Câu hỏi:
Một lớp học có số học sinh trong khoảng từ 35 đến 40 học sinh. Biết rằng nếu chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hành, mỗi nhóm 4 học sinh thì có 2 học sinh bị thừa ra. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh?
A. 36 học sinh
B. 37 học sinh
C. 38 học sinh
Đáp án chính xác
D. 39 học sinh
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Gọi số học sinh trong lớp là x (x \( \in \mathbb{N}*\), 35 < x < 40)
Nếu chia lớp thành các nhóm nhỏ để thực hành, mỗi nhóm 4 học sinh thì có 2 học sinh bị thừa ra nên ta có x\( – \)2 \( \vdots \) 4
Đặt x\( – \)2 = n (33 < n < 38)
Vì x\( – \)2 chia hết cho 4 nên n chia hết cho 4
Do đó, n\( \in \)B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40; …}
Vì 33 < n < 38 nên n = 36, suy ra x = n + 2 = 38
Vậy lớp đó có 38 học sinh.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập hợp các ước của 15 là:
Câu hỏi:
Tập hợp các ước của 15 là:
A. Ư(15) = {1; 2; 3; 5};
B. Ư(15) = {1; 3; 5; 15};
Đáp án chính xác
C. Ư(15) = {3; 5; 15};
D. Ư(15) = {0; 3; 5; 15}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Lấy 15 chia lần lượt cho các số tự nhiên từ 1 đến 15, ta thấy 15 chỉ chia hết cho các số: 1; 3; 5; 15. Do đó, Ư(15) = {1; 3; 5; 15}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập hợp các bội của 11 là:
Câu hỏi:
Tập hợp các bội của 11 là:
A. B(11) = {0; 11; 22; 33; …};
Đáp án chính xác
B. B(11) = {0; 11; 22; 33};
C. B(11) = {11; 22; 33; …};
D. B(11) = {1; 3; 11; …}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Nhân lần lượt 11 với các số 0; 1; 2; 3; … ta sẽ được các bội của 11 là:
B(11) = {0; 11; 22; 33; …}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số tự nhiên x thỏa mãn “16 chia hết cho x và x < 4” là:
Câu hỏi:
Số tự nhiên x thỏa mãn “16 chia hết cho x và x < 4” là:
A. x\( \in \){1; 2};
Đáp án chính xác
B. x\( \in \){1; 2; 4};
C. x\( \in \){1; 2; 3};
D. x\( \in \){2; 3; 6}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì 16 chia hết cho x nên x là ước của 16
Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16}
Vì x < 4 nên x\( \in \){1; 2}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tập hợp các bội của 7 nhỏ hơn 50 là:
Câu hỏi:
Tập hợp các bội của 7 nhỏ hơn 50 là:
A. x\( \in \){1; 2; 7; 14; 21};
B. x\( \in \){0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49};
Đáp án chính xác
C. x\( \in \){0; 7; 14; 21; 35; 42; 49};
D. x\( \in \){7; 14; 21; 28; 35; 42; 49}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Nhân lần lượt 7 với các số 0; 1; 2; 3; … ta sẽ được các bội của 7 là:
B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49; 56; …}
Vì x\( \in \)B(7) và x < 50 nên x\( \in \){0; 7; 14; 21; 28; 35; 42; 49}.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số 3; 5; 7; 9; 15; 20; 25, số nào là ước của 18 và nhỏ hơn 10:
Câu hỏi:
Trong các số 3; 5; 7; 9; 15; 20; 25, số nào là ước của 18 và nhỏ hơn 10:
A. x\( \in \){3; 5};
B. x\( \in \){3; 5; 7; 9};
C. x\( \in \){3; 9};
Đáp án chính xác
D. x\( \in \){3; 5; 7}.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Vì 18 chia hết cho 3 và 9 nên 3 và 9 là ước của 18
Lại có, 3 và 9 là các số tự nhiên nhỏ hơn 10 nên 3; 9 là ước của 18 và nhỏ hơn 10.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====