Câu hỏi:
Một vận động viên điền kinh chạy cự li 1 500 m lần 1 trong 8 phút. Lần thứ 2 vận động viên này cũng chạy cự li 1 500 m trong 7 phút. Tỉ số giữa tốc độ chạy trung bình của vận động viên tại lần 1 và tại lần 2 là:
A. \(\frac{7}{8};\)
Đáp án chính xác
B. \(\frac{8}{7};\)
C. \(\frac{7}{{15}};\)
D. \(\frac{8}{{15}}.\)
Trả lời:
Đáp án đúng là: A.
Tốc độ chạy v (km/h) và thời gian chạy t (giờ) trên một quãng đường S (km) là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì v.t = S.
Gọi tốc độ chạy lần 1 và vận tốc chạy lần 2 của vận động viên lần lượt là v1 (km/h) và v2 (km/h).
Thời gian tương ứng của vận động viên lần lượt là t1 (giờ) và t2 (giờ).
Đổi 8 phút = \(\frac{8}{{60}}\) giờ;
7 phút = \(\frac{7}{{60}}\) giờ.
Do đó \(\frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{7}{{60}}:\frac{8}{{60}} = \frac{7}{{60}}.\frac{{60}}{8} = \frac{7}{8}\)
Theo tính chất tỉ lệ nghịch ta có \(\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{t_2}}}{{{t_1}}} = \frac{7}{8}\)
Vậy số giữa tốc độ chạy trung bình của vận động viên tại lần 1 và tại lần 2 là \(\frac{7}{8}.\)
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nếu đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2022 thì đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là:
Câu hỏi:
Nếu đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2022 thì đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là:
A. \( – \frac{1}{{2022}}\);
B. \(\frac{1}{{2022}}\);
C. 2022;
Đáp án chính xác
D. −2022.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C.
Vì đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2022 nên \(y = \frac{{2022}}{x}\)
Suy ra xy = 2022 do đó \(x = \frac{{2022}}{y}\)
Khi đó đại lượng x tỉ lệ nghịch với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là 2022.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a. Nếu x = −3 thì y = −12. Hệ số tỉ lệ a là:
Câu hỏi:
Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a. Nếu x = −3 thì y = −12. Hệ số tỉ lệ a là:
A. 4;
B. −4;
C. 36;
Đáp án chính xác
D. −36.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C.
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch theo hệ số tỉ lệ a nên ta có xy = a.
Khi x = −3 thì y = −12 nên (−3).(−12) = a
Do đó a = 36.
Vậy hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ a = 36.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 6 thì y = 15. Khi x = 3 thì y có giá trị là:
Câu hỏi:
Cho hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 6 thì y = 15. Khi x = 3 thì y có giá trị là:
A. x = 9;
B. x = 12;
C. x = 27;
D. x = 30.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Gọi a là hệ số tỉ lệ của hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y.
Vì đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x nên ta có \(y = \frac{a}{x}\)
Khi x = 6 thì y =15 nên \(15 = \frac{a}{6}\) do đó a = 15.6 = 90.
Suy ra \(y = \frac{{90}}{x}\).
Với x = 3 thì \(y = \frac{{90}}{3} = 30.\)
Vậy x = 30.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hai đại lượng nào sau đây không phải hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
Câu hỏi:
Hai đại lượng nào sau đây không phải hai đại lượng tỉ lệ nghịch?
A. Vận tốc v và thời gian t khi đi trên cùng quãng đường 12 km;
B. Diện tích S và bán kính R của hình tròn;
Đáp án chính xác
C. Năng suất lao động N và thời gian t hoàn thành một lượng công việc a;
D. Một đội dùng x máy cày cùng năng suất để cày xong một cánh đồng hết y giờ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B.Vận tốc v và thời gian t khi đi trên cùng quãng đường 12 km nên ta có vt = 12 nên v và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Công thức tính diện tích hình tròn là S = π.R2 nên S và R không phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.Năng suất lao động N và thời gian t hoàn thành một lượng công việc a nên ta có a = N.t nên N và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Một đội dùng x máy cày cùng năng suất để cày xong một cánh đồng hết y giờ nên các máy cày cày xong cánh đồng trong cùng một khoảng thời gian nên số máy cày x và thời gian cày y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Vậy diện tích S và bán kính R của hình tròn không phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng dưới đây, hỏi bảng nào thể hiện hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau?
Câu hỏi:
Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng dưới đây, hỏi bảng nào thể hiện hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau?
x
x1 = −2
x2 = 2
x3 = 6
y
y1 = 3
y2 = −3
y3 = −1
Bảng 1
x
x1 = 6
x2 = −2
x3 = 5
y
y1 = −6
y2 = 6
y3 = −15
Bảng 2
x
x1 = 2
x2 = −2
x3 = 5
y
y1 = −6
y2 = 6
y3 = 15
Bảng 3
x
x1 = −3
x2 = 2
x3 = 5
y
y1 = 9
y2 = −6
y3 = 15
Bảng 4
A. Bảng 1;
Đáp án chính xác
B. Bảng 2;
C. Bảng 3;
D. Bảng 4.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A.
+) Trong bảng 1 ta có: x1.y1 = (−2).3 = −6; x2.y2 = 2.(−3) = −6; x3.y3 = 6.(−1) = −6;
Suy ra x1.y1 = x2.y2 = x3.y3 = −6.
Do đó hai đại lượng x và y tỉ lệ nghịch với nhau theo hệ số tỉ lệ là −6.
Vậy hai đại lượng x và y trong bảng 1 là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
+) Trong bảng 2: x1.y1 = 6.(−6) = −36; x2.y2 = (−2).6 = −12; x3.y3 = 5.(−15) = −75;
Suy ra x1.y1 ≠ x2.y2 ≠ x3.y3
Do đó hai đại lượng x và y trong bảng 2 không là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
+) Trong bảng 3: x1.y1 = 2.(−6) = −12; x2.y2 = (−2).6 = −12; x3.y3 = 5.15 = 75;
Suy ra x1.y1 = x2.y2 ≠ x3.y3
Do đó hai đại lượng x và y trong bảng 2 không là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
+) Trong bảng 4: x1.y1 = (−3).9 = −27; x2.y2 = 2.(−6) = −12; x3.y3 = 5.15 = 75;
Suy ra x1.y1 ≠ x2.y2 ≠ x3.y3
Do đó hai đại lượng x và y trong bảng 2 không là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.
Vậy hai đại lượng x và y trong bảng 1 là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====