Giải bài tập TNXH lớp 3 trang 122, 123, 124, 125, 126, 127 Bài 29: Bề mặt Trái Đất
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 122 Khởi động
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 122 Câu hỏi: Em biết những châu lục và đại dương nào trên Trái Đất?
Trả lời:
– Những châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
– Những đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 122, 123 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 122 Câu hỏi: Quan sát quả địa cầu:
– Nhận xét màu sắc được thể hiện trên quả địa cầu.
– Chỉ đại dương và lục địa.
Trả lời:
– Nhận xét màu sắc được thể hiện trên quả địa cầu: quả địa cầu có nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi màu sắc thể hiện một đặc điểm địa hình.
– Học sinh chỉ đại dương và lục địa.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 123 Câu hỏi: Chỉ trên lược đồ và nói tên các châu lục, đại dương.
Trả lời:
Học sinh chỉ trên lược đồ và nói tên các châu lục, đại dương.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 123 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 123 Câu hỏi: Trò chơi: “Du lịch vòng quanh thế giới”
– Một bạn nói tên một châu lục hoặc tên đại dương
– Bạn còn lại chỉ vị trí của châu lục hoặc đại dương đó trên địa cầu.
Trả lời:
Học sinh tham gia trò chơi.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 124, 125 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 124 Câu hỏi: Chỉ trên hình và nói với bạn:
– Tên các dạng địa hình trên Trái Đất.
– Tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất
Trả lời:
– Tên các dạng địa hình trên Trái Đất: đại dương, biển, suối, sông, đồng bằng, hồ, đồi, cao nguyên.
– Tên gọi của những vùng có nước trên mặt đất: đại dương, biển, sông, suối, hồ.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 124, 125 Câu hỏi: Hình nào sau đây thể hiện đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, sông , hồ, suối? Vì sao em biết?
Trả lời:
– Hình thể hiện đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, sông , hồ, suối:
+ Đồng bằng: hình 6
+ Đồi: hình 4
+ Núi: hình 5
+ Cao nguyên: hình 7
+ Sông: hình 9
+ Hồ: hình 8
+ Suối: hình 10
– Vì:
+ Đồi và núi là những vùng nhô cao. Núi cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
+ Đồng bằng là vùng đất rộng, bằng phẳng.
+ Cao nguyên là vùng đất rộng, tương đối bằng phẳng và cao hơn đồng bằng.
+ Sông hoặc suối là những dòng nước chảy. Suối nhỏ, có đá, chảy từ cao xuống thấp. Sông lớn, chảy ra biển.
+ Hồ là những chỗ trũng chứa nước.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 125 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 125 Câu hỏi:
– Địa phương nơi em sinh sống có những dạng địa hình nào?
– Kể tên một số núi, đồi, cao nguyên, sông , suối, hồ,… có ở địa phương em.
Trả lời:
– Địa phương nơi em sinh sống có những dạng địa hình: đồng bằng, hồ, sông, núi.
– Kể tên một số núi, đồi, cao nguyên, sông , suối, hồ,…:
+ Đồng bằng Sông Hồng.
+ Hồ Tây, Hồ Gươm.
+ Sông Hồng
+ Núi Ba Vì
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 125 Câu hỏi: Thực hành vẽ hoặc làm mô hình một số dạng địa hình trên Trái Đất bằng đất nặn, vật liệu tái chế.
Trả lời:
Học sinh thực hành vẽ hoặc làm mô hình.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 126, 127 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 126 Câu hỏi: Chỉ trên hình và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
Trả lời:
Học sinh chỉ trên hình và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu:
– Bắc bán cầu: Đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh.
– Nam bán cầu: Đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 126, 127 Câu hỏi: Nói về hoạt động của con người ở từng đới khí hậu trong các hình sau.
Trả lời:
– Đới lạnh:
+ Khai thác thủy sản: câu cá qua hố băng.
+ Lướt tuyết bằng xe kéo chó.
– Đới nóng:
+ Chở hàng trên sa mạc bằng lạc đà.
+ Sản xuất nông sản.
– Đới ôn hòa:
+ Du lịch.
+ Trồng nho.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 127 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 127 Câu hỏi: Việt Nam ở đới khí hậu nào? Kể tên một số hoạt động của người dân Việt Nam.
Trả lời:
– Việt Nam ở đới nóng.
– Một số hoạt động của người dân Việt Nam:
+ Trồng lúa
+ Sản xuất nông sản
+ Khai thác khoáng sản
+ Nuôi trồng thủy, hải sản
+ Khai thác thủy, hải sản
+ Du lịch
+ …..
Xem thêm các bài Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 26: Bốn phương trong không gian
Bài 27: Quả địa cầu – Mô hình thu nhỏ của Trái Đất
Bài 28: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Bài 29: Bề mặt Trái Đất
Bài 30: Ôn tập chủ đề Trái Đất và bầu trời