Giải SGK HĐTN lớp 6 Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam
-
Nhiệm vụ 1 (trang 58, 59 HĐTN lớp 6): Kể tên nghề truyền thống ở Việt Nam và sản phẩm tiêu biểu
Hoạt động 1 trang 58, 59 HĐTN lớp 6. Giới thiệu về nghề truyền thống mà em biết.
Hướng dẫn:
– Làng nghề tranh khắc gỗ dân gian ở Đông Hồ tại Thuận Thành Bắc Ninh. Sản phẩm: tranh dân gian.
– Nghề nặn tò he tại Phú Xuyên Hà Nội. Sản phẩm: Tò he.
– Nghề làm nón tại làng Chuông Thanh Oai Hà Nội.
– Nghề dệt thổ cẩm tại Mai Châu Hoà Bình. Sản phẩm áo quần. chăn thổ cẩm.
– Nghề chồng chè tại Tân Cương Thái Nguyên. Sản phẩm: chè
– Nghề làm nước mắm tại Phú Quốc, Kiên Giang. Sản phẩm: nước mắm.
Hoạt động 2 trang 59 HĐTN lớp 6. Chia sẻ những hiểu biết của em về sản phẩm và những giá trị của làng nghề truyền thống mang lại.
Hướng dẫn:
Làng nghề truyền thống ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Dẫu cho xã hôị và thời đại thay đổi những làng nghề truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy vì nó đem lại bản sắc Việt, là giá trị văn hoá lớn cho Việt Nam. Các làng nghề đã lưu giữ và phát triển những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc góp phần làm rạng rỡ văn hóa Việt trong khu vực và trên thế giới.
-
Nhiệm vụ 2 (trang 60 HĐTN lớp 6): Tìm hiểu hoạt động đặc trưng và lưu ý an toàn khi làm nghề truyền thống
-
Hoạt động 1 trang 60 HĐTN lớp 6. Quan sát tranh và đọc thông tin về hoạt động đặc trưng của hai làng nghề truyền thông dưới đây:
Hướng dẫn:
– Nghề làm gốm
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm gốm gồm các đặc trưng: làm đất ( thấu đất). Tạo hình sản phẩm gốm trang trí hoa văn, tráng men và nung đốt sản phẩm.
– Nghề làm dệt vải
Quy trình tạo ra các sản phẩm làm dệt vải gồm các đặc trưng: bật bông tơi, kéo thành sợi dài, xé bông thành chỉ, ngâm màu, phơi khô và dệt thành những tấm vải.
Hoạt động 2 trang 60 HĐTN lớp 6. Mô tả những hoạt động của nghề truyền thống mà em biết.
Hướng dẫn:
Những hoạt động của làng nghề truyền thống em biết là:
Làng nghề truyền thống Chằm nón lá An Hiệp, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Nghề Chằm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp
Tranh thêu Hữu Hạnh có mặt rất sớm ở Đà Lạt và được bạn bè thế giới ngưỡng mộ, đón nhận, đã có mặt ở nhiều nước như: Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Na Uy, Hàn Quốc…
Khôi phục, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’Tiêng – Bình Phước không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội, mà còn góp phần vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa, nét độc đáo riêng của đồng bào dân tộc S’Tiêng.
Hoạt động 3 trang 60 HĐTN lớp 6. Kể tên một số dụng cụ làng nghề truyền thống và chia sẻ các sử dụng chúng an toàn.
Hướng dẫn:
Một số dụng cụ làng nghề truyền thống là máy dệt, khung cửi, búa, kìm, thủ công bằng tay,… Để sử dụng chúng một cách an toàn phải biết cách dùng của nó. Bên cạnh đó phải chú ý sử dụng đồ bảo hộ.
-
Nhiệm vụ 3 (trang 61 HĐTN lớp 6): Phỏng vấn nghệ nhân
-
Hoạt động 1 trang 61 HĐTN lớp 6. Thực hiện phóng vấn nghệ nhân và người làm nghề truyền thống lâu năm ở địa phương em.
– Tình cảm của họ đối với nghề (tự hào, đam mê,…)
– Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề (trách nhiệm, khéo léo, kiên nhẫn,…)
– Những việc làm học sinh cẩn rèn luyện để tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống.
Hướng dẫn:
Học sinh lựa chọn phỏng vấn nghệ nhân theo hướng dẫn.
– Tình cảm của họ đối với nghề (tự hào, đam mê,…)
– Yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với nghề (trách nhiệm, khéo léo, kiên nhẫn,…)
– Những việc làm học sinh cẩn rèn luyện để tiếp nối cha ông giữ gìn nghề truyền thống.
Hoạt động 2 trang 61 HĐTN lớp 6. Chia sẻ nội dung phỏng vấn nghệ nhân với bạn bè và thầy cô.
