Giải bài tập Tin học lớp 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng
Video giải Tin học 7 Bài 5: Ứng xử trên mạng – Kết nối tri thức
1. Giao tiếp, ứng xử văn hóa qua mạng
Hoạt động 1 trang 23 Tin học 7:
1. Em biết những phương thức giao tiếp qua mạng nào? Em đã từng sử dụng những phương thức nào?
2. Theo em những đặc điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là gì?
3. Tại sao có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp?
Phương pháp giải:
Vận dụng sự hiểu biết và thực tế của bản thân
Trả lời:
1. Những phương thức giao tiếp qua mạng phổ biến hiện nay là gửi và nhận thư điện tử (email), nhắn tin và trò chuyện qua mạng xã hội. Em đã sử dụng phương thức nhắn tin và trò chuyện qua mạng xã hội.
2. Điểm khác nhau giữa giao tiếp gặp gỡ trực tiếp và giao tiếp qua mạng là:
– Giao tiếp gặp gỡ trực tiếp: chúng ta có thể diễn tả bằng lời nói, hoạt động, cải thiện kĩ năng giao tiếp, nói chuyện mặt đối mặt,…
– Gặp gỡ qua mạng: có thể trò chuyện ở bất cứ đầu, không cần mặt đối mặt, có thể suy nghĩ cẩn thận trước khi nói, không sợ cảm xúc của mình bị bộc lộ ra ngoài.
3. Có những bạn khi giao tiếp qua mạng lại thiếu văn minh hơn so với khi giao tiếp trực tiếp vì giao tiếp trên mạng người ta sẽ không thể nhìn thấy mặt của nhau, không lo sợ bị mang tiếng xấu, có thể sử dụng tên giả, ảnh giả mà không bị người khác phán xét.
Hoạt động 2 trang 24 Tin học 7: Em hãy cùng các bạn thảo luận những điều các em nghĩ là nên và không nên làm khi giao tiếp qua mạng rồi sắp xếp vào hai nhóm tương ứng. Các em có thể sử dụng những gợi ý sau:
a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng.
b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng.
c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,…văn minh, lịch sự.
d) Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình.
e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh.
f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng.
g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép.
h) Dành quá nhiều thời gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân.
i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí.
j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác.
Phương pháp giải:
Luôn sử dụng ngôn ngữ lịch sự và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng
Trả lời:
Nên |
Không nên |
a) Tôn trọng mọi người khi giao tiếp qua mạng. c) Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng,…văn minh, lịch sự. d) Bảo vệ tài khoản cá nhân trên mạng (ví dụ thư điện tử) của mình. f) Tìm sự hỗ trợ của bố mẹ, thầy cô, người tư vấn khi bị bắt nạt trên mạng. i) Tự chủ bản thân để sử dụng mạng hợp lí. |
b) Giấu bố mẹ, thầy cô vấn đề khiến em căng thẳng, sợ hãi khi sử dụng mạng. e) Nói bậy, nói xấu người khác, sử dụng tiếng lóng, hình ảnh không lành mạnh. g) Đưa thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng khi chưa được họ cho phép. h) Dành quá nhiều thời gian truy cập mạng, ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt của bản thân. j) Đọc thông tin trong hộp thư điện tử của người khác. |
Câu hỏi 1 trang 24 Tin học 7: Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là gì?
A. Nói lời xúc phạm người đó.
B. Cố gắng quên đi và tiếp tục chịu đựng.
C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
D. Đe dọa người bắt nạt mình.
Phương pháp giải:
Dựa vào đáp án của hoạt động 2: “Nên hay không nên?” để chọn
Trả lời:
Cách tốt nhất em nên làm khi bị ai đó bắt nạt trên mạng là
Chọn C. Nhờ bố mẹ, thầy cô giáo giúp đỡ, tư vấn.
