Giải bài tập TNXH lớp 3 trang 34, 35, 36, 37, 38 Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 34 Khởi động
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 34 Câu hỏi: Trường em có sạch sẽ và an toàn không? Vì sao?
Trả lời:
Trường em rất sạch sẽ và an toàn. Vì khu vực trong trường và ngoài trường đều được vệ sinh thường xuyên: cây cối được cắt tỉa, hàng lang lối đi được quét dọn, sân trường được bảo trì thường xuyên, ….
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 34 Nhận thức
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 34 Câu hỏi:
– Quan sát các hình sau và cho biết chuyện gì xảy ra với bạn Nam trong giờ ra chơi. Vì sao?
– Em học được điều gì từ câu chuyện trên?
Trả lời:
– Trong giờ ra chơi, bạn Nam bị ngã gãy chân. Vì trong lúc vui chơi, bạn dẫm chân vào nắp cống ở sân trường bị vỡ.
– Em học được: Phải cẩn thận trong lúc vui chơi. Không chơi ở những nơi có dấu hiệu nguy hiểm.
Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 35, 36, 37, 38 Vận dụng
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 35 Câu hỏi:
– Chuẩn bị khảo sát về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường học của em.
Trả lời:Học sinh chuẩn bị khảo sát sự an toàn trong khuôn viên nhà trường.
– Một số vật dụng cần chuẩn bị là: sổ ghi chép, bút, mũ, phiếu khảo sát,…
– Lập kế hoạch: Thực hiện khảo sát theo phiếu khảo sát.
– Phân công nhiệm vụ:
+ Linh: Khảo sát khu vực hàng rào.
+ Mai: Khảo sát khu vực bề mặt sân trường.
+ Huy: Khảo sát khu vực cây xanh trong trường.
+ Hạnh: Khảo sát khu vực lối đi.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 36 Câu hỏi: Thực hành khảo sát về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc khu vực xung quanh trường học của em.
Trả lời:
– Học sinh thực hành khảo sát khu vực trong khuôn viên nhà trường.
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 37 Câu hỏi: Báo cáo kết quả khảo sát về sự an toàn trong khuôn viên nhà trường hoặc các khu vực xung quanh trường.
Trả lời:
– Học sinh báo cáo kết quả.
– Ví dụ kết quả phiếu khảo sát:
Phiếu khảo sát an toàn trường học Nhóm 1 |
|||
Khu vực khảo sát |
Thực trạng |
Nguyên nhân |
Đề xuất giải pháp |
Hàng rào |
Một số chỗ đị lồi lõm, xuống cấp. |
Học sinh trèo tường dẫn đến phá hàng rào để dễ trèo. |
Sửa chữa, thay mới những phần hỏng. |
Bề mặt sân trường |
Tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên có một số chỗ đã xuống cấp, bị lồi lõm có thể gây nguy hiểm cho học sinh khi vui chơi. |
Thời gian sử dụng dài Quá trình sử dụng có sự va đập. |
Sửa lại những khu vực sân trường bị hỏng, lồi lõm. |
Cây trồng ở sân trường |
– Xanh tốt, tỏa bóng mát. Tuy nhiên có một số địa điểm thiếu cây trồng. – Một số cây còn có cành khô, thỉnh thoảng cành khô rơi xuống rất nguy hiểm. |
– Trồng ít cây xanh. – Một số cây chưa được cắt tỉathường xuyên. |
– Trồng thêm cây xanh ở một số địa điểm thiếu cây. – Cắt tỉa cành cây thường xuyên. |
Lối đi |
Lối đi sạch đẹp. Tuy nhiên ở một vài góc khuất còn có rác và vật liệu xây dựng. |
– Ý thức xả rác của học sinh chưa thực sự tốt. – Nhà trường chưa xử lí vật liệu xây dựng còn thừa sau khi thi công. |
– Thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp. – Tuyên truyền nâng cao ý thức học sinh bỏ rác đúng nơi quy định. |
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 37 Câu hỏi: Chia sẻ những việc em sẽ làm để giữ cho trường học an toàn.
Trả lời:
Những việc em sẽ làm để giữ cho trường học an toàn:
– Rửa tay cẩn thận không làm ướt sàn nhà vệ sinh.
– Đề nghị cắt bỏ những càng khô ở hàng cây phượng.
– Đề nghị sữa chữa những khu vực sân trường bị hỏng, lồi lõm.
– Đổ rác đúng nơi quy định.
– Đề nghị sửa chữa các thanh chắn hành lang bị lung lay.
– ….
Giải Tự nhiên xã hội lớp 3 trang 38 Câu hỏi: Thực hành vệ sinh trường học.
Thực hiện vệ sinh các khu vực trong khuôn viên nhà trường hoặc xung quanh trường theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.
Trả lời:
Học sinh thực hành vệ sinh trường học.
Xem thêm các bài Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 7: Truyền thống của trường em
Bài 8: Thực hành: Giữ an toàn và vệ sinh trường học
Bài 9: Ôn tập chủ đề trường học
Bài 10: Di tích lịch sử – văn hóa và cảnh quan thiên nhiên
Bài 11: Hoạt động sản xuất ở địa phương em