Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 2: Đầm sen
Khởi động trang 29
Câu hỏi: Khởi động
Nói về tên một loài hoa mà em biết theo gợi ý
Trả lời:
– Các mùa trong năm, đó là: xuân, hạ, thu và đông.
Khám phá và luyện tập trang 29, 30, 31, 32, 33
Đọc: Đầm sen trang 29, 30
1. Bài đọc
Cùng tìm hiểu:
Câu 1 trang 22 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Điều gì đã khiến Minh dừng lại khi vừa rẽ vào làng?
Trả lời:
– Minh đã dừng lại khi vừa rẽ vào làng vì hương sen thơm mát, khoan khoái và dễ chịu.
Câu 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Đầm sen có gì đẹp?
Trả lời:
– Đầm sen đẹp:
+ Đầm sen rộng mênh mông.
+ Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mướt.
Câu 3 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Mẹ con bác Tâm hái sen như thế nào?
Trả lời:
– Mẹ con bác Tâm hái sen bằng chiếc mủng.
– Bác cần thận ngắt từng bông, bó thành từng bó, bọc bên ngoài một chiếc lá, rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
Câu 4 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 2:
Em thích hình ảnh nào? Vì sao?
Trả lời:
– Em thích nhất là hình ảnh đầm sen mà tác giả miêu tả.
– Vì nó gợi cho em hình ảnh những bông hoa tươi đẹp mang trong mình nét đẹp riêng, gợi cho em cảm nhận được cái mùi hương thoang thoảng, khoan khoái mà dễ chịu của hoa sen.
Viết trang 30
2. Viết
a. Nghe – viết: Đầmsen (từ đầu đến trưa hè)
b. Chọn vần êu hoặc vần uê thích hợp vào mỗi chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):
cái l… áo th… hoa hoa h… tập đi đ…
Trả lời:
cái lều áo thêu hoa hoa huệ tập đi đều
c. Chọn chữ hoặc vần thích hợp vào mỗi chỗ trống:
– Chữ l hoặc chữ n.
Trả lời:
Nắng tô xanh lá
Nhuộm đỏ cánh hoa
Rắc lên mái nhà
Sắc màu óng ả.
– Vần in hoặc vần inh và thêm dấu thanh (nếu cần).
Trả lời:
Cây rì rào khúc nhạc
Trong veo sớm tinh sương
Lung linh bao tia nắng
Đậu quả chín vàng ươm.
Từ và câu trang 31
3. Tìm từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa.
Trả lời:
Từ ngữ chỉ thời tiết phù hợp với đặc điểm từng mùa là:
– Mùa xuân: ấm áp, ẩm ướt, mưa phùn.
– Mùa hạ: nắng nóng, oi ả
– Mùa thu: se lạnh, khô, mát mẻ
– Mùa đông: lạnh giá, gió mùa
4. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Tìm từ ngữ chỉ mùa phù hợp vào mỗi chỗ chấm:
Ở nước ta, các tỉnh từ đèo Hải Vân trở ra có bốn mùa rõ rệt. Đó là …, mùa hạ (mùa hè), … và mùa đông. Còn các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào có hai mùa khô và mùa mưa. …, thời tiết mát mẻ và thường có mưa. …, thời tiết nóng nực và thường không có mưa.
Theo Nguyễn Duy Sơn
Trả lời:
Ở nước ta, các tỉnh từ đèo Hải Vân trở ra có bốn mùa rõ rệt. Đó là mùa xuân, mùa hạ (mùa hè), mùa thu và mùa đông. Còn các tỉnh từ đèo Hải Vân trở vào có hai mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa, thời tiết mát mẻ và thường có mưa. Mùa khô, thời tiết nóng nực và thường không có mưa.
b. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
– Vì mưa nhiều, thời tiết mát mẻ.
– Do nắng nóng kéo dài, cây cối bị khô héo.
– Cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ thời tiết ấm áp.
Trả lời:
– Vì mưa nhiều, thời tiết mát mẻ.
Vì sao thời tiết mát mẻ?
– Do nắng nóng kéo dài, cây cối bị khô héo.
Do đâu mà cây cối bị khô héo?
– Cây cối đâm chồi nảy lộc nhờ thời tiết ấm áp.
Nhờ đâu mà cây cối đâm chồi nảy lộc?