Câu hỏi 2 trang 24 Tin học 7: Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào những việc nên làm khi giao tiếp qua mạng ở Hoạt động 2: “Nên hay không nên”
Liên hệ thực tế bản thân
Trả lời:
Là một người ứng xử có văn hóa khi tham gia giao tiếp qua mạng, em sẽ có những hành động cụ thể:
– Không nói những từ ngữ gây xúc phạm và ảnh hưởng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Không đùa cợt quá đáng khi đăng ảnh của một người khác lên mạng.
– Không nói xấu, nói bậy gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác.
– Không chia sẻ những thông tin sai sự thật, chưa qua kiểm chứng và những thông tin xấu, tin độc.
– Không ấn nút like hay share đối với những tin xấu, tin độc, tin phản cảm gây ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác.
2. Làm gì khi gặp thông tin có nội dung xấu trên mạng
Hoạt động 3 trang 24 Tin học 7: Khi em đang truy cập mạng, máy tính thỉnh thoảng lại hiện lên những trang web có nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Có nhiều trang web chứa nội dung xấu, thông tin không phù hợp với lứa tuổi mà chúng ta cần tránh.
Trả lời:
Khi em đang truy cập mạng, máy tính thỉnh thoảng lại hiện lên những trang web có nội dung bạo lực, nội dung không phù hợp với lứa tuổi của em, em sẽ ngay lập tức tắt những trang web đó đi. Nếu hiện lên quá nhiều, em sẽ nhờ người lớn cài phần mềm chặn truy cập các trang web đó.
Câu hỏi trang 25 Tin học 7: Những cách ứng xử nào sau đây là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu?
A. Tiếp tục truy cập trang web đó.
B. Đóng ngay trang web đó.
C. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.
D. Gửi trang web đó cho bạn bè xem.
Phương pháp giải:
Dựa vào hộp kiến thức trong bài
Trả lời:
Những cách ứng xử là hợp lí khi truy cập một trang web có nội dung xấu là:
B. Đóng ngay trang web đó.
C. Đề nghị bố mẹ, thầy cô hoặc người có trách nhiệm ngăn chặn truy cập trang web đó.
3. Tác hại và cách phòng tránh bệnh nghiện Internet
Hoạt động 4 trang 25 Tin học 7:
1. Trung bình một ngày em sử dụng máy tính bao nhiêu giờ?
2. Em có chơi trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội không? Nếu có thì khoảng bao nhiêu giờ một tuần?
3. Theo em các biểu hiện và tác hại của bệnh nghiện Internet là gì?
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế bản thân em
Nghiện Internet gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất, tinh thần, kết quả học tập và khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh
Trả lời:
1. Trung bình một ngày em sử dụng máy tính trong 5 giờ.
2. Em có chơi trò chơi điện tử và sử dụng mạng xã hội và sử dụng khoảng 400 giờ một tuần.
3. Các biểu hiện và tác hại của bệnh nghiện Internet là:
* Biểu hiện:
– Sử dụng Internet quá nhiều giờ trong ngày.
– Thức rất khuya và không rời khỏi máy tính.
– Thay đổi tâm trạng và thường xuyên bồn chồn khi không được sử dụng Internet.
– Từ chối mọi mối quan hệ, hoạt động chỉ để sử dụng Internet.
– Không kiểm soát được khoảng thời gian bỏ ra để lên mạng.
* Tác hại:
– Sức khỏe suy giảm, đau mắt, mỏi mắt dẫn đến cận thị.
– Ngại giao tiếp, sợ đám đông.
– Thành tích học tập/làm việc kém hiệu quả.
– Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi.
– Trí nhớ giảm sút khi thức quá khuya và sử dụng Internet quá nhiều.
– Ảnh hưởng đến cột sống do ngồi quá nhiều.
– Dễ bị lợi dụng bởi những kẻ xấu trên mạng.
Câu hỏi trang 26 Tin học 7: Em có các biểu hiện nào trong các hành vi sau đây?
a) Bỏ bê việc học hành để lên mạng.
b) Hay thức khuya để sử dụng mạng.
c) Thấy tức giận, cáu kỉnh khi không được sử dụng máy tính.
d) Nói dối khi có người hỏi về thời gian em truy cập mạng.
e) Thích dành thời gian trên mạng hơn là với gia đình, bạn bè.
f) Mất hứng thú với những hoạt động thú vị trước đây, khi em chưa sử dụng mạng.
