
D. Ô tính chứa dữ liệu kiểu ngày được coi là ô tính trống.
Câu 6. Nút lệnh nào sau đây dùng để thay đổi kí hiệu đầu mục phân cấp?
A.
B.
C.
D.
Câu 7. Để định dạng dòng chữ tiêu đề “CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH” có kiểu chữ đậm và nghiêng, các thao tác phải thực hiện là:
A. Đưa con trỏ văn bản vào giữa dòng đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
B. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + U và Ctrl + I.
C. Chọn dòng chữ đó, nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
D. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + B và Ctrl + I.
Câu 8. Khi đang ở chế độ soạn thảo, để trình chiếu từ trang đầu, ta gõ phím nào sau đây trên bàn phím?
A. Enter
B. F5
C. F2
D. Tab
Câu 9. Để thay đổi bố cục của nhiều trang, ta thực hiện chọn các trang bằng cách nào?
A. Nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột chọn các trang.
B. Nhấn giữ phím Alt và nháy chuột chọn các trang.
C. Nhấn giữ phím Shift và nháy chuột chọn các trang.
D. Nhấn giữ phím Ctrl + Shift + Alt và nháy chuột chọn các trang.
Câu 10. Cho các thao tác sau:
(1) Chọn trang trình chiếu.
(2) Chọn Transitions>Transition to This Slide>Split.
Các thao tác này sẽ thực hiện:
A. tạo hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu.
B. tạo hiệu ứng chuyển trang cho trang trình chiếu trong bài trình chiếu.
C. đưa hình ảnh hoặc âm thanh vào bài trình chiếu.
D. định dạng cách bố trí các khối văn bản, hình ảnh, đồ thị, … trên một trang trình chiếu.
Câu 11. Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp?
A. 9 lần
B. 7 lần
C. 5 lần
D. 3 lần
Câu 12. Dùng thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm một số trong dãy thẻ số (được sắp xếp theo thứ tự không giảm), sau bước Kiểm tra: số cần tìm nhỏ hơn giá trị trên thẻ? nếu nhận kết quả Sai, ta thực hiện bước nào?
A. Xét dãy thẻ số đứng sau thẻ số vừa lật.
B. Xét dãy thẻ số đứng trước thẻ số vừa lật.
C. Kết thúc.
D. Kiểm tra: dãy rỗng.
Câu 13. Chọn phát biểu sai về thuật toán tìm kiếm nhị phân?
A. Thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia (số lượng thẻ của dãy) /2.
B. Khi dãy chỉ còn một thẻ số thì nửa trước (hoặc nửa sau) là dãy rỗng (dãy không có thể số nào).
C. Vòng lặp sẽ kết thúc khi tìm thấy số cần tìm hoặc dãy không còn thẻ số nào nữa.
D. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
Câu 14. Chỉ ra phương án sai:
Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 15. Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy số sau theo thứ tự tăng dần, kết thúc bước thứ 3 ta thu được dãy số nào?
Dãy số ban đầu: 64, 25, 12, 22, 11
A. 11, 25, 12, 22, 64.
B. 11, 12, 25, 22, 64.
C. 11, 12, 22, 25, 64.
D. 12, 22, 11, 25, 64.
Câu 16. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp nổi bọt là:
A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất đưa về vị trí đầu tiên.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Hãy điền vào chỗ chấm tính năng của mỗi hàm trong bảng dưới đây.
Tên hàm |
Tính năng của hàm |
SUM |
…………………………………………………………………………. |
AVERAGE |
…………………………………………………………………………. |
MAX |
…………………………………………………………………………. |
MIN |
…………………………………………………………………………. |
COUNT |
…………………………………………………………………………. |
Câu 2. (2 điểm) Đánh dấu (X) để chỉ ra những việc nên làm, không nên làm trong bảng dưới đây:
Việc |
Nên làm |
Không nên làm |
a) Trong bài trình chiếu cần có trang tiêu đề. |
|
|
b) Trang giới thiệu tổng quan ghi chi tiết, đầy đủ các nội dung. |
|
|
c) Trang tiêu đề thường giới thiệu về chủ đề bài trình chiếu, tên tác giả, ngày trình bày, địa điểm trình bày, … |
|
|
d) Sử dụng cấu trúc phân cấp trong bài trình chiếu giúp người xem dễ dàng hiểu được bố cụ nội dung, logic trình bày. |
|
|
e) Trong trang trình chiếu nên sử dụng thật nhiều phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ và màu chữ để thu hút sự chú ý của người xem. |
|
|
Câu 3. (2 điểm) Theo em, thuật toán tìm kiếm nào trong 2 thuật toán đã học là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại?
Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.
Lần lặp |
Số của dãy được kiểm tra |
Đúng số cần tìm |
Đã kiểm tra hết số |
1 |
… |
… |
… |
2 |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Câu 4. (1 điểm) Danh sách tên của các bạn trong tổ gồm Tiến, Vân, Phương, Bình, Anh, Hùng hiện đang được sắp xếp theo thứ tự chỗ ngồi. Hãy sắp xếp lại danh sách theo vần a, b, c các chữ cái bắt đầu của tên các bạn bằng thuật toán sắp xếp chọn. Ghi kết quả của các vòng lặp vào bảng sau đây (ví dụ như dòng 1).
Vòng lặp |
Dãy chữ cái bắt đầu của tên các bạn chưa được sắp xếp |
Cặp chữ cái đầu tiên và “nhỏ nhất” |
Đổi chỗ cặp chữ cái “nhỏ nhất” và đầu tiên (có/không) |
Dãy chữ cái có chữ cái “nhỏ nhất” đã đúng vị trí |
1 |
T, V, P, B, A, H |
T, A |
Có |
A, V, P, B, T, H |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề thi học kì 2 Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 3)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Định dạng ô tính là thay đổi phông chữ, cỡ chữ, màu sắc và căn lề ô tính.
B. Nút lệnh vừa gộp các ô tính vừa căn lề giữa cho dữ liệu trong ô kết quả.
C. Nút lệnh để thiết lập xuống dòng khi dữ liệu tràn ô tính.
D. Khi một ô tính đã được định dạng rồi thì không thể thay đổi lại định dạng khác được nữa.
Câu 2. Thực hiện thao tác nào dưới đây sẽ xoá cột (hoặc hàng)?
A. Nháy chọn một ô tính của cột (hoặc hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
B. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nhấn phím Delete.
C. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi chọn Home>Cells>Delete.
D. Nháy chuột vào tên cột (hoặc tên hàng) để chọn cột (hoặc chọn hàng) cần xoá rồi nháy nút lệnh Cut trên dải lệnh Home.
Câu 3. Giả sử các ô tính A1, A2, A3, A4, A5 chứa các dữ liệu lần lượt là: “Hà Nội”, “Nam Định”, “TP Hồ Chí Minh”, 2022, 2023. Tại ô tính A6, ta nhập =COUNT(A1:A5) kết quả sẽ là:
A. 2
B. 3
C. 5
D. #VALUE!
Câu 4. Cho bảng số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như hình sau:
Để tính tổng điểm tại ô tính H3, công thức nào dưới đây không cho kết quả đúng?
A. =SUM(C3:G3)
B. =SUM(C3:G3, G3)
C. =SUM(C3, D3, E3, F3, G3)
D. =C3+D3+E3+F3+G3
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây đúng nhất?
A. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste.
B. Chỉ có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
C. Có thể sao chép hàm bằng cách sử dụng các lệnh Copy, Paste hoặc chức năng tự động điền dữ liệu (Autofill).
D. Không phải hàm nào cũng có thể sao chép được.
Câu 6. Trong dải lệnh Home, nhóm lệnh nào gồm các lệnh dùng để tạo cấu trúc phân cấp trong trình bài trình chiếu?
A. Style
B. Font
C. Paragraph
D. Editing
Câu 7. Khi đang ở chế độ soạn thảo, để trình chiếu từ trang đầu, ta gõ phím nào sau đây trên bàn phím?
A. Enter.
B. F5.
C. F2.
D. Tab.
Câu 8. Có thể tạo hiệu ứng động cho:
A. Trang trình chiếu.
B. Hình ảnh trên trang trình chiếu.
C. Văn bản trên trang trình chiếu.
D. Cả ba phương án A, B và C.
Câu 9. Cho các thao tác sau:
(1) Chọn trang trình chiếu.
(2) Chọn Transitions> Transition to This Slide>Split.