Nghe – nói trang 32, 33
5. Nói và nghe
a. Theo em, Minh nên nói thế nào để mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen?
Trả lời:
– Theo em, Minh nên nói như sau để mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen:
“Cháu mời bà, con mời mẹ ăn chè sen ạ!” hoặc
” Con mời bà và mẹ thưởng thức món chè sen ạ!”
b. Đóng vai bà và mẹ của Minh, nói và đáp lời khen:
– Những bông hoa sen mẹ và Minh mới hái ngoài đầm.
– Món chè sen mẹ nấu.
Trả lời:
* Đóng vai bà và mẹ của Minh, nói và đáp lời khen:
– Những bông hoa sen mẹ và Minh mới hái ngoài đầm.
Bà: “Những bông hoa sen tươi và đẹp biết bao, chúng tỏa ra mùi hương thật dễ chịu.”
Mẹ Minh: “Vâng, con cũng thấy vậy ạ!”
– Món chè sen mẹ nấu.
Bà: “Món chè sen này thật ngon và tươi mát.”
Mẹ Minh: “Con cảm ơn mẹ!”
6. Luyện tập thuật lại việc được chứng kiến (tiếp theo)
a. Dựa vào nội dung bài đọc Đầm sen, sắp xếp các câu dưới đây theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn:
Trả lời:
– Sắp xếp các câu theo thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn là;
Sáng sớm, mẹ con bác Tâm bơi mủng đi hái sen. Đầu tiên, bác cẩn thận ngắt từng bông. Tiếp đến, bác bó sen thành từng bó. Sau đó, bác bọc một chiếc lá lớn bên ngoài bó sen. Rồi bác nhẹ nhàng đặt bó sen vào lòng thuyền.
b. Đọc lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:
– Đoạn văn kể về việc gì?
– Nhờ đâu em sắp xếp được đúng thứ tự các câu trong đoạn văn?
Trả lời:
– Đoạn văn kể về việc mẹ con bác Tâm hái sen như thế nào?
– Nhờ vào các từ ngữ chỉ trình tự mà em sắp xếp được đúng thứ tự các câu trong đoạn văn.
c. Viết 4-5 câu về công việc hằng ngày của một người thân của em.
Trả lời:
Công việc hằng ngày của mẹ em là nội chợ. Đầu tiên, mỗi buổi sáng thức dậy, mẹ chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả nhà và đồ ăn trưa cho bố. Tiếp theo, mẹ đi chợ mua thực phẩm cho cả ngày. Sau đó, mẹ dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị cho bữa trưa, bữa tối. Công việc cuối cùng trong ngày của mẹ luôn luôn là nhắc nhở em đi ngủ đúng giờ.
Vận dụng trang 33
Vận dụng
1. Đọc một bài thơ về bốn mùa:
a. Chia sẻ về bài thơ đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Trả lời:
– Ví dụ về một bài thơ về bốn mùa:
Đếm mùa
Xuân tràn trên nắng thở
Rót mật vào tim đời
Ru nhẹ tiếng à ơi
Dòng trôi cùng phiêu lãng
Hạ ngắt một quãng lặng
Thả lên cánh phượng hồng
Hát tình khúc mênh mông
Ve đệm ngân xao xuyến
Lẳng lặng heo may đến
Choàng áo gió Thu say
Thao thức ánh mắt ngày
Nụ cười đêm huyền ảo
Đông choàng vội lớp áo
Trắng những nỗi mù sương
Rải khẽ giọt vấn vương
Đếm mùa trong nhung nhớ.
Giang Hồng
b. Viết vào Phiếu đọc sách:
– Tên bài thơ: Đếm mùa
– Tác giả: Giang Hồng
– Mùa: Xuân, hạ, thu, đông
– Vẻ đẹp:
+ Xuân “Rót mật vào tim đời”
+ Hạ “ngắt một quãng lặng/Thả lên cánh phượng hồng”
+ Thu say “Thao thức ánh mắt ngày/Nụ cười đêm huyền ảo”
+ Đông choàng vội lớp áo: “Trắng những nỗi mù sương/ Rải khẽ giọt vấn vương”
2. Trao đổi với người thân về 1-2 món ăn làm từ sen.
Trả lời:
– Một số món ăn làm từ sen là: chè hạt sen, mứt sen, canh củ sen, chè sen long nhãn.