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế bản thân em.
Trả lời:
Em không có biểu hiện nào trong các hành vi trên.
Hoạt động 5 trang 26 Tin học 7: Người bị bệnh nghiện Internet có thể được ví như một cái cây có nguy cơ úa tàn. Em hãy cùng các bạn trong nhóm của mình vẽ một cây tương tự như hình bên lên một tờ giấy to để tạo một tấm áp phích bằng cách vẽ thêm lá, hoa cho cây và ghi trên đó những điều nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet, giúp cây xanh tươi trở lại.
Phương pháp giải:
Tham khảo một số lời khuyên trong phần Kiến thức mới
Trao đổi với bạn bè trong nhóm của mình
Trả lời:
Gợi ý: Những điều nên làm để phòng tránh bệnh nghiện Internet:
– Tham gia các hoạt động ngoại khóa ngoài trời nhiều hơn.
– Đặt kế hoạch sử dụng thời gian thích hợp và nghiêm túc với nó.
– Tập thể dục thường xuyên.
– Thời gian rảnh nên đọc sách, tụ tập với bạn bè chứ không ngồi trước máy tính.
– Tìm một hoạt động yêu thích như ca hát, nấu nướng, đọc sách,… để thay thế.
– Không để máy tính trong khoảng cách quá gần.
– Hoàn tất việc học, làm bài tập về nhà trước khi muốn sử dụng máy tính.
Luyện tập (trang 27)
Luyện tập 1 trang 27 Tin học 7: Khi giao tiếp qua mạng, những điều nào sau đây nên tránh?
A. Tôn trọng người đang giao tiếp với mình.
B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.
C. Kết bạn với những người mình không quen biết.
D. Bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
E. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã được học để chọn
Trả lời:
Khi giao tiếp qua mạng, những điều nên tránh là:
B. Nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu.
C. Kết bạn với những người mình không quen biết.
E. Truy cập bất cứ liên kết nào nhận được.
Luyện tập 2 trang 27 Tin học 7: Theo em, hai hoạt động trên mạng nào sau đây dễ gây bệnh nghiện Internet nhất?
A. Chơi trò chơi trực tuyến.
B. Đọc tin tức.
C. Sử dụng mạng xã hội.
D. Học tập trực tuyến.
E. Trao đổi thông tin qua thư điện tử.
Phương pháp giải:
Chơi trò chơi điện tử quá nhiều, sử dụng mạng xã hội liên tục làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với gia đình, bạn bè, tới việc học tập thì được coi là biểu hiện của bệnh nghiện Internet.
Trả lời:
Hai hoạt động trên mạng dễ gây bệnh nghiện Internet nhất là:
A. Chơi trò chơi trực tuyến.
C. Sử dụng mạng xã hội.
Vận dụng (trang 27)
Vận dụng 1 trang 27 Tin học 7: Em hãy cùng một nhóm bạn của mình tạo ra một sản phẩm (áp phích, đoạn kịch ngắn, sơ đồ tư duy, bài trình chiếu,…) về chủ đề Ứng xử trên mạng để trình bày với các bạn trong lớp.
Phương pháp giải:
Trao đổi và làm việc với nhóm của mình.
Trả lời:
Vận dụng 2 trang 27 Tin học 7: Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến. Em sẽ làm gì để giúp bạn?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học để đưa ra lời khuyên giúp bạn.
Trả lời:
Nếu một trong những người bạn của em có biểu hiện nghiện trò chơi trực tuyến, em sẽ khuyên bạn nên hạn chế thời gian lên mạng và thay bằng các hoạt động ngoại khóa vào lúc rảnh để giảm thời gian sử dụng Internet. Nếu không được, em có thể nhờ đến thầy cô đưa ra lời khuyên cho bạn.
Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết:
Bài 4: Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên Internet
Bài 6: Làm quen với phần mềm bảng tính
Bài 7: Tính toán tự động trên bảng tính
Bài 8: Công cụ hỗ trợ tính toán