Các thao tác này sẽ thực hiện:
A. tạo hiệu ứng động cho một đối tượng trong trang trình chiếu.
B. tạo hiệu ứng chuyển trang cho trang trình chiếu trong bài trình chiếu.
C. đưa hình ảnh hoặc âm thanh vào bài trình chiếu.
D. định dạng cách bố trí các khối văn bản, hình ảnh, đồ thị, … trên một trang trình chiếu.
Câu 10. Với dãy số lần lượt là: 12, 14, 15, 18, 19, 21, 24, 25, 26. Nếu thực hiện theo thuật toán tìm kiếm nhị phân để tìm số 21 ta cần thực hiện mấy lần lặp?
A. 2 lần
B. 3 lần
C. 4 lần
D. 5 lần
Câu 11. Chọn phát biểu sai?
A. Thuật toán tìm kiếm tuần tự chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
B. Thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ áp dụng với dãy giá trị đã được sắp xếp.
C. Thuật toán tìm kiếm nhị phân thực hiện chia bài toán tìm kiếm ban đầu thành những bài toán tìm kiếm nhỏ hơn.
D. Việc chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.
Câu 12. Trong tìm kiếm nhị phân, thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?
A. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.
B. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
C. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
D. Số lượng thẻ của dãy : 2.
Câu 13. Thuật toán sắp xếp nổi bọt thực hiện sắp xếp dãy số không tăng bằng cách lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 số liền kề nhau nếu:
A. Số đứng trước lớn hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
B. Số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
C. Số đứng trước lớn hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
D. Số đứng trước nhỏ hơn hoặc bằng số đứng sau cho đến khi dãy số được sắp xếp.
Câu 14. Chọn phương án sai.
Ý nghĩa của việc chia bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 15. Thuật toán sắp xếp chọn thực hiện sắp xếp dãy số giảm dần bằng cách lặp đi lặp lại quá trình:
A. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
B. Chọn số lớn nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.
C. Chọn số nhỏ nhất trong dãy chưa sắp xếp và đưa số này về vị trí cuối cùng của dãy đó.
D. Đổi chỗ 2 số liền kề nếu chúng sai thứ tự.
Câu 16. Sau khi thực hiện vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp nổi bọt cho dãy số sau theo thứ tự tăng dần ta thu được dãy số nào?
Dãy số ban đầu: 19, 16, 18, 15
A. 19, 16, 15, 18.
B. 16, 19, 15, 18.
C. 19, 15, 18, 16.
D. 15, 19, 16, 18.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Em hãy nêu các bước theo thứ tự để nhập hàm trực tiếp vào ô tính?
Câu 2. (2 điểm) Ghép thao tác tạo hiệu ứng đối tượng cột bên trái với mô tả tương ứng ở cột bên phải phù hợp.
Câu 3. (2 điểm) Theo em, thuật toán tìm kiếm nào trong 2 thuật toán đã học là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số 14, 17, 21, 25, 30, 52, 66? Vì sao em không chọn thuật toán còn lại?
Hãy mô phỏng thuật toán phù hợp nhất đã chọn để tìm số 30 trong dãy số trên bằng cách điền thông tin mỗi lần lặp vào bảng dưới đây.
Lần lặp |
Số của dãy được kiểm tra |
Đúng số cần tìm |
Đã kiểm tra hết số |
1 |
… |
… |
… |
2 |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
… |
Câu 4. (1 điểm) Em hãy liệt kê các vòng lặp khi sắp xếp tăng dần dãy số 9, 6, 11, 3, 7 theo thuật toán sắp xếp chọn?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. D |
2. C |
3. A |
4. B |
5. C |
6. C |
7. B |
8. D |
9. B |
10. B |
11. A |
12. A |
13. B |
14. C |
15. C |
16. D |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||||
Câu 1 (1 điểm) |
Bước 1. Chọn ô tính cần nhập hàm. Bước 2. Gõ dấu =. Bước 3. Nhập tên hàm, các tham số của hàm (đặt trong cặp ngoặc tròn). Bước 4. Gõ phím Enter. |
0,25 0,25 0,25
0,25 |
||||||||||||||||
Câu 2 (2 điểm) |
1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b |
2,0 |
||||||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) |
Sử dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân là phù hợp nhất để tìm một số trong dãy số này vì đây là dãy số sắp xếp tăng dần, số lần lặp phải thực hiện ít hơn hẳn khi sử dụng thuật toán tìm kiếm tuần tự (ta sẽ thấy rõ khi dãy có nhiều phần tử và phần tử này cần tìm cách xa phần tử đầu tiên).
|
1,0
1,0 |
||||||||||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
1,0 |
Đề thi học kì 2 Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 4
Phòng Giáo dục và Đào tạo …..
