Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Mở đầu trang 88 Sinh học 11: Nếu sinh vật không phản ứng kịp thời đối với kích thích đến từ môi trường thì sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào?
Phương pháp giải:
Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
Trả lời:
Nếu sinh vật không phản ứng kịp thời đối với kích thích đến từ môi trường thì sinh vật sẽ không thể thích ứng được với những thay đổi của môi trường sống và gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của sinh vật đó.
Dừng lại và suy ngẫm (trang 89)
Câu hỏi 1 trang 89 Sinh học 11: Cho ví dụ về cảm ứng ở động vật, thực vật và phân tích vai trò của các cảm ứng đó.
Phương pháp giải:
– Ở thực vật, bộ phận tiếp nhận thụ nhận kích thích. Thông tin kích thích được truyền qua tế bào chất đến bộ phận xử lí thông tin. Bộ phận này xử lí thông tin và đưa ra đáp ứng.
– Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dựa trên phản xạ, trong đó thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương, từ đây xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạo ra đáp ứng phù hợp.
Trả lời:
Ví dụ cảm ứng ở thực vật: Lá cây trinh nữ (Mimosa pudica L.) cụp lại khi bị chạm phải; thân và cành cây hướng sáng; vận động bắt mồi của cây gọng vó; …
Ví dụ cảm ứng ở động vật: Khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin (tuỷ sống và não bộ), thông tin từ bộ phận xử lí thông tin truyền đến cơ xương, cơ xương co làm tay rụt lại; …
Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật: cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật được tồn tại và phát triển.
Câu hỏi 2 trang 89 Sinh học 11: Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật như thế nào?
Phương pháp giải:
– Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống.
– Ở thực vật, bộ phận tiếp nhận thụ nhận kích thích. Thông tin kích thích được truyền qua tế bào chất đến bộ phận xử lí thông tin. Bộ phận này xử lí thông tin và đưa ra đáp ứng.
– Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dựa trên phản xạ, trong đó thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương, từ đây xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạo ra đáp ứng phù hợp.
Trả lời:
Cơ chế cảm ứng ở thực vật giống với động vật đều được thực hiện thông qua các bộ phận: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.
Luyện tập và vận dụng (trang 89)
Câu hỏi 1 trang 89 Sinh học 11: Những bộ phận nào của cơ thể thực vật và động vật tham gia vào quá trình cảm ứng?
Phương pháp giải:
Ở thực vật, bộ phận tiếp nhận thụ nhận kích thích. Thông tin kích thích được truyền qua tế bào chất đến bộ phận xử lí thông tin. Bộ phận này xử lí thông tin và đưa ra đáp ứng.
Trả lời:
Ở cơ thể thực vật, cả 3 bộ phận là: rễ, thân và lá đều tham gia vào quá trình cảm ứng.
Ở cơ thể động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ: thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương, xung thần kinh đi đến cơ quan đáp ứng tạp ra đáp ứng phù hợp.
Câu hỏi 2 trang 89 Sinh học 11: Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau có phải là cảm ứng không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về cảm ứng ở động vật.
Trả lời:
Hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau không phải là cảm ứng. Bởi vì, cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. Còn hiện tượng người quay đầu lại khi nghe tiếng người khác gọi tên mình từ phía sau là phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật
Bài 17: Cảm ứng ở động vật