Câu hỏi:
Cho tam giác ABC vuông tại A và tam giác POI vuông tại I có BC = OP, \(\widehat C = \widehat P\). Khẳng định đúng là
A. AB = PO;
B. \(\Delta ABC = \Delta POI\);
C. \(\widehat B = \widehat I\);
D. \(\Delta ABC = \Delta IOP\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Xét tam giác ABC vuông tại A và tam giác IOP vuông tại I có
BC = OP
\(\widehat C = \widehat P\)
Nên \(\Delta ABC = \Delta IOP\) (cạnh huyền – góc nhọn)
⇒ AB = IO (hai cạnh tương ứng)
\(\widehat B = \widehat O\) (hai góc tương ứng)
Vậy khẳng định D đúng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Góc ngoài của tam giác là:
Câu hỏi:
Góc ngoài của tam giác là:
A. Góc bù với một góc của tam giác;
B. Góc phụ với một góc trong của tam giác;
C. Góc kề với một góc của tam giác;
D. Góc kề bù với một góc trong của tam giác.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Góc ngoài của tam giác là góc kề bù với một góc trong của tam giác và bằng tổng hai góc trong không kề với nó.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác là:
Câu hỏi:
Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác là:
A. Nếu 2 cạnh của tam giác này bằng 2 cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;
B. Nếu 2 góc và 1 cạnh của tam giác này bằng 2 góc và 1 cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;
C. Nếu 3 góc của tam giác này bằng 3 góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;
D. Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác là:
Nếu 3 cạnh của tam giác này bằng 3 cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tổng ba góc ngoài (mỗi đỉnh của tam giác ta chỉ lấy một góc) của một tam giác bằng:
Câu hỏi:
Tổng ba góc ngoài (mỗi đỉnh của tam giác ta chỉ lấy một góc) của một tam giác bằng:
A. 90°;
B. 270°;
C. 180°;
D. 360°.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Góc ngoài bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
Do đó tổng 3 góc ngoài tam giác bằng 2 lần tổng 3 góc trong tam giác.
Mà tổng 3 góc trong tam giác là 180°
Nên tổng ba góc ngoài của một tam giác bằng 360°.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho \(\Delta ABC\) (không có hai góc nào bằng nhau, không có hai cạnh nào bằng nhau) bằng một tam giác có ba đỉnh là H, I, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác, biết rằng AB = IK, BC = KH.
Câu hỏi:
Cho \(\Delta ABC\) (không có hai góc nào bằng nhau, không có hai cạnh nào bằng nhau) bằng một tam giác có ba đỉnh là H, I, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác, biết rằng AB = IK, BC = KH.
A. \[\Delta ABC = \Delta KIH\];
B. \[\Delta ABC = \Delta IKH\];
Đáp án chính xác
C. \[\Delta ABC = \Delta HIK\];
D. \[\Delta ABC = \Delta IHK\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
AB = IK ⇒ đỉnh tương ứng của B là I hoặc K. (1)
BC = KH ⇒ đỉnh tương ứng của B là K hoặc H. (2)
Từ (1) và (2) ⇒ đỉnh tương ứng của B là K.
Do đó đỉnh tương ứng của A là I, đỉnh tương ứng của C là H.
⇒ \[\Delta ABC = \Delta IKH\].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho \[\Delta ABC = \Delta MNP\]. Trong các khẳng định sau đây khẳng định nào sai?
Câu hỏi:
Cho \[\Delta ABC = \Delta MNP\]. Trong các khẳng định sau đây khẳng định nào sai?
A. \(\widehat B = \widehat N\);
B. BC = MP;
Đáp án chính xác
C. \(\widehat P = \widehat C\);
D. BC = NP.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Vì \[\Delta ABC = \Delta MNP\] nên
\(\widehat B = \widehat N\); \(\widehat P = \widehat C\) (các góc tương ứng bằng nhau).
BC = NP (2 cạnh tương ứng bằng nhau)
Vậy BC = MP là khẳng định sai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====