Giải SBT HĐTN lớp 6 Chủ đề 3: Xây dựng tình bạn, tình thầy trò
Nhiệm vụ 4: Giữ gìn quan hệ với bạn bè, thầy cô
Hoạt động 1 trang 22 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Em sẽ nói và làm như thế nào để vun đắp và giữ gìn tình cảm với bạn bè, thầy cô trong những tình huống sau?
Hướng dẫn:
TT |
Bối cảnh |
Lời nói và hành động kèm theo |
1 |
Em tình cờ biết được hôm nay là ngày sinh nhật của thầy/ cô dạy môn Vật lí. |
Em sẽ gặp và chúc mừng sinh nhật thầy/cô. Em sẽ cùng các bạn hát một bài hát chúc mừng sinh nhật thầy/cô. |
2 |
Người bạn bên cạnh em bị điểm kém trong bài kiểm tra một tiết. |
Em sẽ an ủi bạn. Em cùng bạn củng cố kiến thức để lần sau đạt điểm kiểm tra cao hơn. |
3 |
Người bạn đi phía trước em ôm một chồng vở cao ngất. |
Em sẽ đến và giúp đỡ bạn. |
4 |
Bạn trong lớp em gục xuống bàn, kêu đau bụng. |
Em sẽ xin phép cô đưa bạn xuống phòng y tế. |
5 |
Em và bạn cùng trực nhật lớp, nhưng bạn em không thực hiện. |
Em sẽ thực hiện giúp bạn và sẽ gặp bạn để trao đổi để lần sau phân công công việc khoa học. |
6 |
Em quên xin chữ kí bố mẹ vào bài kiểm tra để gửi lại cho giáo viên bộ môn. |
Em sẽ xin lỗi thầy cô giáo bộ môn và hứa sẽ xin chữ kí bố mẹ vào hôm sau. |
7 |
Đó là chiếc bút chì của em, nhưng bạn khăng khăng nói là của bạn. |
Em sẽ giải thích với bạn rằng đây là bút chì của em, em bảo bạn kiểm tra lại về đồ dùng học tập của mình. |
8 |
Em tặng hoa cô giáo dạy em nhân ngày 20 – 11, nhưng có một giáo viên khác trong trường đang đi cùng cô. |
Em sẽ đến chúc mừng cả hai cô nhân ngày 20 – 11. |
Nhiệm vụ 5: Phát triển kĩ năng tạo thiện cảm trong giao tiếp
Hoạt động 1 trang 22 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Đánh dấu X vào trước biểu hiện kĩ năng lắng nghe của em.
Hướng dẫn:
Biểu hiện kĩ năng lắng nghe của em là:
– Mắt nhìn về phía người nói
– Miệng thể hiện phù hợp (cười tươi, mím môi,…)
– Sử dụng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,… phù hợp
– Nét mặt chăm chú
Hoạt động 2 trang 23 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Đánh dấu X vào trước kĩ năng phản hồi mà em đã thực hiện.
Hướng dẫn:
Kĩ năng phản hồi mà em đã thực hiện là:
– Gật gù nói theo: Tớ hiểu!
– Nhắc lại ngắn gọn ý của người nói
Hoạt động 3 trang 23 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Đánh dấu X vào trước kĩ năng đặt câu hỏi gợi mở mà em đã thực hiện.
Hướng dẫn:
Kĩ năng đặt câu hỏi gợi mở mà em đã thực hiện là:
– Hỏi câu hỏi gợi mở: Cậu nghĩ sao, nếu…
– Bổ sung ngắn gọn ý của mình.
Nhiệm vụ 6: Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ của em ở trường
Hoạt động 1 trang 23 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Tô màu vào trước những vấn đề em gặp phải trong mối quan hệ bạn bè. Viết hướng khắc phục của em cho những vấn đề đó.
Hướng dẫn:
– Đùa dai:
Cách giải quyết: Luôn nghiêm túc trong mọi việc. Nhất quán quan điểm caí nào nên đùa caí nào không nên đùa để tránh gây mâu thuẫn cho cả hai.
– Bị bắt nạt:
Cách giải quyết: Trở lên mạnh mẽ và có chính kiến hơn. Khẳng định bản thân không tự ti để tránh bị bắt nạt.
– Ngại giao tiếp:
Cách giải quyết: Em sẽ tham gia những hoạt động ngoại khoá để rèn luyện giao tiếp.
– Không có bạn thân
Cách giải quyết: Em thường sợ hãi khi trở nên thân với ai đó, sợ người ta cũng giống như những người khác chỉ quan tâm mình. Em đã học cách yêu lấy bản thân trước không phụ thuộc, hoặc tin tưởng quá nhiều vào bất cứ người nào để tránh bị tổn thương. Vì vậy em có thể kiếm bạn thân những hãy tìm thật kĩ để tránh chọn nhầm.
– Thất hứa với bạn:
Cách giải quyết: Em sẽ xin lỗi bạn và giải thích lí do hợp lí cho việc thất hứa. Em sẽ thực hiện lại lời lứa đó như lời xin lỗi với bạn.
– Dễ nổi cáu với bạn:
Cách giải quyết: Em xin lỗi và học cách bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc khi nói chuyện và giao tiếp với bạn bè.
– Hay giận dỗi bạn:
Cách giải quyết: Em xin lỗi và học cách bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc khi nói chuyện và giao tiếp với bạn bè.
– Dễ bị tổn thương:
Cách giải quyết: Em sẽ rèn luyện những hoạt động ngoại khoá như thể dục thể thao, đọc sách,… để biết cách yêu bản thân mình hơn.
– Bất đồng ý kiến:
Cách giải quyết: Em sẽ bình tĩnh giải thích và trao đổi với mọi người để tìm cách giải quyết.
Nhiệm vụ 7: Giải quyết vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ bạn bè
Hoạt động 1 trang 24 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Dựa theo ví dụ về cách giải quyết ở tình huống 1, hãy viết vấn đề và cách giải quyết của em ở tình huống 2 và 3 vào bảng dưới đây:
Hướng dẫn:
Hoạt động 2 trang 25 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Viết những vấn đề có thể xảy ra trong bức tranh sau:
Hướng dẫn:
– Những tình huống có thể xảy ra trong bức tranh: Nhóm bạn đang bàn tán, nói xấu về bạn nữ. Nhóm bạn có thể kể tốt về bạn nữ.
Hoạt động 3 trang 25 SBT Hoạt động trải nghiệm 6. Đề xuất cách giải quyết chung cho những vấn đề ở trên.
Hướng dẫn:
– Các giải quyết: Bạn nữ trên có thể tự nhiên đến hỏi: Mọi người nói chuyện gì tớ có thể biết được không? Hoặc mọi người đang nói gì về tớ đúng không?