Đề thi Học kì 2 – Chân trời sáng tạo
Năm học 2023 – 2024
Môn: Tin học 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề số 4)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
Câu 1. Trong khi làm việc với MS Excel, để lưu bảng tính đang mở, ta thực hiện:
A. Vào File, chọn Save.
B. Nháy chọn biểu tượng .
C. Gõ tổ hợp phím Ctrl + S.
D. Tất cả các phương án A, B, C.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi chèn thêm một hàng, hàng mới sẽ được chèn vào đúng vị trí hàng được chọn.
B. Khi chèn thêm một cột, cột mới sẽ được chèn vào đúng vị trí cột được chọn.
C. Có thể chèn đồng thời nhiều hàng hay nhiều cột.
D. Mỗi lần chèn chỉ chèn được một cột hoặc một hàng.
Câu 3. Cho bảng số liệu thi đua hàng tuần của khối 7 như hình sau:
Công thức nào dưới đây tính đúng điểm trung bình tại ô tính I3?
A. =H3/5
B. =H3/6
C. =AVERAGE(C3:G3,G3)
D. =AVERAGE(C3,D3,E3,F3,G3,G3)
Câu 4. Câu nào không đúng khi nói về đặc điểm của các hàm SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT?
A. Chỉ tính toán trên các ô tính chứa dữ liệu kiểu số.
B. Bỏ qua các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ.
C. Bỏ qua các ô tính trống.
D. Tính toán trên tất các ô tính chứa dữ liệu kiểu chữ hay ô tính trống.
Câu 5. Trong các cách viết hàm dưới đây, cách viết nào là sai?
A. =SUM(2,5,7)
B. =Sum(A3,C3:F3)
C. =SuM(10,15,b2:B10)
D. =sum“D2:08”.
Câu 6. Phần mở rộng mặc định của tệp trình chiếu được tạo bằng MS PowerPoint 2016 là:
A. *.docx
B. *.pptx
C. *.xlsx
D. *.ppt
Câu 7. Khi sử dụng phần mềm trình chiếu, ta có thực hiện:
A. Định dạng văn bản trên trang trình chiếu (phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu sắc, …).
B. Chèn hình ảnh vào trang chiếu và định dạng cho hình ảnh (thay đổi vị trí, kích thước, thêm đường viền tạo khung, …)
C. Tạo được hiệu ứng động cho các trang chiếu và các đối tượng trên trang trình chiếu.
D. Tất cả các phương án A, B và C.
Câu 8. Sắp xếp các thao tác sau theo thứ tự đúng để đưa hình ảnh vào trang trình chiếu.
(a) Chọn thư mục lưu tệp hình ảnh.
(b) Chọn trang trình chiếu cần chèn hình ảnh vào.
(c) Chọn dải lệnh Insert>Picture>From File.
(d) Chọn tệp hình ảnh cần thiết và nháy chọn Insert.
A. (c) – (b) – (a) – (d)
B. (b) – (d) – (a) – (c)
C. (b) – (c) – (a) – (d)
D. (c) – (a) – (b) – (d)
Câu 9. Hiệu ứng chuyển trang trình chiếu là:
A. trật tự xuất hiện của các hình ảnh được chèn vào các trang trình chiếu.
B. cách thức và thời điểm xuất hiện của trang trình chiếu.
C. cách xuất hiện tiêu đề của các trang trình chiếu.
D. cách xuất hiện phần nội dung của trang trình chiếu.
Câu 10. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
C. Sắp xếp dãy số theo thứ tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Câu 11. Cho dãy số: 47, 35, 36, 11, 36, 46, 36, 63, 36, 18, 24. Để tìm số 36 trong dãy số này bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta cần thực hiện bao nhiêu lần lặp?
A. 3 lần.
B. 5 lần.
C. 7 lần.
D. 9 lần.
Câu 12. Ưu điểm của thuật toán tìm kiếm nhị phân là:
A. Thu hẹp được phạm vi tìm kiếm chỉ còn tối đa là một nửa sau mỗi lần lặp.
B. Số lần lặp tương tự như thuật toán tìm kiếm tuần tự.
C. Thuật toán chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp tăng hiệu quả tìm kiếm.
D. Cả A và C
Câu 13. Sau khi kết thúc vòng lặp thứ hai của thuật toán nổi bọt để sắp xếp dãy số sau theo thứ tự tăng dần, thu được dãy số là?
