Câu hỏi:
Cho góc xOy khác góc bẹt. Trên tia phân giác của góc xOy lấy điểm I tùy ý, qua I vẽ đường thẳng vuông góc với OI cắt Ox ở E và cắt Oy ở F. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. \[\Delta OEI = \Delta OIF\];
B. IE = OF;
C. OE = OI;
D. \[\widehat {IEO} = \widehat {IFO}\].
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là:
+ Xét \[\Delta OEI\] và \[\Delta OFI\] có:
\[\widehat {EOI} = \widehat {FOI}\] (Vì OI là tia phân giác của \[\widehat {xOy}\])
OI là cạnh chung
\[\widehat {OIE} = \widehat {OIF} = {90^{\rm{o}}}\] (\(OI \bot EF\))
\[ \Rightarrow \Delta OEI = \Delta OFI\] (g.c.g) (A sai)
Suy ra IE = IF, OE = OF (2 cạnh tương ứng). (B và C sai)
\[\widehat {IEO} = \widehat {IFO}\] (2 góc tương ứng)
Vậy D đúng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Phát biểu đúng là
Câu hỏi:
Phát biểu đúng là
A. Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;
Đáp án chính xác
B. Nếu hai cạnh và một góc của tam giác này bằng hai cạnh và một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;
C. Nếu hai cạnh của tam giác này bằng hai cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau;
D. Nếu một góc của tam giác này bằng một góc của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)
Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat A = \widehat P\); AC = MP, \[\widehat C = \widehat M\]. Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat A = \widehat P\); AC = MP, \[\widehat C = \widehat M\]. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. \[\Delta ABC = \Delta PMN\];
B. \[\Delta ACB = \Delta PMN\];
Đáp án chính xác
C. \[\Delta BAC = \Delta MNP\];
D. \[\Delta ABC = \Delta PNM\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Xét \[\Delta ACB\] và \[\Delta PMN\] có:
\(\widehat A = \widehat P\)
AC = MP
\[\widehat C = \widehat M\]
Suy ra \[\Delta ACB = \Delta PMN\] (g.c.g)
(Trong đó:
Đỉnh B tương ứng với đỉnh N.
Đỉnh C tương ứng với đỉnh M.
Đỉnh A tương ứng với đỉnh P)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat A = \widehat P\); AB = PN, AC = PM. Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC và tam giác MNP có \(\widehat A = \widehat P\); AB = PN, AC = PM. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. \[\Delta ABC = \Delta PMN\];
B. \[\Delta ACB = \Delta PMN\];
C. \[\Delta BAC = \Delta MNP\];
D. \[\Delta ABC = \Delta PNM\].
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Xét \[\Delta ABC\] và \[\Delta MNP\] có:
AB = PN
\(\widehat A = \widehat P\)
AC = PM
Suy ra \[\Delta ABC = \Delta PNM\] (c.g.c)
(Trong đó:
Đỉnh A tương ứng với đỉnh P.
Đỉnh B tương ứng với đỉnh N.
Đỉnh C tương ứng với đỉnh M)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC và tam giác \[NPM\] có BC = PM; \(\widehat B = \widehat P\). Cần điều kiện gì để tam giác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp góc – cạnh – góc?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC và tam giác \[NPM\] có BC = PM; \(\widehat B = \widehat P\). Cần điều kiện gì để tam giác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp góc – cạnh – góc?
A. \[\widehat M = \widehat A\];
B. \[\widehat A = \widehat P\];
C. \[\widehat C = \widehat M\];
Đáp án chính xác
D. \[\widehat A = \widehat N\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Vì: tam giác ABC và tam giác NPM có BC = PM; \(\widehat B = \widehat P\).
Nên: Để tam giác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp góc – cạnh – góc cần thêm điều kiện \[\widehat C = \widehat M\]. (Do \(\widehat B\) và \[\widehat C\] là hai góc kề cạnh BC và \(\widehat P\) và \[\widehat M\] là hai góc kề cạnh PM)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC và tam giác \[NPM\] có BC = PM; \(\widehat B = \widehat P\). Cần điều kiện gì để tam giác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp cạnh – góc – cạnh?
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC và tam giác \[NPM\] có BC = PM; \(\widehat B = \widehat P\). Cần điều kiện gì để tam giác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp cạnh – góc – cạnh?
A. AC = NM;
B. AB = NP;
Đáp án chính xác
C. \[\widehat C = \widehat M\];
D. \[\widehat A = \widehat N\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Vì: tam giác ABC và tam giác NPM có BC = PM; \(\widehat B = \widehat P\).
Nên: Để tam giác ABC bằng tam giác NPM theo trường hợp cạnh – góc – cạnh cần thêm điều kiện AB = NP. (Do \(\widehat B\) là góc xen giữa hai cạnh BC và AB; \(\widehat P\) là góc xen giữa hai cạnh PM và NP).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====