Tin học lớp 7 Bài 13: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu
Video giải Tin học 7 Bài 13: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Tin học 7 Bài 13: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu
1. Hiệu ứng động
– Hiệu ứng trong bài trình chiếu là cách thức và thời điểm xuất hiện của các trang chiếu và các đối tượng trên trang chiếu (văn bản, hình ảnh, …)
– Có hai loại hiệu ứng động:
+ Hiệu ứng cho đối tượng.
+ Hiệu ứng chuyển trang chiếu.
– Sử dụng hiệu ứng động giúp cho bài trình chiếu trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút sự chú ý của người xem và tạo hiệu quả tốt trong truyền đạt thông tin.
– Hiệu ứng động nên được sử dụng chọn lọc tăng tính hiệu quả cho nội dung và tạo ấn tượng với người xem.
2. Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu
Nhiệm vụ
– Tạo hiệu ứng cho bài trình chiếu Trường học xanh.
– Tổng hợp, sắp xếp, bổ sung các nội dung để hoàn thiện bài trình chiếu.
Hướng dẫn
a) Tạo hiệu ứng cho đối tượng
Thực hiện như hình 1
Hình 1. Tạo hiệu ứng cho đối tượng
b) Tạo hiệu ứng chuyển trang chiếu
Hình 2. Tạo hiệu ứng cho trang chiếu
c) Sử dụng hiệu ứng hợp lí
– Trình bày càng đơn giản, rõ ràng càng thuyết phục.
– Dùng hiệu ứng thống nhất cho tất cả các trang.
– Chọn lọc hiệu ứng cho các đối tượng.
– Chỉ dùng âm thanh khi cần thiết.
d) Hoàn thiện bài trình chiếu
– Xem lại bố cục, nội dung của bài báo cáo.
– Bố trí lại các đối tượng trên trang: khung văn bản, hình ảnh, bảng biểu, … định dạng lại hình ảnh, căn lề, …
– Sáng tạo thêm, phát huy khả năng hội họa của mình.
– Lưu lại kết quả làm việc.
B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 7 Bài 13: Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu
Đang cập nhật.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 7 Bài 12: Định dạng đối tượng trên trang chiếu
Lý thuyết Tin học 7 Bài 13 : Thực hành tổng hợp: Hoàn thiện bài trình chiếu
Lý thuyết Tin học 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự
Lý thuyết Tin học 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân
Lý thuyết Tin học 7 Bài 16: Thuật toán sắp xếp