Dãy số ban đầu: 14, 6, 8, 3, 19
A. 14, 6, 8, 19, 3.
B. 3, 14, 6, 8, 19.
C. 3, 6, 19, 14, 8.
D. 3, 6, 14, 8, 19.
Câu 14. Chỉ ra phương án sai:
Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:
A. Giúp công việc đơn giản hơn.
B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
C. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
D. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
Câu 15. Bài toán: Sắp xếp dãy thẻ theo thứ tự giá trị tăng dần. Đầu vào của thuật toán sắp xếp nổi bọt của bài toán trên là:
A. Dãy số chưa được sắp xếp
B. Dãy số đã được sắp xếp
C. Dãy số sắp xếp theo chiều tăng dần
D. Dãy số sắp xếp theo chiều giảm dần
Câu 16. Đặc điểm của thuật toán sắp xếp chọn là:
A. Lặp lại quá trình chọn phần tử nhỏ nhất (hoặc lớn nhất) trong dãy chưa sắp xếp và đưa phần tử này về vị trí đầu tiên của dãy đó.
B. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nếu chúng sai thứ tự.
C. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử liền kề nhau.
D. Lặp đi lặp lại việc đổi chỗ 2 phần tử đối xứng nhau.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Nối các hàm ở cột A với tính năng tương ứng của hàm ở cột B.
A |
|
B |
a) SUM |
1) Đếm các giá trị số trong danh sách tham số của hàm. |
|
b) AVERAGE |
2) Tính tổng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm. |
|
c) MAX |
3) Tìm giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm. |
|
d) MIN |
4) Tính trung bình cộng các giá trị số trong danh sách tham số của hàm. |
|
f) COUNT |
5) Tìm giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số của hàm. |
Câu 2. (2 điểm) Em hãy cho biết ý nghĩa của các lệnh sau:
a) Bring to Front
b) Bring Forward
c) Send to Back
d) Send Backward
Câu 3. (2 điểm) Hãy xác định trong các thao tác dưới đây, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm tuần tự, thao tác nào là của thuật toán tìm kiếm nhị phân bằng cách đánh dấu (ü) vào ô tương ứng.
STT |
Thao tác |
Thuật toán tìm kiếm |
|
Tuần tự |
Nhị phân |
||
1 |
So sánh giá trị của phần tử ở giữa dãy với giá trị cần tìm. |
|
|
2 |
Nếu kết quả so sánh “bằng” là đúng thì thông báo “tìm thấy”. |
|
|
3 |
Nếu kết quả so sánh “bằng” là sai thì tiếp tục thực hiện so sánh giá trị của phần tử liền sau của dãy với giá trị cần tìm. |
|
|
4 |
Nếu kết quả so sánh “bằng” là sai thì tiếp tục thực hiện tìm kiếm trên dãy ở nửa trước hoặc nửa sau phần tử đang so sánh. |
|
|
5 |
So sánh lần lượt từ giá trị của phần tử đầu tiên của dãy với giá trị cần tìm. |
|
|
6 |
Nếu dãy con cuối cùng cần tìm kiếm là dãy rỗng (không có phần tử nào) thì thông báo “không tìm thấy”. |
|
|
7 |
Nếu đến phần tử cuối cùng mà kết quả so sánh “bằng” là sai thì thông báo “không tìm thấy”. |
|
|
Câu 4. (1 điểm) Em hãy liệt kê các vòng lặp khi sắp xếp tăng dần dãy số 9, 6, 11, 3, 7 theo thuật toán sắp xếp nổi bọt?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
– Mỗi câu đúng tương ứng với 0,25 điểm.
1. D |
2. D |
3. A |
4. D |
5. D |
6. B |
7. D |
8. C |
9. B |
10. B |
11. A |
12. D |
13. D |
14. C |
15. A |
16. A |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 1 (1 điểm) |
a – 2; b – 4; c – 5; d – 3; f – 1. |
1,0 |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 (2 điểm) |
1 – Đưa hình ảnh lên lớp trên cùng. 2 – Đưa hình ảnh lên một lớp. 3 – Đưa hình ảnh xuống lớp dưới cùng. 4 – Đưa hình ảnh xuống một lớp |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 3 (2 điểm) |
|
2,0 |
||||||||||||||||||||||||||
Câu 4 (1 điểm) |
1,0 |