Hướng dẫn:
Phỏng vấn “người giữ lửa” của làng gốm Bát Tràng – nghệ nhân Trần Văn Độ. Nghệ nhân từng tâm sự ông chỉ quan tâm đến làng nghề gốm và văn hóa truyền thống thể hiện qua các sản phẩm gốm.Và đó là lý do khiến ông lựa chọn con đường “tìm lại ký ức” qua các sản phẩm gốm cổ. Ông miệt mài nghiên cứu không kể ngày đêm. Người ta thường nói làm lao động, đến chạng vạng tối là nghỉ ngơi nhưng khi ông dừng công việc tay chân là lúc ông để trí óc làm việc. Suy nghĩ miên man về cách phục chế men cổ, tạo đường nét tinh xảo cho các sản phẩm và “phủ màu thời gian” cho các sản phẩm mà ông được tín nhiệm phục dựng. Bây giờ, người ta gọi ông là “Vua men gốm”, là người thổi hồn vào gốm, là tài hoa giữ hồn gốm… nhưng ông vẫn chỉ đau đáu với nghề, với nghiệp thổi hồn vào đất vô tri vô giác. Những tác phẩm của ông luôn được treo ở những nơi trang trọng. Ví như tác phẩm tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã được đặt tại bảo điện tinh hoa của Trường đại học Havard (Hoa Kỳ), ví như 60 tác phẩm mang dòng gốm Lý-Trần-Lê được tổ chức trưng bày tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và TP Hà Nội đã làm quà tặng cho nhân dân và chiến sĩ biển đảo Trường Sa đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đấy là còn chưa kể, đã nhiều lần, các sản phẩm của ông theo các nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài, làm quà tặng cho các bạn quốc tế.
-
Nhiệm vụ 4 (trang 61, 62 HĐTN lớp 6): Rèn luyện những phẩm chất, năng lực của người làm nghề truyền thống
-
Hoạt động 1 trang 61 HĐTN lớp 6. Em có đồng ý với ý kiến sau của K. không? Vì sao?
Hướng dẫn:
Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của K. Bởi vì chỉ có sự yêu thích và tâm huyết với nghề mới giữ được làm nghề truyền thống, làm bất cứ công việc nào lâu dài.
Hoạt động 2 trang 62 HĐTN lớp 6. Xác định và rèn luyện những phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề truyền thống em yêu thích theo gợi ý:
Hướng dẫn:
Học sinh tự đánh giá.
Hoạt động 3 trang 62 HĐTN lớp 6. Theo em tuân thủ kỉ luật lao động có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo an toàn lao động?
Hướng dẫn:
Ý nghĩa của kỷ luật lao động: Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể:
– Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung.
– Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu
– Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất.
– Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho người lao động không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt.
-
Nhiệm vụ 5 (trang 62 HĐTN lớp 6): Giữ gìn các nghề truyền thống
-
Hoạt động 1 trang 62 HĐTN lớp 6. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của những việc làm dưới đây đối với việc giữ gìn các nghề truyền thống.
Hướng dẫn:
Ý nghĩa và tác dụng của những việc làm trên là:
– Truyền lại nghề truyền thống cho các thế hệ nối tiếp: giúp duy trì và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống không bị mai một.
– Khuyến khích cộng đồng trong nước sử dụng làng nghề truyền thống: bảo vệ và gìn giữ giá trị văn hoá dân tộc.
– Giới thiệu sản phẩm truyền thống tới nhiều nước trên thế giới: giúp quảng bá những nét văn hoá của dân tộc với thế giới.
Hoạt động 2 trang 62 HĐTN lớp 6. Em hãy lựa chọn bổ sung những việc làm khác để gìn giữ làng nghề truyền thống.
Hướng dẫn:
– Quảng bá di lịch gắn với các làng nghề.
– Cập nhật yếu tố hiện đạim quy trình chuẩn trong đào tạo nguồn nhân lực tham gia lao động các nghề truyền thống.
– Trang bị thêm cơ sở vật chất, máy móc hiện đại khi làm nghề truyền thống.
– Giới thiệu sản phẩm truyền thống ra nhiều nước trên thế giới.
– Hướng nghiệp cho HS phổ thông về nghề truyền thống.
Hoạt động 3 trang 62 HĐTN lớp 6. Lựa chọn một hình thức phù hợp với em để thực hiện trách nhiệm giữ gìn nghề truyền thống.
Hướng dẫn:
– Em tham gia các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm truyền thống.
– Giới thiệu đến bạn bè về làm nghề truyền thống ở địa phương em.
-
Nhiệm vụ 6 (trang 63 HĐTN lớp 6): Sáng tạo sản phẩm
-
Hoạt động 1 trang 63 HĐTN lớp 6. Làm quạt giấy theo hướng dẫn sau:
Hướng dẫn:
Học sinh thực hiện làm quạt giấy theo hướng dẫn.
Hoạt động 2 trang 63 HĐTN lớp 6. Lựa chọn và làm thêm một sản phẩm nghề truyền thống mà em yêu thích theo gợi ý sau:
Hướng dẫn:
-
Nhiệm vụ 7 (trang 64 HĐTN lớp 6): Tuyên truyền quảng bá nghề truyền thống
-
Hoạt động 1 trang 64 HĐTN lớp 6. Làm tờ rơi quảng bá sản phẩm của nghề truyền thống
Hướng dẫn:
Học sinh tự thiết kế tờ rơi quảng bá sản phẩm của nghề truyền thống.
Hoạt động 2 trang 64 HĐTN lớp 6. Tập tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống.
Hướng dẫn:
– Em có thể tập tuyên truyền bằng cách giới thiệu cho bạn bè.
– Tham gia các hoạt động để quảng bá hình ảnh làng nghề truyền thống.
-
Nhiệm vụ 8 (trang 64 HĐTN lớp 6): Tự đánh giá
-
Hoạt động 1 trang 64 HĐTN lớp 6. Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Hướng dẫn:
– Thuận lợi: em biết được công dụng và ý nghĩa của việc gìn giữ các làng nghề truyền thống.
– Khó khăn: Hiện nay nhiều người trẻ quên dần những làng nghề truyền thộng.
Hoạt động 2 trang 64 HĐTN lớp 6. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định một mức độ phù hợp nhất với em.
Hướng dẫn:
– Thực hiện tốt: 1,2,3,4
– Thực hiện chưa tốt: 4,5
– Chưa thực hiện: 6